VITAD-AGRI

Viện ứng dụng công nghệ & phát triển nông nghiệp Việt Nam

10 Tháng Mười, 2019
logo funny farm

Cẩm nang ICS Funny Farm

CẨM NANG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ THUỘC DỰ ÁN FUNNY FARM (ICS)

 Cuốn cẩm nang này đã được Ban quản lý của Funny Farm phê chuẩn vào   ngày    tháng      năm 2019.

Và sẽ có hiệu lực kể từ ngày    tháng      năm 2019.

 

I. GIỚI THIỆU TÓM TẮT VỀ NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

Canh tác hữu cơ là canh tác được quản lý đồng bộ nhằm bảo vệ và tăng cường sức khoẻ hệ sinh thái nông nghiệp bao gồm cả đa dạng sinh học, các chu trình sinh học và năng suất sinh học. Canh tác hũu cơ được ứng dụng trong sản xuất cây trồng và động vật nuôi để bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn, dinh dưỡng tốt, chăm sóc chu đáo động vật và công bằng xã hội.

1.Tóm tắt lịch sử về canh tác hữu cơ

Khó có thể nói nông nghiệp hữu cơ được xuất hiện vào lúc nào  Khái niệm về “hữu cơ” là lựa chọn cách thức canh tác khác đã được biểu lộ trước khi phát minh ra các hóa chất nông nghiệp tổng hợp. Nó đã diễn ra trong những năm 1920-1940, từ sáng kiến của một số người tiên phong cố gắng cải tiến hệ canh tác truyền thống với những phương pháp đặc trưng của canh tác hữu cơ. Vào thời điểm đó, việc cải tiến là các phương pháp mới tập trung vào dinh dưỡng của đất trên cơ sở mùn đất và hướng vào cân bằng sinh thái trong phạm vi trang trại.

Khi việc giới thiệu các giống có năng suất cao kết họp với việc sử dụng các hóa chất nông nghiệp và cơ giới hóa mạnh mẽ (Nông nghiệp Cách mạng xanh) trở nên phổ biến, một số người đã phản đối luận điểm mới này và các tập quán canh tác hữu cơ như làm phân ủ, cải tiến luân canh cây trồng, hoặc trồng cây phân xanh đã được tô vẽ. Lỗ hổng giữa canh tác hữu cơ và nông nghiệp thông thường (“hóa chất”) vì thế càng lớn hơn.

Tác động tiêu cực tới sức khỏe và môi trường của Cách Mạng xanh trong những năm 1970 và 1980 ngày càng trở nên rõ ràng, nhận thức của cả nông dân và người tiêu dùng về vấn đề “hữu cơ” tăng lên một cách chậm chạp. Hệ thống canh tác liên quan như “Nông nghiệp vĩnh cửu” hoặc “Nông nghiệp có đầu vào từ bên ngoài thấp” (LEIA – Low External Input Agriculture) đã được mở rộng.

Chỉ cho đến những năm 1990, trải nghiệm về canh tác hữu cơ tăng nhanh, số vụ bê bối về thực phẩm và thảm họa môi trường đã khuyến khích và làm tăng nhận thức của người tiêu dùng và các chính sách hỗ trợ của một số nước. Cùng thời gian đó, một loạt cải tiến mới các kỹ thuật hữu cơ (đặc biệt là quản lý sâu hại theo phương pháp sinh học) và việc sắp xếp hệ thống canh tác hiệu quả hơn đã được phát triển.

Tuy nhiên, nông nghiệp hữu cơ chỉ hình thành một phần nhỏ trong nền nông nghiệp của thế giới, thậm chí hình thành với một tỉ lệ nhỏ trong cơ câu canh tác của nông thôn cũng rất ít. Sự hỗ trợ từ phía nhà nước cho các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật hoặc marketing trong canh tác hữu cơ vẫn còn rất thấp ở hầu hết các nước. Mặc dù vậy, canh tác hữu cơ hiện nay đang hứa hẹn tốc độ tăng trưởng nhanh trên toàn thế giới.

2. Nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam

Việt Nam là nước có lịch sử sản xuất nông nghiệp và phương thức canh tác hữu cơ từ lâu đời. Ngay từ những năm 90, một số tổ chức phi Chính phủ đã đến Việt Nam nghiên cứu, đầu tư các dự án sản xuất hữu cơ và đã giúp cho người nông dân hiểu biết về nông nghiệp hữu cơ. Trên cơ sở đó, một số nguyên tắc, phương pháp canh tác hữu cơ và mô hình sản xuất hữu cơ đã dần được hình thành và phát triển ở Việt Nam. Theo Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, đến năm 2015 nước ta có khoảng 76.666 ha canh tác theo nông nghiệp hữu cơ.

Mặc dù mới được phát triển ở quy mô và phạm vi chưa lớn, một số doanh nghiệp đã đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ, chủ động tiệm cận áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế. Một số sản phẩm đã được chứng nhận như chè, gia vị, tinh dầu và xuất khẩu đi nhiều nước như Mỹ, châu Âu (Ecolink-Ecomart sản xuất chè Shan Tuyết, Organic Đà Lạt, Viễn Phú Green farm, bò sữa TH True Milk (1.000 con), Vinamilk (500 con), dược liệu TH Herbals, phân hữu cơ Humat TE đạt tiêu chuẩn USDA Organic…).

Về sản xuất, đến nay, sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo Hệ thống đảm bảo sự tham gia (gọi tắt là PGS – Participatory Guarantee Systems) do Liên đoàn quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ (IFOAM – International Federation of Organic Agriculture Movements) xây dựng và ban hành cũng đang hình thành phát triển. Tại một số địa phương, PGS rau hữu cơ Thanh Xuân, Lương Sơn, Tân Lạc, Hội An… với quy mô khoảng 40-50 ha, đã tập hợp sự tham gia của các hộ nông dân nhỏ, có sự hỗ trợ của PGS Việt Nam trực thuộc Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, sự tham gia của một số doanh nghiệp, cửa hàng bán sản phẩm hữu cơ, địa phương và tổ chức phi chính phủ.

Về thị trường, đến nay, thị trường sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đang tăng trưởng rất nhanh, khoảng 10-15%/năm. Thống kê của IFOAM năm 2014 cho thấy, 10 nước có thị trường lớn nhất với giá trị 72 tỷ USD là Mỹ 27 tỷ , Đức 7,9 tỷ, Pháp 4,8 tỷ, Trung Quốc 3,7 tỷ và các nước Canada, Anh, Italia, Bỉ, Thụy Điển, Áo từ 1-2,5 tỷ USD. Diện tích đất canh tác hữu cơ từ 11 triệu ha năm 1999 lên 43,7 triệu ha vào năm 2014 (Nguồn: VOAA). Là nước xuất khẩu nông sản lớn, Việt Nam cần nhanh chóng nắm bắt xu hướng này của thị trường nông sản thế giới.

Tháng 8/2018, Việt Nam đã ban hành Nghị định 109/2018/NĐ-CP, đã định nghĩa nông nghiệp hữu cơ là ”Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống sản xuất bảo vệ tài nguyên đất, hệ sinh thái và sức khỏe con người, dựa vào các chu trình sinh thái, đa dạng sinh học thích ứng với điều kiện tự nhiên, không sử dụng các yếu tố gây tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái; là sự kết hợp kỹ thuật truyền thống và tiến bộ khoa học để làm lợi cho môi trường chung, tạo mối quan hệ công bằng và cuộc sống cân bằng cho mọi đối tượng trong hệ sinh thái

3. Nguyên tắc sản xuất nông nghiệp hữu cơ (theo điều 4 của Nghị định 109/2018/NĐ-CP)

 – Quản lý các tài nguyên (bao gồm đất, nước, không khí) theo nguyên tắc hệ thống và sinh thái trong tầm nhìn dài hạn.

 – Không dùng các vật tư là chất hóa học tổng hợp trong tất cả các giai đoạn của chuỗi sản xuất, tránh trường hợp con người và môi trường tiếp xúc với các hóa chất độc hại, giảm thiểu ô nhiễm ở nơi sản xuất và môi trường chung quanh.

 – Không sử dụng công nghệ biến đổi gen, phóng xạ và công nghệ khác có hại cho sản xuất hữu cơ.

 – Đối xử với động vật, thực vật một cách có trách nhiệm và nâng cao sức khỏe tự nhiên của chúng.

 – Sản phẩm hữu cơ phải được bên thứ ba chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về nông nghiệp hữu cơ hoặc tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài được áp dụng trong sản xuất sản phẩm hữu cơ.

4. Vì sao nên canh tác nông nghiệp hữu cơ?

Hiện nay, việc canh tác thông thường dùng nhiều hóa học đã khiến đất trồng trở nên cằn cỗi, sâu bệnh ngày càng khó kiểm soát, sông hồ bị ô nhiễm bởi chất hóa học và dinh dưỡng màu bị rửa trôi khỏi đất, dẫn đến nguy hại cho sức khỏe của vật nuôi cũng như của con người.

Việc canh tác hữu cơ vừa tạo ra những sản phẩm có chất lượng, có giá trị cao, lại vừa giúp cho đất đai trở nên màu mỡ, nguồn nước được bảo vệ, môi trường được trong lành, cải thiện sức khỏe của toàn hệ sinh thái động thực vật trong đó có con người.

5. Một số giải pháp cơ bản để canh tác trồng trọt hữu cơ

a/ Nguyên tắc chung

Điều quan trọng nhất trong canh tác trồng trọt hữu cơ là làm sao bảo toàn và cải thiện được đồ phì của đất. Để nuôi dưỡng đất canh tác hữu cơ có thể luân canh cây trồng, trồng cây họ đậu; trồng và sử dụng phân xanh, sử dụng phân động vật và phế phụ phẩm nông nghiệp được ủ, tái chế; canh tác đất đúng cách, đúng thời điểm, giảm tối thiểu sự mất cân bằng của đất trồng. Cùng với phân hữu cơ, biết cách khuyến khích các vi sinh vật đất hoạt động và bảo vệ chúng khỏi bị hại từ thuốc sâu hóa học. Che phủ mặt đất (ủ gốc) và trồng cây che phủ là các biện pháp được sử dụng trong số các biện pháp khác để ngăn cản xói mòn.

Canh tác thông thường sử dụng hóa chất thường tập trung chính vào mục đích đạt năng suất tối đa với quan niệm giản đơn: Năng suất cây trồng được tăng lên do các đầu vào dinh dưỡng tăng hoặc bị giảm thấp xuống do sâu bệnh hại và cỏ dại, nên chúng cần phải bị tiêu diệt bằng hóa chất. Tuy nhiên, canh tác hữu cơ là một phương pháp canh tác phối hợp toàn diện vừa đạt mục tiêu sản xuất hàng hóa chất lượng cao mà vẫn bảo toàn được nguồn dinh dưỡng tự nhiên trong đất, đảm bảo nguồn nước sạch và tính đa dạng sinh học. Tại sao vậy? Đó là nghệ thuật ứng dụng đúng các nguyên tắc, tiến trình hệ sinh thái xảy ra tự nhiên cùng với áp dụng tiến bộ khoa học để thực hành canh tác hữu cơ.

b/ Tính đa dạng cây trồng trong trại/nơi sản xuất hữu cơ

Trong trại sản xuất hữu cơ nên trồng luân canh hoặc xen một số loại cây trồng bao gồm cả cây to. Động vật là bộ phận được kết hợp trong hệ thống sản xuất của trại. Tính đa dạng này không chỉ cho phép sử dụng tối đa các nguồn lực mà còn đáp ứng sự an toàn kinh tế trong trường hợp bị sâu, bệnh hại tấn công hoặc giá cả thị trường giảm thấp cho một số loại cây trồng nhất định.

c/ Đấu tranh sinh học trong trại/nơi sản xuất hữu cơ

Nông dân canh tác hữu cơ cố gắng giữ cho sâu, bệnh hại ở mức độ không gây thiệt hại kinh tế. Tập trung chủ yếu vào việc hỗ trợ cho cây khỏe và tăng sự chống chịu của cây trồng. Những côn trùng có lợi được khuyến khích bằng cách tạo môi trường sống và thức ăn cho chúng. Nếu sâu, bệnh đạt tới mức nguy hại, thiên địch và các loại thảo mộc điều chế sẽ được sử dụng.

d/ Bảo toàn sinh thái trang trại/vùng sản xuất

Việc sử dụng hóa chất nông nghiệp trong canh tác đang tạo ra những thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường và sinh thái của vùng sản xuất, và là nguyên nhân gây ra các vấn đề như làm tăng độ mặn, làm nghèo dinh dưỡng đất, đất bị vón chặt, xói mòn, giảm tính đa dạng trong sinh thái trong đồng ruộng, suy kiệt mức nước ngầm,…

Những vấn đề về môi trường hiện nay đang đe dọa tới tính bền vững của cộng đồng và sản xuất nông nghiệp. Bảo toàn sinh thái vùng sản xuất bằng việc chấm dứt sử dụng hóa chất nông nghiệp, đặc biệt là thuốc trừ sâu và phân bón hóa học, có thể làm xoay chuyển những tác động tiêu cực này. Bảo tồn môi trường xung quanh và các loại thực vật địa phương đang có trong vùng sản xuất cũng sẽ có lợi cho việc cải thiện đa dạng sinh học.

e/ Làm đa dạng hệ sinh thái nông nghiệp hơn

Ngoài việc bảo toàn sinh thái, các nguyên tắc nông nghiệp hữu cơ yêu cầu nông dân nỗ lực cải thiện mối căn bằng sinh thái và dinh dưỡng đất. Các nguyên tắc này tạo ra sự khác biệt rõ rệt giữa nông nghiệp hữu cơ với nông nghiệp tự do hóa chất hoặc “nông nghiệp an toàn”. Biện pháp chính để cải thiện sinh thái vùng sản xuất là cải thiện đất bằng các vật liệu hữu cơ và làm tăng tính đa dạng sinh học.

Trong hệ thống canh tác nông nghiệp hữu cơ thì đất đai là yếu tố then chốt. Việc làm cho đất màu mỡ hơn cho phép cây cối thu được dinh dưỡng một cách đầy đủ và cân đối. Nó làm cho cây trồng khỏe mạnh để chống đỡ lại sâu bệnh hại và loại bỏ nhu cầu chỉ dựa vào thuốc trừ sâu của nông dân. Bên cạnh đó, hữu cơ tạo ra những sản phẩm có hương vị ngon, bảo quản tốt và sản xuất hữu cơ có thể làm tăng năng suất cây trồng theo cách bền vững hơn so với canh tác có sử dụng hóa chất.

Ngoài việc cải thiệt dinh dưỡng đất, tăng tính đa dạng sinh học trong đồng ruộng là một yếu tố chủ đạo khác trong sinh thái nông trại bền vững. Đó là vì các sinh vật đa dạng sống bên cạnh nhau sẽ tạo điều kiện cho cân bằng sinh thái phát triển. Có nhiều cách để làm tăng đa dạng sinh học như xen canh, luân canh cây trồng, trồng cây to hoặc cung cấp những diện tích tự nhiên trong phạm vi hoăc xung quanh trại/vùng sản xuất.

g/ Làm việc với chu trình tự nhiên

Các nguyên tắc của nông nghiệp hữu cơ được xác định dựa trên một nền canh tác bền vững phù hợp với quy luật tự nhiên, ví dự như điều kiện khí hậu, chu trình dinh dưỡng, và sự năng động của các quần thể côn trùng. Nông nghiệp bền vững không lấy mục đích sản xuất để cố đấu tranh lại với thiên nhiên, nhưng cố gắng học từ thiên nhiên và điều chỉnh hệ thống canh tác  phù hợp với các phương pháp của tự nhiên.

Những tiến trình tự nhiên trọng yếu đối với nông nghiệp hữu cơ bao gồm: Chu trình dinh dưỡng (đặc biệt là chu trình đạm và các-bon), chu trình thủy phân, điều kiện ký hậu, ánh sáng, mối quan hệ sinh thái và tính cân bằng (Trong đồng ruộng và chuỗi thức ăn).

Ở những nơi khác nhau trên thế giới, điều kiện tự nhiên và điều kiện sinh thái cũng biến đổi khác nhau. Nông dân tham gia vào nông nghiệp hữu cơ phải tự học từ những tình huống và những điều kiện của địa phương bằng cách quan sát, học tập, điều tra và nghiên cứu như một phần của tiến trình học tập. Học thông qua tiến trình này ở trên chính đồng ruộng của họ, nông dân có thể hưởng lợi đầ đủ nhất từ các tiến trình tự nhiên và sinh thái địa phương.

h/ Ngăn ngừa sự ô nhiễm từ bên ngoài

Mặc dù nông nghiệp hữu cơ cấm sử dụng hóa chất tổng hợp trong sản xuất, nhưng môi trường xung quanh nơi canh tác hữu cơ có thể đã bị nhiễm bẩn từ sự ô nhiễm và đặt sản xuất hữu cơ vào tình thế có sử dụng những tàn dư không mong muốn, cả trong nguồn nước cũng như không khí hoặc ở ngay chính trong đất. Vì thế, nông dân hữu cơ phải cố gắng ngăn ngừa sự nhiễm bẩn từ bên ngoài vào khu vực sản xuất của họ. Việc ngăn ngừa có thể tạo những vùng ranh giới xung quanh nơi sản xuất hoặc thiết lập vùng đệm. Tuy nhiên, để loại trừ toàn bộ sự nhiễm bẩn từ nguồn hóa chất gây ô nhiễm hiện thấy ở khắp nơi trong môi trường là rất khó. Ví dụ như trang trại hữu cơ có thể phải dùng chung nguồn nước với trang trại thông thường và nó có nghĩa rằng sản xuất hữu cơ ít nhiều đã bị nhiễm hóa chất. Vì vậy, nông dân hữu cơ nên cố gắng tới mức tối đa để ngăn ngừa sự nhiễm bẩn nhưng đồng thời đừng bao giờ đòi hỏi sản xuất hữu cơ có thể thoát khỏi sự nhiễm bẩn hoàn toàn.

Bên cạnh việc ngăn ngừa sự nhiễm bẩn từ bên ngoài, canh tác hữu cơ cũng quy định rằng nông dân phải hạn chế hoặc ngăn chặn sự nhiễm bẩn có thể xảy ra từ ngay quá trình sản xuất hữu cơ của trang trại. Ví dụ như phải xây dựng một hệ thống chứa dựng xử lý rác thải nhà bếp và nước cống trước khi chúng được thải ra ngoài trại sản xuất. Ngoài ra, những vật liệu có thể bị nhiễm bẩn cũng bị cấm sử dụng làm vật dụng đựng sản phẩm hữu cơ.

i/ Tự cung cấp vật liệu sản xuất

Trong nông nghiệp hữu cơ, nông dân phải sử dụng một số vật liệu sản xuất như phân bón hữu cơ, hạt giống v.v.. Nông nghiệp hữu cơ có một nguyên tắc là nông dân nên tự làm ra tới mức tối đa những vật liệu này ngay trong trại sản xuất của họ. Tuy nhiên, trong trường hợp nông dân không có khả năng tự sản xuất đầu vào, (ví dụ khi không có đủ diện tích hoặc yêu cầu đầu tư cao để sản xuất những vật liệu cần thiết cho sản xuất) nông dân có thể mua hoặc thu những vật liệu ở ngoài vùng sản xuất của mình, nhưng những vật liệu này nên sẵn sàng có trong khu vực địa phương.

Ảnh 1: Chứng nhận ACT

II. CƠ CẤU, TỔ CHỨC CỦA HỆ THỐNG GIÁM SÁT NỘI BỘ

1.Thông tin cơ sở

Viện ứng dụng công nghệ và phát triển nông nghiệp Việt Nam – VITAD – AGRI là tổ chức kinh tế hoạt động khoa học có trụ sở tại Hà Nội.

Tiền thân của Viện VITAD – AGRI là tổ chức Hanoi Organics ra đời tháng 9/1999 đi tiên phong trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ và là tổ chức đầu tiên của Việt Nam đạt được chứng nhận quốc tế (ACT – Organic Agriculture Certification Thailand) cho hệ thống sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn IFOAM (Liên đoàn Quốc tế các Phong trào Nông nghiệp Hữu cơ).

Lúc đó Hanoi Organics nay là Funny Farm hoạt động như một tổ chức phi Chính phủ (NGO), đã trợ giúp cho một số vùng nông nghiệp trong cả nước, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng rau, quả, chăn nuôi hữu cơ, cây dược liệu, cây chè… sang canh tác theo phương pháp canh tác hữu cơ. Các vùng sản xuất này nằm trong “Chương trình trợ giúp nông nghiệp của cộng đồng – Funny Farm”. Với chương trình hỗ trợ đó người sản xuất tuân thủ đúng theo phương pháp canh tác hữu cơ và người tiêu dùng đảm bảo trả đúng giá trị sản phẩm. Chương trình này đã giữ cho nền canh tác ở nông thôn phát triển hiệu quả, cải thiện cho môi trường sống, đảm bảo sức khỏe con người và tạo ra sản phẩm an toàn, không có chất hóa học.

– Căn cứ Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/08/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Nông nghiệp hữu cơ – đã có hiệu lực từ ngày 15/10/2018.

– Căn cứ Bộ tiêu chuẩn Việt Nam 11041 về Nông nghiệp hữu cơ.

– Căn cứ vào giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ số A-1748 do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp ngày 28/4/2017.

Đầu năm 2019 “Chương trình trợ giúp nông nghiệp của cộng đồng – Funny Farm” được thiết lập hệ thống thanh tra kiểm soát nội bộ (ICS – Internal Control System). Trong đó bao gồm:

– Tất cả các hộ nông dân (người sản xuất) mong muốn bán sản phẩm của họ dưới nhãn mác của Funny Farm.

– Sẵn sàng đón nhận những hộ nông dân (người sản xuất) hiện chưa bán sản phẩm thông qua Funny Farm nhưng muốn có một sự giám sát từ bên ngoài trong suốt giai đoạn chuẩn bị của họ trước khi thực hiện tiếp cận thị trường thông qua Funny Farm.

 

2. Sơ đồ tổ chức

 

 

 

3. Nguyên tắc hoạt động trong mạng lưới Funny Farm

– Với sự tạo điều kiện tối đa và luôn ưu tiên cho người sản xuất chính thức là thành viên của Funny Farm. Bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các thành viên. Chia sẻ và tiếp nhận thêm kiến thức về nông nghiệp hữu cơ. Trao đổi ý tưởng trong cộng đồng những người có cùng chí hướng và là cơ hội để phát triển mối quan hệ đối tác.

– Được bảo trợ, giám sát bởi hệ thống thanh tra kiểm soát nội bộ (ICS) của tổ chức chuyên nghiệp đi tiên phong trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ.

– Người sản xuất tham gia Funny Farm được tiếp nhận thêm thông tin, kiến thức tại các khóa đào tạo các chuyên đề về: quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất, các lớp đào tạo về nghiệp vụ tài chính kế toán, marketing…

– Được tiếp cận với các sự kiện, các hoạt động trong và ngoài nước của Funny Farm. Với sự tạo điều kiện tối đa và luôn ưu tiên cho người sản xuất chính thức là thành viên của Funny Farm. Bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các thành viên.

– Được giao thương, quảng bá, phân phối sản phẩm qua các kênh của Funny Farm.

– Định vị trên website: Người sản xuất chính thức nếu đủ điều kiện sẽ được công bố logo, thông tin doanh nghiệp trên website của Funny Farm. Mỗi thành viên có tài khoản đăng nhập để các thông tin chia sẻ thường xuyên với phân quyền chỉ giành cho thành viên trên Website của Funny Farm.

4. Trách nhiệm của hệ thống thanh tra nội bộ (ICS)

Điều phối viên chính là người chịu trách nhiệm đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của dự án hữu cơ của Funny Farm. Giám đốc của Funny Farm, giám đốc điều hành và một thành viên bên ngoài sẽ là thành viên của Ủy ban phê chuẩn hệ thống kiểm soát nội bộ. Một nhóm kiểm định viên của hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm nhân viên kỹ thuật của hệ thống kiển soát nội bộ này.

Danh sách mới nhất thành viên của hệ thống kiểm soát nội bộ được thể hiện ở phụ lục 1.

5. Mô tả nội dung giám sát hoạt động và trình tự phê duyệt

5.1 Đăng ký

a/ Yêu cầu tiêu chuẩn đối với đơn vị muốn đăng ký vào dự án hữu cơ.

Về nguyên tắc, tất cả mọi nông dân sẵn lòng tuân thủ các tiêu chuẩn về canh tác hữu cơ của dự án và tuân thủ các điều lệ của dự án hữu cơ đều trở thành thành viên của dự án hữu cơ. Tuy nhiên, các hộ nông dân lớn (với diện tích canh tác trên 1 héc ta) hoặc các hộ nông dân nằm tại các khu vực khó tiếp cận đối với việc kiểm định định kỳ thông thường sẽ không được tham gia dự án. Tất cả những nông dân sẵn sàng trở thành một thành viên của dự án cần phải trả tiền tham gia vào dự án. Lệ phí và lịch thu lệ phí mới nhất được trình bày trong phụ lục 2.

b/ Mô tả việc đăng ký và những yêu cầu giấy tờ (ví dụ đơn đăng ký) đối với dự án hữu cơ

Tất cả các hộ nông dân làm đơn đăng ký trở thành thành viên của dự án hữu cơ sẽ nhận được cuốn cẩm nang này, các tiêu chuẩn hữu cơ hiện hành và một bộ đơn đăng ký. Các hộ nông dân cần phải điền và ký “Thỏa thuận tham gia dự án nông nghiệp hữu cơ của Funny farm” (mẫu FM11). Họ cũng cần phải điền và ký vào bản “lịch sử canh tác” (mẫu FM12), mẫu “lập kế hoạch canh tác hữu cơ” (mẫu FM13) và cung cấp cho dự án một bản sơ đồ “mô tả diện tích canh tác” cũng như một “sơ đồ chi tiết” từng lô thửa canh thác theo nguyên tắc hữu cơ. Hộ nông dân cũng cần đăng ký tên tất cả các loại sản phẩm hữu cơ trong một mẫu khai thác về đầu tư canh tác (mẫu FM14). Các loại mẫu FM từ 11-14 được đính kèm trong phụ lục 3.

Trong trường hợp cần thiết, nhân viên kỹ thuật của Funny farm sẽ hỗ trợ các hộ nông dân điền/khai các mẫu đơn này và vẽ các sơ đồ theo yêu cầu.

c/ Sàng lọc đơn đăng ký (dựa theo hồ sơ tài liệu) và cách thức phê chuẩn đơn đăng ký cũng như thủ tục sàng lọc hàng năm

Sau khi nhận được các đơn đăng ký của hộ nông dân, giám đốc điều hành của Funny farm sẽ gửi một thư thông báo việc nhận được đơn đăng ký của họ. Giám đốc điều hành sau đó sẽ sàng lọc các bản đăng ký mà dự án nhận được. Nếu có những đơn chưa điền đủ, giám đốc điều hành sẽ gửi trả lại người làm đơn hoặc yêu cầu nhân viên kỹ thuật Funny farm đi thăm trực tiếp hộ nông dân đó để hỗ trợ hộ này hoàn chỉnh đơn đăng ký. Trong trường hợp giám đốc điều hành thấy rằng những thông tin đăng ký đã đầy đủ, thì Ủy ban phê chuẩn dự án hữu cơ sẽ xem xét đến trường hợp đó. Khi đơn đã chấp nhận, giám đốc điều hành sẽ thông báo cho người nộp đơn biết quyết định của Ủy ban.

5.2. Khảo sát kiểm soát nội bộ

a/ Thủ tục giao việc đi khảo sát kiểm soát nội bộ

Giám đốc điều hành của Funny farm có trách nhiệm chọn kiểm định viên và giao nhiệm vụ cho người đó. Sau khi kiểm định viên đã đồng ý với nhiệm vụ được giao, Funny farm sẽ thông báo bằng văn bản tới hộ nông dân có liên quan về nhân thân của kiểm định viên và thời gian tiến hành việc kiểm định. Cùng với văn bản này, Funny farm cũng sẽ thông báo cho hộ nông dân đó về quyền từ chối kiểm định viên của hộ nông dân nhưng hộ nông dân đó phải cung cấp một lý do thỏa đáng giải thích tại sao kiểm định viên đó lại có thể có xung đột lợi ích với hộ nông dân và điều này có thể kiến cho việc kiểm định không khách quan. Những lý do không đủ thuyết phục (ví dụ nếu như các tỉnh của kiểm định viên chẳng hạn) sẽ không được chấp thuận. Trong vòng một tuần sau khi nhận được thông báo về việc kiểm định, hộ nông dân (hoặc nhóm) cần phải thông báo cho giám đốc điều hành của Funny farm về việc họ có đồng ý hay không đồng ý thực hiện việc kiểm định đó.

Nếu như các bên đều nhất trí, Giám đốc điều hành sẽ gửi tới kiểm định viên các tài liêu cần thiết thêm cả văn bản hướng dẫn về việc cần làm khi thăm kiểm tra trang trại. Kiểm định viên là người chịu trách nhiệm liên hệ hẹn ngày đi kiểm định với hộ nông dân (hoặc nhóm).

Đối với việc kiểm định bất thường, giám đốc điều hành của Funny farm sẽ cụ thể hóa các nhiệm vụ cho chuyến kiểm định. Nếu chuyến kiểm định được quyết định là không báo trước thì kiểm định viên sẽ tiến hành đi thăm hộ (hoặc nhóm) nông dân đó mà không cần phải thông báo trước.

b/ Các thủ tục lựa chọn và phê chuẩn kiểm định viên kiểm soát nội bộ

Tất cả cá kiểm định viên làm việc cho hệ thống kiểm soát nội bộ của Funny farm sẽ phải hoàn thiện một khóa học huấn luyện kiểm định viên của Funny farm và tất cả các hoạt động tiếp sau được Funny farm tổ chức. Tất cả các kiểm định viên đều phải ký hợp đồng với Funny farm. Trong bản hợp đồng này các kiểm định viên cần phải khai rõ những lợi ích, mối quan tâm của mình có thể ảnh hưởng đến tính khách quan của kiểm định.

Những tiêu chuẩn dưới đây sẽ được áp dụng để xem xét khi giao nhiệm vụ tiến hành một chuyến thăm kiểm soát nội bộ:

– Khả năng và kinh nghiệm của kiểm định viên

– Lịch sử của việc kiểm định: Trong vòng một năm nhiều kiểm định viên khác nhau sẽ thay phiên kiểm định cùng một nhóm/một hộ nông dân nhất định.

– Kiểm định viên phải không có mâu thuẫn lợi ích với hộ nông dân (hoặc nhóm) sẽ được kiểm định: Ví dụ về mâu thuẫn lợi ích bao gồm:

  + Kiểm định viên chịu trách nhiệm đối với một dự án trong đó có sự tham gia của chính hộ nông dân (hoặc nhóm) sắp được kiểm định.

  + Kiểm định viên là người nhà của một nông dân sẽ được kiểm định.

Cách thức hợp lý khi giao nhiệm vụ cho một kiểm định viên là người kiểm định viên đó sẽ thực hiện nhiệm vụ tại một tỉnh khác hoặc trong trường hợp chính nông dân là kiểm định viên thì sẽ tiến hành kiểm định cho nông dân ở một huyện khác.

c/ Mô tả về số lần kiểm soát nội bộ trong một năm

Nhìn chung, mỗi một hộ/nhóm nông dân mỗi năm sẽ phải tiếp nhận hai lần kiểm định định kỳ (có báo trước). Ngoài những chuyến kiểm định định kỳ này, cũng sẽ có thể có những chuyến kiểm định thêm (bất thường) ví dụ như để kiểm tra xem một điều kiện nhất định nào đó có được tuân thủ hay không hoặc để theo dõi bất kỳ một tiêu chuẩn nào đó chưa được tuân thủ đúng cách. Một loại kiểm định bất thường khác là một cuộc kiểm định bởi một kiểm định viên bên ngoài nhằm để kiểm tra chất lượng kiểm định của lần kiểm định trước đó.

d/ Mô tả thời gian cho kiểm định viên kiểm soát nội bộ đi thăm một cơ sở sau khi được giao nhiệm vụ kiểm định

Kiểm định viên kiểm soát nội bộ cần phải đi thăm hộ nông dân/nhóm trong vòng một tuần sau khi nhận được thông báo của Giám đốc điều hành Funny farm rằng nhóm/hộ nông dân đó đã chấp nhận sự kiểm tra của kiểm định viên đó.

5.3. Công tác giám sát kiểm soát nội bộ

a/ Mô tả cách thức giám sát kiểm soát nội bộ

Một cuộc giám sát kiểm soát nội bộ bao gồm:

– Phỏng vấn người nông dân (giới thiệu, kiểm tra tính chính xác của thông tin đã được ghi trong các đơn/mẫu đăng ký và theo sơ đồ, xác minh tình trạng trước đó và những gợi ý của dự án,…).

– Kiểm tra các tài liệu có liên quan đến ruộng đăng ký: kiểm tra các mối liên quan giữ các thông tin khác nhau, và xem thông tin có phản ánh đúng thực tế hay không, ước đoán thu nhập từ sản xuất hữu cơ từ các tài liệu có liên quan (ví dụ: sổ ghi chép đầu tư, doanh số bán hàng,…).

– Kiểm định tại điểm sản xuất: đi quanh ruộng để đánh giá xem đã đạt đúng theo các tiêu chuẩn chưa, có những nguy cơ nhiễm bẩn nào,…).

Trong trường hợp kiểm định một cơ sở sơ chế, chế biến, kiểm định viên sẽ phải kiểm tra thêm:

– Quy trình sản xuất (từ nguyên liệu vật thô đến khâu đóng gói và bảo quản lưu kho trước khi bán).

– Phân biệt các thành phần hữu cơ và quy trình sản xuất hữu cơ so với những sản phẩm thường.

– Kiểm định vật dụng lưu kho và công tác quản lý lưu kho.

– Phân tích đầu ra – đầu vào.

Sau khi đã hoàn thành chuyến tham kiểm định, kiểm định viên sẽ hoàn tất tờ mẫu FM-15 được gọi là “báo cáo giám sát kiểm soát nội bộ”. Mẫu này ngay tại thực địa để có thể bổ xung ngay nhưng thông tin còn thiếu nếu cần thiết. Sau khi được hoàn thành, người nông dân bị kiểm định cần được xem nội dung báo cáo, nếu người nông dân không đồng ý với những thông tin nhất định nào thì việc này cũng cần được ghi thêm vào báo cáo. Sau đó, cả người nông dân và kiểm định viên cùng ký vào báo cáo.

Yêu cầu đối với việc giám sát kiểm soát nội bộc các lô thửa/trang trại hữu cơ và canh tác truyền thống ở mỗi chuyến đi hàng năm

Trong mỗi chuyến đi kiểm định, cần phải đi kiểm tra tất cả các lô thửa ruộng của hộ/nhóm nông dân đó bao gồm cả hữu cơ và canh tác truyền thống, trừ trường hợp kiểm định viên đã được chính thức chỉ định giảm số lượng cụ thể của các lô thửa cần đi trong chuyến kiểm định đó.

Yêu cầu đối với kiểm định/ giám sát tại nơi lưu kho (đối với sản phẩm hữu cơ cũng như các dụng cụ và nguyên liệu sản xuất nông nghiệp khác), các tài liệu có liên quan và vật dụng chế biến tại cơ sở.

Trong mỗi chuyến đi thăm kiểm định, các vật dụng lưu kho (bao gồm cả nhà của người nông dân đó) đối với các sản phẩm hữu cơ cũng như các dụng cụ nguyên liệu sản xuất nông nghiệp dều phải được giám sát hết. Tất cả những tài liệu có liên quan đến cơ sở/hộ đó cũng đều phải được xem xét cũng như các vật dụng chế biến tại cơ sở nếu có cũng phải được kiểm tra.

Yêu cầu dối với việc nộp báo cáo giám sát kiểm soát nội bộ

Một FM-15 “Báo cáo giám sát kiểm soát nội bộ” sẽ phải nộp lại cho Giám đốc điều hành của Funny Farm trong vòng 3 ngày sau khi hoàn thành chuyến kiểm định.

5.4. Sàng lọc báo cáo

Giám đốc điều hành của Funny Farm sẽ xem tất cả các báo cáo mà kiểm định viên nộp trước khi gửi các báo cáo đến Uỷ ban phê chuẩn của Dự án kiểm soát nội bộ. Trong trường hợp bản báo cáo thiếu thông tin hoặc có những thông tin không rõ ràng, kiểm định viên phải cung cấp những thông còn thiếu trong vòng một tuần kể từ ngày nhận được yêu cầu của giám đốc điều hành. Nếu các thông tin thiếu chỉ có thể thu được bằng cách tổ chức một lẩn kiểm tra thực địa khác thì Giám đốc điều hành sẽ thu xếp với hộ nông dân tương ứng. Tuy nhiên, trong trường hợp kiểm định viên bị phát hiện là có thiếu sót trong việc lần kiểm định trước đó không được thực hiện tốt thì kiểm định viên có thể không được thanh toán cho lần kiểm định thứ hai.

5.5. Phê chuẩn kiểm soát nội bộ của các nông trang/hộ nông dân hữu cơ

a/ Giải thích việc để bạt các thành viên của uỷ ban phê chuẩn kiểm soát nội bộ

Uỷ ban phê chuẩn kiểm soát nội bộ bao gồm 3 thành viên: giám đốc và giám đốc điều hành của Funny Farm và một người bên ngoài, số thành viên có thể tăng lên trong tương lai khi số lượng hộ nông dân tham gia trong hệ thống kiểm soát nội bộ của Funny Farm tăng lên. Các thành viên tăng thêm này tốt nhất là người ngoài tổ chức Funny Farm.

b/ Mô tả công tác quản lý mâu thuẫn lợi ích trong cuộc họp của uỷ ban phê chuẩn kiểm soát nội bộ

Mặc dầu hai người trong ban quản lý của Funny Farm là thành viên của Uỷ ban phê chuẩn này, hai người này không trực tiếp tham gia vào việc mua sản phẩm của nông dân. Thành viên thứ 3 là người bên ngoài sẽ không có một lợi ích trực tiếp nào trong hoạt động của Funny Farm. Tuy nhiên, nếu phát hiện thấy có một trong những thành viên của uỷ ban có mâu thuân lợi ích với một trường hợp nào đó, người này sẽ bị thay thế bởi một trong những kiểm định viên của hệ thống để giải quyết trường hợp cụ thể trên.

c/ Mô tả quá trình ra quyết định phê chuẩn

Nhìn chung, Uỷ ban phê chuẩn kiểm soát nội bộ có thể ra quyết định đối với một chuyến thăm kiểm định cụ thể theo các cách thức sau:

– Thông tin mà kiểm định viên cung cấp đủ để ra quyết định. Uỷ ban sẽ quyết định rằng chuyến giám sát kiểm soát nội bộ cần phải được nhắc lại một phần hoặc trên toàn bộ diện tích canh tác của hộ/nhóm đó. Uỷ ban có thể để nghị một kiểm định viên nữa tiến hành chuyến đi thăm nhắc lại này.

– Đủ thông tin nhưng Uỷ Ban không phê chuẩn bởi vì hộ nông dân đó không tuân thủ theo các tiêu chuẩn hữu cơ và/hoặc các yêu cầu/quy định của dự án.

– Đủ thông tin và hộ nông dân đó được phê chuẩn một cách vô điều kiện.

– Đủ thông tin và phê chuẩn hộ nông dân với một hoặc nhiều điều kiện để hộ nông dân đó phải cải tạo công tác quản lý diện tích sản xuất của mình.

d/ Yêu cầu đối với việc ghi chép lại biên bản của uỷ ban phê chuẩn kiểm soát nội bộ

Giám đốc điều hành của Funny Farm là người chịu trách nhiệm chính ghi chép lại biên bản các cuộc họp của Uỷ ban phê chuẩn. Biên bản của các cuộc họp sẽ được lưu giữ tại văn phòng Funny Farm nhưng được đảm bảo tính bảo mật.

e/ Thủ tục thông báo cho người đăng ký về các quyết định có liên quan

Ngay sau cuộc họp của Uỷ ban phê chuẩn, giám đốc điều hành của Funny Farm sẽ chuẩn bị một văn bản để thông tin cho các hộ nông dân đã được uỷ ban thảo luận đến trong cuộc họp đó. Văn bản này sẽ do Giám đốc của Funny Farm ký và gửi cho hộ nông dân, một bản sao gửi cho giám đốc điều hành của Funny Farm.

5.6. Vi phạm các tiêu chuẩn và quy định của dự án

a/ Thủ tục ra quyết định khi thành viên vi phậm các tiêu chuẩn và quy định của dự án

Thủ tục ra quyết định trong trường hợp các thành viên vi phạm tiêu chuẩn hoặc quy định của dự án cũng được áp dụng giống như thủ tục được mô tả trong phần 4.4. điểm 5. Tuy nhiên do quyết định này chắc chắn có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh số bán sản phẩm của Funny Farm, Funny Farm cũng sẽ được thông báo một cách chính thức về quyết định đó.

b/ Các biện pháp kỷ luật

Trong bảng dưới đây có liệt kê danh sách các biện pháp kỷ luật và các trường hợp áp dụng các biện pháp đó:

TT

Biện pháp kỷ luật

Trường hợp áp dụng

1

Cảnh cáo bằng văn bản

·        Những thiếu sót nhỏ trong ghi chép sổ sách.

·        Hệ thống canh tác không đạt yêu cầu.

2

Phạt (Funny Farm sẽ phạt hộ nông dân 100.000 đồng nhưng vẫn sẽ mua sản phẩm của hộ đó)

·        Sai phạm nhỏ về tiêu chuẩn và quy định.

·        Lần thứ 3 đã bị cảnh cáo bằng văn bản vì một lý do tương tự.

·        Không đáp lại những điều kiện của Uỷ ban phê chuẩn.

·        Những thiếu sót lớn trong ghi chép số liệu.

3

Đình chỉ (Funny Farm sẽ đình chỉ việc mua sản phẩm của hộ nông dân vi phạm trong một khoảng thời gian nhất định. Trong thời gian đình chỉ, hộ nông dân thực hiện việc sửa sai và bị giám sát (chi phí do hộ nông dân chịu)

·        Lặp đi lặp lại các vi phạm nhỏ các tiêu chuẩn và quy định liên quan đến sản phẩm đó và trạng thái ruộng.

·        Vi phạm rõ ràng các các tiêu chuẩn hoặc quy định nhưng không đe doạ tính hữu cơ hoàn toàn của sản phẩm.

4

Rút giấy phê chuẩn (Funny Farm sẽ không mua sản phẩm của hộ nông dân vi phạm hoặc tất cả sản phẩm được sản xuất trên một ruộng nhất định trong một thời gian nhất định)

·        Vi phạm rõ ràng các tiêu chuẩn và quy định đối với sản phẩm hoặc trạng thái ruộng đe doạ tính hữu cơ hoàn toàn của sản phẩm.

5

Khai trừ ra khỏi dự án

·        Lặp lại những vi phạm dẫn đến việc phạt, đình chỉ hoặc rút giấy phê chuẩn.

·        Lỗi rõ rệt về tính không trung thực.

·        Cố ý cản trở việc kiểm định (ví dụ từ chối không cho kiểm định viên làm việc).

·        Từ chối nộp các loại tài liệu như yêu cầu.

Ngoài những biện pháp kỷ luật nêu trên, những vi phạm lớn có thể dẫn đến hậu quả là hộ nông dân đó phải đền bù cho những thất thoát của Funny Farm do sai phạm đó gây ra.

5.7. Khiếu nại

Các thủ tục để giải quyết khiếu nại và việc ra quyết định khiếu nại

Hộ nông dân có thể khiếu nại lên Funny Farm trong vòng hai tuần kể từ ngày được thông báo. Các khiếu nại cần phải được trình bày theo dạng đơn, thư và gửi cho Giám đốc Funny Farm. Sau khi nhận được đơn thư khiếu nại, Giám đốc sẽ triệu tập càng sớm càng tốt một cuộc họp Uỷ ban phê chuẩn và những người có liên quan khác nhằm giải quyết trường hợp khiếu nại đó. Tuy nhiên, quyết định trước đó của Uỷ ban phê chuẩn sẽ vẫn có hiệu lực trong thời gian giải quyết khiếu nại.

6. Những hoạt động nhằm hỗ trợ canh tác hữu cơ của dự án

Dưới đây là những hoạt động chính được dự án hữu cơ tổ chức nhằm để hỗ trợ canh tác hữu cơ.

6.1. Tập huấn về tiêu chuẩn hữu cơ và các điều kiên đăng ký của Funny Farm

Tất cả các thành viên của dự án hữu cơ sẽ được nghe tóm tắt trình bày về các tiêu chuẩn hữu cơ hiện hành. Vì Funny Farm xin chứng nhận của tổ chức chứng nhận trong nước hay từ tổ chức chứng nhận quốc tế (bên thứ 3 bên ngoài) nên các tiêu chuẩn mà dự án áp dụng là bộ tiêu chuẩn TCVN 11041-1:2017 hoặc (bộ tiêu chuẩn của bên thứ 3) ngoài ra được bổ sung thêm những tiêu chuẩn riêng của Funny Farm cho phù hợp với điều kiện canh tác hữu cơ tai Việt Nam. Để đơn giản hoá được thể hiện bằng bản tiêu chuẩn của Viện ứng dụng công nghệ và phát triển nông nghiệp Việt Nam VITAD- AGRI.

VIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TIÊU CHUẨN HỮU CƠ CĂN BẢN

(Phiên bản mới nhất tháng 10/2017)

 

A.   Vùng sản xuất

1.     Ngăn cấm phá rừng nguyên sinh để canh tác hữu cơ

2.     Một vùng cách ly cần phải được thiết lập nhằm để tránh việc nhiễm bẩn từ bên ngoài vào. Vùng cách ly này có thể là một con đê, một mương thoát nước hoặc một hàng cây cách ly nhằm sàng lọc nhiễm bẩn.

3.     Cây trồng cách ly phải gồm hai hàng rào và cao hơn loại cây trồng trong ruộng hữu cơ. Các loại cây trồng cách ly phải khác với cây trồng trong ruộng hữu cơ.

4.     Các cây trồng hữu cơ phải được trồng cách các cây trồng theo kiểu thông thường khác ít nhất là 4m và phải có hàng rào cách ly.

5.     Các cây trồng trong các ruộng hữu cơ phải khác với các cây trồng trong các ruộng thông thường của cùng một hộ sản xuất.

6.     Các loại cây trồng ngắn ngày phải có ít nhất là 12 tháng chuyển đổi. (Cây trồng ngắn ngày được gieo trồng sau giai đoạn chuyển đổi được coi là cây trồng hữu cơ).

7.     Các cây trồng lâu niên phải có ít nhất là 18 tháng chuyển đổi. (Các cây trồng lâu niên được thu hoạch sau giai đoạn chuyển đổi được coi là sản phẩm hữu cơ).

B.   Quá trình canh tác

B1. Làm đất, nông cụ

8.     Nông dân phải có những biện pháp nhằm ngăn ngừa sói mòn đất màu và tình trạng nhiễm mặn đất.

9.     Không dùng chung các thiết bị canh tác cho ruộng hữu cơ cùng lúc với ruộng canh tác thông thường

10.            Cấm đốt cành cây và rơm rạ, trừ trường hợp đối với kiểu du canh đất dốc.

B2. Giống

11.            Tốt nhất nên sử dụng hạt giống hữu cơ và các nguyên liệu hữu cơ làm gốc (gốc ghép)…

12.            Cấm sử dụng các loại giống cây chuyển đổi GEN. Người sản xuất phải có ý thức lưu giữ lại những giống thuần chủng cho những vụ sau.

B3. Phân bón

13.            Phân bón hữu cơ phải được sử dụng theo cách tổng hợp, ví dụ phân chuồng, phân ủ, và phân xanh.

14.            Cấm dùng tất cả các loại phân bón có nguồn gốc hóa học.

15.            Cấm dùng phân bắc (phân người).

16.            Cấm dùng phân gà trực tiếp từ các trại gà công nghiệp (chỉ được dùng phân gà sau khi đã xử lý ví dụ như ủ phân gà với các nguyên liệu chất xanh…sau khi được tập huấn hướng dẫn).

17.            Cấm dùng phân thải từ các nhà vệ sinh đô thị

B4. Bảo vệ thực vật

18.            Được phép sử dụng thuốc trừ sâu sinh học (chiết xuất từ thực vật – thảo mộc)

19.            Cấm dùng thuốc bảo vệ thực vật hóa học để xử lý hạt giống trước khi gieo trồng

20.            Cấm dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học

21.            Cấm dùng Hóoc môn tổng hợp (thuốc kích thích)

B5. Giám sát quá trình

22.            Nông dân phải duy trì việc ghi chép lại các nguồn của tất cả các khoản vật tư dùng trong canh tác

C.   Thu hái, sơ chế bảo quản

23.            Túi và các vật dụng được sử dụng được sử dụng để vận chuyển và lưu kho sản phẩm hữu cơ đều phải mới và sạch. Cấm dùng túi nilon tổng hợp.

24.            Cấm phun các loại thuốc Bảo vệ thực vật trong kho bảo quản sản phẩm hữu cơ.

 

6.2. Tập huấn về công nghệ canh tác hữu cơ

Tất cả các thành viên mới của dự án sẽ được tập huấn về các kỹ thuật/công nghệ canh tác hữu cơ. Việc tập huấn sẽ được tiến hành theo khóa học thông thường hoặc là theo hình thức giúp đỡ trực tiếp tại thực địa của các nhân viên kỹ thuật của Funny Farm. Tập huấn cho các thành viên cũ cũng sẽ được tổ chức dựa theo nhu cầu thực tế được xác định tại thực địa hoặc theo nhu cầu cụ thể của các thành viên:

– Tìm nguồn vât tư hữu cơ cho các thành viên

Dự án hữu cơ sẽ hỗ trợ, nếu cần thiết, tất cả các thành viên trong dự án xác định và mua các vật tư hữu cơ cho nông dân ví dụ như hạt giống, nguyên liệu thô để sản xuất phân ủ, thuốc trừ sâu sinh học, v.v.

– Hỗ trơ tài chính cho các thành viên

Funny Farm bỏ ra 1% tổng số thu nhập từ việc bán hàng của mình để thành lập quỹ phát triển cho dự án hữu cơ. Các nguồn đóng góp khác cho quỹ này bao gồm thu nhập từ các khoản vốn vay do Funny Farm quản lý như là một phần của các dự án do tổ chức phi chính phủ tài trợ và các khoản quà tặng của các cá nhân khách hàng của Funny Farm. Mục tiêu của quỹ này là để giúp dự án có thể hỗ trợ tài chính cho các thành viên mới của dự án trong quá trình chuyển đổi sang canh tác hữu cơ và để cho các thành viên cũ của dự án có thể đầu tư thêm vào sản xuất (mở rộng diện tích sản xuất hữu cơ, mua thiết bị và/hoặc máy móc, v.v.)

7. Danh mục các sản phẩm của dự án

Danh sách dưới đây là các sản phẩm hữu cơ thuộc Dự án hữu cơ của Funny Farm:

  1. Chè xanh, chè đen.
  2. Các loại rau (bao gồm rau ăn lá, củ, quả và hoa).
  3. Khoai lang và sản phẩm chế biến từ khoai lang.
  4. Cây dược liệu.
  5. Các loại cây ăn quả.
  6. Các loại gạo.
  7. Café.
  8. Hồ tiêu

 

Phụ lục 1 : Danh sách nhân sự của hệ thống kiểm soát nội bộ (ICS) Funny Farm

Ủy ban phê chuẩn:

– PGS. TS. Nguyễn Xuân Hồng
– PGS.TS. Trần Thị Nắng Thu
– TS. Phạm Đồng Quảng
– TS. Đỗ Tuyết Mai
– PGS.TS. Ngô Thị Thuận
– Ks, Ths. Phạm Đình Nam
– TS. Nguyễn Thị Tân Lộc

Kiểm định viên kiểm soát nội bộ:
– Ks. Lương Văn Vượng
– Ks. Ma Thị Bích
– Ks. Nguyễn Văn Lệ
– Ks. Nguyễn Tiến Dũng
– Ks. Nguyễn Thị Tuyết
– TS. Hoàng Thị Thủy

Điều phối viên chính dự án:
– Ks, Ths. Phạm Đình Nam
– Ths. Đỗ Đức Khôi

Phụ lục 2: Lịch thu phí tham gia dự án

  1. Các hộ nông dân bán hàng cho Funny Farm sẽ nộp …….tổng doanh số bán hàng cho Funny Farm trên cơ sở giá bán hàng hiện hành. Funny Farm trích lại số tiền này từ mỗi lần thanh toán cho từng hộ nông dân.

 

  2. Các hộ nông dân không bán hàng cho Funny Farm nhưng muốn tham gia dự án sẽ phải trả lệ            phí là……..đồng/1 sào đất canh tác. Đất canh tác này bao gồm cả đất canh tác hữu cơ và đất            canh tác theo kiểu truyền thống.

 

  1. Thời gian thu lệ phí bắt đầu từ………………..

Phụ lục 3: Các mẫu thuộc (ICS) Funny Farm

THỎA THUẬN THAM GIA TRƯƠNG TRÌNH
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP FUNNY FARM
(Dùng cho người sản xuất)

Họ Tên :….…………………………………………………………………………………………
Địa Chỉ : ……………………………………………………………………………………………
Số điện thoại:……………………………………………Mail:…………………………………….

Tôi đồng ý tham gia dự án nông nghiệp Funny Farm, tự nguyện và cam kết tuân theo những điều kiện sau :

  1. Tuân thủ theo các tiêu chuẩn do dự án đặt ra.
  2. Cho phép các nhân viên dự án hay đại diện của dự án cũng như tổ chức chứng nhận trong nước hay của nước ngoài kiểm tra tất cả trong trang trại, kho và nhà tôi mà không cần phải thông báo trước.
  3. Giữ sổ sách và ghi chép về sản xuất và trang trại bao gồm : hóa đơn mua vật tư đầu vào, chứng từ bán sản phẩm, sổ trang trại, sổ sản xuất, và Cho phép các nhân viên dự án hay đại diện của dự án cũng như tổ chức chứng nhận trong nước hay của nước ngoài kiểm toán các sổ sách và chứng từ của tôi.
  4. Thông báo cho dự án ngay lập tức khi tôi thay đổi sản xuất, kể cả thay đổi cây trồng và ruộng nương cũng như khi không tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng.
  5. Đồng ý tuân thủ các quy định khác mà dự án có thể đưa ra sau này.
  6. Thỏa thuận có giá trị trong vòng 03 năm và người sản xuất có thể chấm dứt thỏa thuận này bằng cách thông báo cho dự án biết trước 01 vụ cây trồng (ba tháng).

 

Hà Nội, ngày    tháng        năm 2019

 

                                                                                                                          Ký Tên

                                                                                                            (Đại diện người sản xuất)

 

 

LÝ LỊCH TRANG TRẠI (FM 12)

1.Tên : ……………………………………………………………………………………

2. Đất canh tác của nông trại :

TT

Diện tích

Hình Thức Quản Lý

Sử Dụng Đất

Cây Trồng chính

Cây trồng chuyển sang canh tác ……….

Lần sử dụng hóa chất gần nhất

1

 

     Chủ

của họ hàng

Thuê

     Chủ

Thuê ngoài

Bỏ hoang

 

Năm chuyển đổi : ………………………………………………………………………

Tháng :………

Năm :………..

Hóa chất sử dụng :

2

 

     Chủ

của họ hàng

Thuê

     Chủ

Thuê ngoài

Bỏ hoang

 

Năm chuyển đổi : ……………………………………………………………….

Tháng :………

Năm :………..

Hóa chất sử dụng :

3

 

     Chủ

của họ hàng

Thuê

     Chủ

Thuê ngoài

Bỏ hoang

 

Năm chuyển đổi : ……………………………………………………………….

Tháng :………

Năm :………..

Hóa chất sử dụng :

4

 

     Chủ

của họ hàng

Thuê

     Chủ

Thuê ngoài

Bỏ hoang

 

Năm chuyển đổi : ……………………………………………………………….

Tháng :………

Năm :………..

Hóa chất sử dụng :

5

 

     Chủ

của họ hàng

Thuê

     Chủ

Thuê ngoài

Bỏ hoang

 

Năm chuyển đổi : ……………………………………………………………….

Tháng :………

Năm :………..

Hóa chất sử dụng :

3. Nguồn nước sử dụng để tưới tiêu:


Nước mưa                                       Tưới tiêu cục bộ                                Loại khác ……………

Nước ngầm                                      Nguồn nước tự nhiên

Ngày ……..tháng……..năm …………

                                                                              Người Sản Xuất  (ký tên)

 

 

 

 

KẾ HOẠCH TRANG TRẠI …………………….(FM13)

         

1. Tên : …………………

   
         

2. Tổng diện tích đất canh tác hiện có :

 
         

TT

Diện Tích    (Sào)

Diện Tích ruộng ……………     (Sào)

Loại cây trồng ………………….(Loại)

Dự tính năng suất tươi (Kg)

1

       

2

       

3

       

4

       

5

       
         

3. Dự trù chi phí cho mỗi loại :

TT

Phần ……………../giống/vật liệu ……………..

Nguồn

Khối lượng (kg/sào)

1

     

2

     

3

     

4

     

5

     

6

     

7

     

8

     

9

     

10

     
     

Ngày …..tháng ……. năm ………..

     

Người Sản Xuất (Ký, ghi họ tên)

 

 

 

 

PHIẾU GHI CHÉP VẬT TƯ ĐẦU VÀO CHO TRANG TRẠI

(FM 14)

           

Tên : …………………………………………………….

 

Vật tư đầu vào cho trang trại………………..áp dụng trên cánh đồng ………………….. :

           

TT

Phân ……………/hạt giống/đầu vào …………………………….

Nguồn

Ruộng

Khối Lượng (kg)

Ngày sử dụng

1

         

2

         

3

         

4

         

5

         

6

         

7

         

8

         

9

         

10

         

11

         

12

         

13

         

14

         

15

         

16

         

17

         

18

         
             

 

 

BÁO  CÁO THEO  DÕI  KIỂM  SOÁT  NỘI  BỘ  ĐỐI  VỚI  TRANG  TRẠI (FM15)

 

Người sản xuất

 

Kiểm soát viên nội bộ

 

 

Hình thức chuyến kiểm tra giám sát nội bộ

     Thăm quan theo dõi lần đầu trước khi kết nạp dự án Ngày

đi

Thăm quan theo dõi hàng năm

Thăm quan theo dõi không báo trước                      Đã đến

 

1.Tài liệu trang trại do nông dân ghi chép:

Tài liệu : ……………………….

……………………

      Có

Không

 

      Ghi chép hoàn chỉnh và cập nhật

Cần cải tiến hơn : …………………………….

…………………………………………………….

 

Tài liệu : ……………………….

……………………

      Có

Không

 

      Ghi chép hoàn chỉnh và cập nhật

Cần cải tiến hơn : …………………………….

…………………………………………………….

 

Tài liệu : ……………………….

……………………

      Có

Không

 

      Ghi chép hoàn chỉnh và cập nhật

Cần cải tiến hơn : …………………………….

…………………………………………………….

 

2. Kiến thức và sự hiểu biết của người sản xuất:

Người sản xuất có hiểu biết nững yếu tố cơ bản của nông nghiệp ………………. không ?

      Tốt

Trung bình ……………………………….

Cần cải thiện : ……………………………

Người sản xuất có những hiểu biết gì về những yêu cầu của việc cấp giấy chứng nhận ………….. không ?

      Tốt

Trung bình ……………………………….

Cần cải thiện : ……………………………

Người sản xuất có tài liệu gì về các tiêu chuẩn ……………………. không ?

      Có

Không

 

Ruộng

Cây trồng được chứng nhận

Bắt đầu chuyển đổi sang …………………

Kết thúc chuyển đổi sang ……………………..

       
       
       
       

3. Giống

Nguồn Giống           Từ Dự Án           Mua riêng :…………

Giải thích hạt giống được xử lý như thế nào trước khi gieo : ……………………………………

……………………………………………………………………………………………………..

 

4. Các điều kiện cây trồng và sinh thái xung quanh trang trại

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Đa dạng sinh học trang trại

      Tốt trên ruộng số : ……………………………………..

Cần cải thiện trên ruộng : ……………………………

 

Ước tính tổng sản phầm ……………… (kg)

 

Ngày dự tính thu hoạch

 

5. Bón phân ………………. và cải tạo đất

Phân Chuồng

( Loại và khối lượng )

………………………………

………………………………..

………………………………

Phân Compost

( Loại và khối lượng )

………………………………

………………………………..

………………………………

Phân Xanh

( Loại và khối lượng )

………………………………

…………………………….

………………………………

Sử dụng các loại phân bị cấm :       không           Có : ……………………………………………..

Đốt gốc hoặc rơm dạ :        không           Có : …………………………………………………….

Nguy cơ sói mòn đất :        không            Có : …………………………………………………….

Thực hiện luân canh cây trồng :     không            Có : ……………………………………………

6. Quản lý dịch hại:

Nương số

Mô tả

 

 

 

 

Quản lý dịch

 Để thiên dịch khống chế sâu bệnh .

Thuốc trừ sau chiết từ cây :…………………………………………………….

Phương pháp khác : ……………………………………………………………

Sử dụng thuốc trừ sâu bị cấm :     không              Có : ……………………………………………

7. Vật tư khác sử dụng trên nương …………… :

Nương số

Loại, khối lượng sử dụng

 

 

 

 

 

8. Ô nhiễm từ bên ngoài :

Nước

Nước mưa trên nương số : ……………………………………………….

Ao trên mương số : ………………………………………………………

Nước giếng trên nương số : ………………………………………………

Thủy lợi truyền thống trên nương số : …………………………………….

Thủy lợi hiện đại trên nương số : ………………………………………

Nguồn khác : …………………………………………………………..

Vùng đệm

Khoảng cách giữa cây trồng ……………… và cây trồng thông thường trên các ruộng gần kề …..m. giải thích vùng đệm :…………………………………..

……………………………………………………………………………….

9. Rủi ro từ ô nhiễm bên ngoài :

Nước bề mặt

     Thấp                   Cao từ : …………………………………………….

Gió Cuốn

     Thấp                   Cao từ : …………………………………………….

Công cụ canh tác

     Thấp                   Cao từ : …………………………………………….

Trường hợp rủi ro cao hãy giải thích lý do là gì :…………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

10. Thu Hoạch và xử lý sau thu hoạch

Thu hoạch

Thủ công hay máy : ……………………………………………………………

Vận chuyển từ ruộng về nhà

Vận chuyển từ nhà đến dự án

11. Tóm tắt chuyến thăm quan theo dõi kiểm soát nội bộ

Ruộng …………………… số : …………………………

 

 

Ruộng canh tác thông thường số : …………..

 

 

Bảo quản ở nhà nông dân : ……………………

 

 

 

                       Kiểm Soát Viên                                                          Người Sản Xuất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Copyrights © 2019 VITAD-AGRI All Rights Reserved.

X