Tăng cường Xúc tiến kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và thành phố Cảng Phòng Thành (Trung Quốc)
Hội nghị Xúc tiến kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và thành phố Cảng Phòng Thành (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) đã mở ra cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp hai bên.
Ông Phạm Đình Nam (phải), Viện trưởng Viện ứng dụng công nghệ và phát triển nông nghiệp Việt Nam (Vitad-Agri) phát biểu khai mạc hội nghị
Sáng 10/11 tại Hà Nội đã diễn Hội nghị Xúc tiến kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và thành phố Cảng Phòng Thành (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc).
Chủ trì hội nghị là ông Phạm Đình Nam, Viện trưởng Viện ứng dụng công nghệ và phát triển nông nghiệp Việt Nam (Vitad-Agri); ông Vũ Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (Bộ KH&CN); TS Nguyễn Thế Hùng, Giám đốc Trung tâm giao dịch thông tin, công nghệ và thiết bị – Cục thông tin tin khoa học và công nghệ quốc gia (Bộ KH&CN).
Tham dự cuộc họp còn có đại diện của 1 số doanh nghiệp, đơn vị Việt Nam như: Công ty CP HD Kinh Bắc (Bắc Ninh); Công ty CP dinh dưỡng Hải Thịnh (thuộc Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Thái Nguyên); Công ty TNHH thương mại dịch vụ Trung Nhân Group (Cần Thơ); Tập đoàn Global Genius Network (Hải Phòng), Hội nông dân tỉnh Kiên Giang.
Tham dự hội nghị trực tuyến có: TS Ngô Văn Nam, Phó Giám đốc văn phòng SPS Việt Nam (Bộ NN&PTNT); ông Vũ Đức Côn, Chủ tịch Hiệp hội sầu riêng tỉnh Đắk Lắk; ông Phạm Quang Phúc, Chủ tịch Hội Chăn nuôi – Thú y tỉnh Thái Nguyên.
Về phía Trung Quốc trưởng đoàn là ông Chiêm Đức Phúc, Phó Chủ tịch Uỷ ban Xúc tiến thương mại thành phố Cảng Phòng Thành, Phó Chủ tịch Phòng thương mại quốc tế thành phố Cảng Phòng Thành; bà Trần Chí Quỳnh, TTK Phòng thương mại quốc tế thành phố Cảng Phòng Thành; ông Tô Nhật Hảo, TTK Liên hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Tây tại Việt Nam trực thuộc Hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam, Phó Chủ tịch TTK Phòng thương mại quốc tế thành phố Cảng Phòng Thành; và đại diện của các doanh nghiệp phía bạn.
Sau phần phát biểu khai mạc Hội nghị của ông Phạm Đình Nam về mục đích tăng cường xúc tiến kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và thành phố Cảng Phòng Thành, ông Chiêm Đức Phúc đại diện cho phía bạn cũng bày tỏ mong muốn hợp tác giữa 2 bên.
Ông Chiêm Đức Phúc (giữa), Phó Chủ tịch Uỷ ban Xúc tiến thương mại thành phố Cảng Phòng Thành, Phó Chủ tịch Phòng thương mại quốc tế thành phố Cảng Phòng Thành đại diện cho phía bạn phát biểu
Ông Chiêm Đức Phúc cho biết, Cảng Phòng Thành là thành phố mới được thành lập 30 năm và có bến cảng được xây dựng 16 năm. Cảng Phòng Thành muốn hợp tác với các doanh nghiệp, đơn vị của Việt Nam trong 5 lĩnh vực chính gồm: Y tế – Chế tạo tiên tiến – Sản phẩm bảo vệ sức khoẻ từ nông sản – Tài nguyên biển – Logictis.
Hiệp hội Chăn nuôi – Thú y tỉnh Thái Nguyên, Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk, các doanh nghiệp của Việt Nam cũng bày tỏ việc mong muốn tăng cường hợp tác để khai thác tối đa tiềm năng của các đơn vị trong từng lĩnh vực chuyên sâu, nhất là với thị trường rộng lớn như Trung Quốc nói chung và thành phố Cảng Phòng Thành nói riêng.
Các doanh nghiệp, đơn vị Việt Nam mong muốn hợp tác để khai thác thị trường rộng lớn Trung Quốc
TS Ngô Văn Nam, Phó Giám đốc văn phòng SPS Việt Nam (Bộ NN&PTNT) tham dự Hội nghị thông qua hình thức trực tuyến
Về phía bạn, Công ty Container thuộc Công ty Cảng Phòng Thành (Tập đoàn Beigang) muốn tìm hiểu nguồn hàng chính tại các cảng liên quan ở Việt Nam, tìm hiểu cung cầu và khả năng triển khai các tuyến hàng container hoặc tàu chở hàng – Công ty CP chuỗi cung ứng lạnh Xinfu (Tân Phúc) Cảng Phòng Thành mong muốn hợp tác với nhà cung cấp hải sản đông lạnh và thuỷ sản của Việt Nam.
Các DN Trung Quốc cũng rất mong muốn hợp tác với phía Việt Nam
Công ty CP dịch vụ tàu Quốc tế Chunhui (Xuân Huy) Cảng Phòng Thành mong muốn hợp tác với doanh nghiệp vận tải tàu biển của Việt Nam – Công ty CP kỹ thuật thông minh Linggui (Lĩnh Quế) mong muốn hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam chuyên về dây chuyền sản xuất thiết bị tự động hoá và gia công phụ tùng cơ khí.
Công ty CP Y tế Internet Akon Cảng Phòng Thành mong muốn hợp tác với doanh nghiệp y tế và bệnh viện của Việt Nam – Công ty TNHH thương mại Quốc tế Yinteng (Dận Đằng) Quảng Tây mong được hợp tác với các thương gia sầu riêng, dứa và các loại trái cây khác của Việt Nam – Công ty CP quản lý chuỗi cung ứng tập đoàn Trung Nguyên Quảng Tây hi vọng được hợp tác với các doanh nghiệp logictics cảng, logictics chuỗi cung ứng lạnh, vận tải biển của Việt Nam.
Các đại biểu, DN Trung Quốc trao đổi với ông Vũ Anh Tuấn (áo trắng), Phó Cục trưởng Cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (Bộ KH&CN) bên lề hành lang hội nghị
Ở phần kết luận hội nghị, ông Phạm Đình Nam đã đưa ra một số đề xuất để tăng cường xúc tiến thương mại giữa 2 bên gồm: tìm hiểu cơ chế, chính sách; tổ chức hội thảo; tuần lễ hàng hoá; phía bạn cử cán bộ, chuyên gia để kiểm tra năng lực, sản phẩm của phía Việt Nam; trong lĩnh vực nông nghiệp các DN Việt Nam rất mong muốn được giúp đỡ về vấn đề bảo quản sau thu hoạch; các DN Việt Nam sang thăm, học hỏi tại thành phố Cảng Phòng Thành; và phía Việt Nam có hệ thống các chuyên gia sẵn sàng hỗ trợ về nhiều mặt.
Ông Chiêm Đức Phúc, đại diện cho phía bạn đưa ra đề xuất cần có một cơ chế hợp tác thường xuyên giữa 2 bên, và có một kế hoạch hành động cụ thể.
Ông Phạm Đình Nam, Viện trưởng Viện ứng dụng công nghệ và phát triển nông nghiệp Việt Nam (Vitad-Agri) tặng quà lưu niệm cho ông Chiêm Đức Phúc, Phó Chủ tịch Uỷ ban Xúc tiến thương mại thành phố Cảng Phòng, Phó Chủ tịch Phòng thương mại quốc tế thành phố Cảng Phòng Thành
Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm
Hà Dũng
Đại hội Công đoàn Viện Vitad-Agri
Đại hội Công đoàn Viện Vitad-Agri
Đại hội Công đoàn Viện Vitad-Agri: Phấn đấu xứng đáng là người đại diện cho công nhân lao động tại Viện
Sáng 11/7 tại Hà Nội, Viện Ứng dụng công nghệ và Phát triển nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức Đại hội Công đoàn nhiệm kỳ 2023-2028.
Từ phải qua trái: Ông Đỗ Tiến Dũng, Phó Chủ tịch phụ trách Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam; ông Trần Đăng Quý, nguyên Phó Chủ tịch Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam; bà Nguyễn Thị Phương Chi, Phó Trưởng ban tổ chức kiểm tra Công đoàn Nông nghiệp và PTNN Việt Nam
Tới dự Đại hội Công đoàn nhiệm kỳ 2023-2028 của Viện ứng dụng công nghệ và phát triển nông nghiệp Việt Nam (Vitad-Agri) thuộc Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam có: Ông Đỗ Tiến Dũng, Phó Chủ tịch phụ trách Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam; bà Nguyễn Thị Phương Chi, Phó Trưởng ban tổ chức kiểm tra Công đoàn Nông nghiệp và PTNN Việt Nam; ông Trần Đăng Quý, nguyên Phó Chủ tịch Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam.
Tham dự Đại hội còn có lãnh đạo các đơn vị gồm: ông Phạm Đình Nam, Viện trưởng Viện Vitad-Agri; ông Lê Hữu Diện, Chủ tịch HĐQT HTX Đức Hậu Lưu Quang; ông Phúc Tiến Mạnh, Phó Giám đốc Công ty CP XD & PTTM Minh Phương và các đại biểu là cán bộ của Viện Vitad-Agri, thành viên của các đơn vị, HTX.
Đoàn Chủ tịch điều hành Đại hội: Ông Phạm Đình Nam Viện trưởng Viện Vitad-Agri (giữa); Phạm Văn Vĩ, Uỷ viên BCH Công đoàn nhiệm kỳ 2018-2023 (phải); Phúc Tiến Mạnh, Phó Giám đốc Công ty CP XD & PTTM Minh Phương (trái)
Sau phần phát biểu khai mạc Đại hội, ông Phạm Đình Nam, Viện trưởng Viện Vitad-Agri trình bày tóm tắt tổng kết hoạt động Công đoàn nhiệm kỳ 2018-2023.
Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ khẳng định: Công đoàn Viện Vitad-Agri đã thực hiện tốt vai trò và chức năng của mình trong việc giám sát thực hiện chế độ, chính sách, việc quan tâm chăm lo tới đời sống vật chất tinh thần đối với người lao động trong toàn Viện.
Tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua, các cuộc vận động dưới sự giám sát và chỉ đạo của công đoàn cấp trên và cấp ủy Đảng. Ban chấp hành Công đoàn đã phát huy được vai trò trách nhiệm của mình cùng với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của tập thể Đoàn viên Công đoàn đã góp phần tích cực vào việc hoàn thành tốt nhiệm vụ trên mọi lĩnh vực.
Tuy nhiên, Công đoàn Viện Vitad-Agri vẫn còn một số hạn chế, khuyết điểm như: Cán bộ ủy viên BCH hoạt động kiêm nhiệm nên chưa có nhiều thời gian cho triển khai hoạt động Công đoàn – Cán bộ Uỷ viên BCH Công đoàn còn lúng túng, triển khai chưa hiệu quả các phong trào do công đoàn phát động…
Trong phần phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới, báo cáo đề ra những mục tiêu cụ thể của Công đoàn Viện nhiệm kỳ 2023-2028: Công đoàn cơ sở đạt vững mạnh hàng năm; Phấn đấu trong nhiệm kỳ được Công đoàn ngành tặng bằng khen; 100% cán bộ công đoàn tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng hoạt động công đoàn do Công đoàn ngành tổ chức; Phát triển 05 đoàn viên mới; 100% người lao động được tham gia và đóng BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ. Thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước; Ít nhất mỗi năm người lao động được đi khám sức khỏe 1 lần; 100% người lao động được phổ biến các chế độ chính sách mới, được tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn; Hàng năm tổ chức tốt hội nghị và ký Thỏa ước lao động tập thể với người lao động; Mỗi năm tổ chức ít nhất 1 phong trào thi đua…
Ông Đỗ Tiến Dũng, Phó Chủ tịch phụ trách Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam phát biểu chỉ đạo tại Đại hội
Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, ông Đỗ Tiến Dũng, Phó Chủ tịch phụ trách Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam đánh giá cao những kết quả Công đoàn Viện Vitad-Agri đã đạt được ở nhiệm kỳ vừa qua, đồng thời chỉ ra những hạn chế, tồn tại cần khắc phục trong nhiệm kỳ mới.
Ông Lê Hữu Diện, Chủ tịch HĐQT HTX Đức Hậu Lưu Quang (trái) phát biểu tham luận tại Đại hội
Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Công đoàn Viện Vitad-Agri nhiệm kỳ 2023-2028 gồm 3 người: Ông Phạm Văn Vĩ (Trưởng ban dự án), bà Nguyễn Thị Bích Hồng (Hành chính quản trị), ông Lương Việt Hưng (Trưởng phòng IT) với số phiếu tín nhiệm cao.
BCH Công đoàn Viện Vitad-Agri nhiệm kỳ 2023-2028 ra mắt Đại hội.
Ban chấp hành Công đoàn Viện Vitad-Agri nhiệm kỳ 2023-2028 đã bầu ông Phạm Văn Vĩ làm Chủ tịch; 2 Uỷ viên BCH là bà Nguyễn Thị Bích Hồng và ông Lương Việt Hưng.
Phát biểu sau khi được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Công đoàn Viện Vitad-Agri nhiệm kỳ 2023-2028, ông Phạm Văn Vĩ bày tỏ: Được sự tín nhiệm của Đại hội bầu chúng tôi vào BCH Công đoàn Vitad-Agri, nhiệm kỳ 2023 – 2028, tôi thay mặt BCH mới xin hứa sẽ không ngừng học hỏi, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ đã được Đại hội giao cho. BCH mới rất mong nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ của Ban Thường vụ Công đoàn Ngành; sự quan tâm, hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi của Ban Giám đốc và sự ủng hộ của tất cả các đoàn viên Công đoàn Viện Vitad-Agri để chúng tôi thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ, xứng đáng là người đại diện cho Công nhân lao động tại Viện”.
Đại hội cũng nhất trí cao bầu ông Lê Hữu Diện, Chủ tịch HĐQT HTX Đức Hậu Lưu Quang đại diện cho Công đoàn Viện Vitad-Agri tham dự Đại hội Công đoàn Ngành Nông nghiệp và PTNT vào tháng 10 tới đây.
Một số hình ảnh đáng chú ý của Đại hội:
Ông Đỗ Tiến Dũng, Phó Chủ tịch phụ trách Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam (áo xanh) tặng hoa chúc mừng BCH Công đoàn Viện Vitad-Agri nhiệm kỳ 2023-2028
Viện trưởng Viện Vitad-Agri, đồng chí Phạm Đình Nam chụp ảnh chúc mừng BCH Công đoàn nhiệm kỳ 2023-2028
Đồng chí Lê Hữu Diện, Chủ tịch HĐQT HTX Đức Hậu Lưu Quang tặng hoa chúc mừng Đại hội
Các đại biểu tham dự Đại hội chụp ảnh kỷ niệm
Hà Dũng
Chi có hai chữ “Đầu Ra” cho hàng hóa nông sản thực phẩm
CHỈ CÓ HAI CHỮ “ĐẦU RA” CHO HÀNG HÓA NÔNG SẢN THỰC PHẨM
Nền sản xuất hàng hóa nhất là hàng nông sản thực phẩm của VN so với hàng chục năm trước đây đã có nhiều tiến bộ, sản phẩm dồi dào hơn, chất lượng hơn và an toàn hơn. Hàng hóa Việt đã đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu và có thể cạnh tranh ngay ở thị trường nội địa. Có thể nói nếu giải quyết tốt đầu ra cho quỹ hàng hóa này thì vừa đảm bảo tiêu dùng cho thị trường nội địa một cách ổn định, đồng thời có thể cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại đang tiếp tục thâm nhập càng nhiều vào thị trường VN.
Tuy nhiên có một nghịch lý hiện nay là nông dân, doanh nghiệp nông nghiệp sản xuất nuôi trồng đánh bắt càng nhiều thì tiêu thụ lại càng khó khăn hơn bởi nhiều nguyên nhân. Điều mà Bộ Nông nghiệp đã nhận định “Sản phẩm nông nghiệp VN có 2 điểm yếu là thị trường tiêu thụ và chế biến” . Bảy tháng đầu năm nay, do tình hình phải giãn cách XH theo chỉ thị 16 của Chính phủ, mặt khác, sức mua tiêu dùng cũng đã giảm đi rõ rệt, 70% nhà máy chế biến nông sản thực phẩm tạm thời ngừng hoạt động, việc vận chuyển giữa các vùng miền còn gặp những khó khăn khi những “luồng xanh” chưa thật đảm bảo.
Theo thống kê sơ bộ từ nay đến cuối năm 2021, Đồng bằng Sông Cửu long và toàn miền Nam sẽ có 5,7 triệu tấn nông sản thực phẩm đến mùa thu hoạch và tiêu thụ. Chính vì vậy, việc giải quyết đầu ra cho quỹ hàng hóa khổng lồ này là một vấn đề hết sức cấp bách. Chúng ta có thể điểm qua một số tin về giá cả những hàng hóa ở thị trường phía Nam đang bị sụt giá trị chưa từng có: Gà công nghiệp với hàng chục triệu con giá chỉ còn 5.000 – 7000đ /kg. Một số gà giống hàng chục triệu con khả năng phải tiêu hủy bởi chưa có ai đến thu mua và giá
thức ăn gia súc đã tăng 6 – 8 lần rồi. Thủy hải sản đánh bắt và nuôi trồng bị giảm giá từ 10 – 30%, một số đã phải chuyển sang làm thức ăn cho gia súc vì giá quá rẻ. Các loại hoa quả như thanh long, nhãn, dứa, v.v. cũng bị rớt giá rất mạnh. Thanh long có lúc chỉ còn 5000đ/kg ở Bình Thuận với sản lượng sắp thu hoạch hàng chục nghìn tấn. Chúng ta không thể kể hết danh mục những mặt hàng bị giảm giá và tồn đọng ở vùng sản xuất nông sản thực phẩm lớn nhất cả nước này. Trong điều kiện giá hàng hóa bị sụt giảm mạnh như vậy, một mặt người nông dân bị thua lỗ , gặp nhiều khó khăn nhưng mặt khác những người tiêu dùng ở các thành phố lớn, nhất là những nơi có dịch, giá các sản phẩm ở chợ và siêu thị lại cao một cách vô lý. Một phóng viên đã tính giá bán 1kg gà chỉ bằng một mớ rau muống. Giá bán thịt gà ở thành phố cao gấp hàng chục lần so với giá thu mua của nông dân. Tình hình xảy ra ở trên có rất nhiều nguyên nhân, thứ nhất, đó là chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy mà nguyên nhân chính là khâu vận chuyển. Thứ hai, lưu thông hàng hóa của chúng ta không có khi dự trữ chiến lược. Hàng hóa làm ra thì được để ở các kho tạm hoặc che bạt ở ngoài đồng, từ đó dẫn tới hao hụt , hư hỏng và nhất là bị thương lại bắt bí, ép giá, ép cấp. Thứ ba, hàng hóa của chúng ta những lúc thu hoạch rộ thì không đủ các nhà máy chế biến để tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm, đồng thời giảm tồn kho, dư thừa ở khâu sản xuất. Hiện nay các nhà máy của VN chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu chế biến này, số còn lại toàn ăn tươi và xuất khẩu không qua chế biến.
Thứ tư, lại nhắc đến hệ thống phân phối, đó là câu chuyện “thường ngày ở huyện”. Trên thực tế, hàng nông sản thực phẩm 85% tiêu thụ ở các chợ lẻ, 15% ở các siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Trong khi đó cơ sở vật chất của chợ, nơi tiêu thụ phần lớn quỹ hàng hóa này còn rất yếu kém. Chính vì vậy, kênh truyền thống không kham nổi và cũng không có điều kiện bảo quản để tổ chức bán ra cho người tiêu dùng. Còn siêu thị vừa đảm nhiệm lượng tiêu thụ khiêm tốn, vừa kinh doanh chủ yếu theo kiểu “ăn đong”, không có dự trữ. Mặt khác, cánh cửa đón những mặt hàng nông sản thực phẩm còn nửa đóng nửa mở, có những lúc có những siêu thị còn chèn ép vô lý nhà cung ứng. Câu chuyện này là một sự thực khách quan mà báo chí các chuyên gia đã lên tiếng nhiều năm nay mà chưa được Bộ Công thương, Sở Công thương các tỉnh thành phố đứng ra làm Trọng tài chia sẻ, có lẽ đơn vị nào đó chưa thấm nhuần sự chỉ đạo của Nguyên Thủ tưởng Chính phủ “Kinh doanh ai cũng muốn có lợi nhuận, song hưởng quá mức là vô lý”.
Tất cả những vướng mắc ở trên là nguyên nhân sâu xa là chủ yếu dẫn tới tình hình giải quyết đầu ra cho hàng hóa nông sản thực phẩm ở nước ta còn nhiều trở ngại khó khăn. Đây là bài toán mà các cấp các ngành cần phải tập trung giải quyết sớm nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển và tổ chức lưu thông hàng hóa một cách nhanh chóng và hiệu quả, phục vụ cho tiêu dùng. Những tổ chức cá nhân có liên quan đến việc tổ chức sản xuất phân phối bán ra hàng hóa nông sản thực phẩm phải coi những sản phẩm được làm ra từ mồ hôi nước mắt của người nông dân là sản phẩm của chính gia đình mình để góp phần tiêu thụ hàng hóa có hiệu quả. Kiên quyết chống các biểu hiện vì lợi ích cục bộ của các địa phương, các doanh nghiệp vì lợi nhuận mà bất chấp tất cả,v.v. Bài toán lợi ích trong chuỗi giá trị sản xuất phân phối tiêu dùng phải được giải quyết một cách hài hòa. Chúng ta tin tưởng rằng, với những tư duy mới, sự chỉ đạo mới của Chính phủ, các bộ ngành và các địa phương trong thời gian ngắn nhất sẽ khắc phục được việc giải quyết đầu ra cho hàng hóa nông sản thực phẩm ở thị trường VN, một vấn đề nhiều trăn trở trong những năm qua mà chưa được khắc phục một cách cơ bản.
Vũ Vinh Phú
Chuyên gia kinh tế
Không chỉ củ tỏi tốt cho sức khoẻ, vỏ tỏi còn có nhiều công dụng tuyệt vời hơn bạn tưởng
Không chỉ củ tỏi tốt cho sức khoẻ, vỏ tỏi còn có nhiều công dụng tuyệt vời hơn bạn tưởng
Vỏ tỏi có nhiều tác dụng cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết điều này
Kỹ thuật trồng hoa lay ơn
Hoa lay ơn (Gladiolus communins Lin) có nguồn gốc từ các nước Châu Phi và vùng Địa Trung Hải. Hoa có đặc điểm như: kiểu dáng đẹp, màu sắc đa dạng, lâu tàn, cành gọn nhẹ dễ vận chuyển và được người tiêu dùng ưa chuộng.
Bảo quản hoa ly cắt cành sau thu hoạch
Bảo quản hoa ly cắt cành sau thu hoạch
Hoa Ly (Lilium sp.) là một trong những loại hoa cắt cành có giá trị cao trên thế giới. Tuy vậy, những nghiên cứu liên quan đến công nghệ xử lý sau thu hoạch đối với hoa ly cắt cành được công bố lại khá hiếm hoi.