VITAD-AGRI

Viện ứng dụng công nghệ & phát triển nông nghiệp Việt Nam

20 Tháng Năm, 2020
Capture

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi thƣơng phẩm cá chình hoa (Anguilla marmorata) đạt năng suất, hiệu quả kinh tế gắn với phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh Sơn La

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chình hoa (Anguilla marmorata) đạt năng suất, hiệu quả kinh tế gắn với phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh Sơn La

B1.1-TMDA

07/2016/TT-BKHCN

 

THUYẾT MINH DỰ ÁN

Thuộc Chương trình nông thôn miền núi

 

  1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN:
  2. Tên Dự án: “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi thƣơng phẩm cá chình hoa (Anguilla marmorata) đạt năng suất, hiệu quả kinh tế gắn với phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh Sơn La”.

2.  Mã số:

  1. Cấp quản lý: – Bộ Khoa học và Công nghệ:

– Ủy quyền cho địa phương quản lý:

  1. Thời gian thực hiện: 36 tháng, từ tháng 1/2021 đến 12/2023.

5.  Dự kiến kinh phí thực hiện:                            11 943,57 triệu đồng

Trong đó:

Ngân sách sự nghiệp khoa học trung ƣơng:    5 977,6 triệu đồng Ngân sách địa phƣơng:

Nguồn khác:                                                  5 965,97 triệu đồng.

6.  Tổ chức chủ trì thực hiện Dự án:

Tên tổ chức: HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP

Họ và tên thủ trưởng cơ quan:

Số tài khoản:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Email:

 

7.  Chủ nhiệm Dự án:

Họ, tên:

Học vị: Kỹ sư Nuôi trồng thủy sản Chức vụ: Nhân viên

Địa chỉ:

Điện thoại:

8.  Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

Tên cơ quan: Viện ứng dụng công nghệ và phát triển nông nghiệp Việt Nam

(VTAD-AGRI)

Họ và tên thủ trưởng cơ quan:

Người chịu trách nhiệm chính về công nghệ, giải pháp, mô hình của Dự án: Thạc sỹ nuôi trồng thủy sản:

Địa chỉ:

Điện thoại:                                  Fax:

  1. Tính cấp thiết của dự án:

9.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Sơn La

Tỉnh Sơn La có diện tích 14.125 km² chiếm 4,27% tổng diện tích Việt Nam, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố, là một trong những tỉnh giáp biên giới, có đƣờng biên giới quốc gia dài 250 km với 3 cửa khẩu tiếp giáp Lào và chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628 km. Với độ cao trung bình 600-700m so với mặt biển, địa hình chia cắt sâu và mạnh, 97% diện tích tự nhiên thuộc lƣu      vực sông Đà, sông Mã, có 2 cao nguyên Cao nguyên Mộc Châu Cao nguyên Sơn La, địa hình tƣơng đối bằng phẳng. Địa hình phần lớn là đồi núi, trong đó các đồi núi cao tập trung ở các huyện Sốp Cộp, Thuận Châu, Bắc  Yên,… Sơn La có dòng sông Mã, sông Đà đi qua, phù sa từ hai con sông này đã bồi nên những thung lũng, 2 dòng sông này còn gây ra tình trạng xâm thực, sức nƣớc mạnh khoét sâu vào các ngọn đồi, làm sụp những phần đất cao và mở rộng thung lũng ra. Phía Đông là các cao nguyên rộng lớn nhƣ cao nguyên Mộc Châu, đây là nơi có đồng cỏ lớn, là nơi chăn nuôi gia súc phù hợp. Địa hình cao, sông suối nhiều, lắm thác ghềnh, nên đây là nơi có nguồn thủy điện dồi dài, nhà máy thủy điện Sơn La đƣợc xây dựng ở đây là nhà máy lớn nhất Đông Nam Á hiện tại. Phía Bắc và Đông là những dãy núi cao vắt ngang chắn lại các lối giao thông, vì thế đã tạo ra các đèo nhƣ đèo Pha Đin, đèo Tà Xùa,… 

Thống kê nhiệt độ trung bình năm của Sơn La có xu hƣớng tăng trong 20 năm lại đây với mức tăng 0,5 °C – 0,6 °C, nhiệt độ trung bình năm của Thành phố Sơn La hiện ở mức 21,1 °C, Yên Châu 23 °C; lƣợng mƣa trung bình năm có xu hƣớng giảm (thành phố hiện ở mức 1.402 mm, Mộc Châu 1.563 mm); độ ẩm không khí trung bình năm cũng giảm. Tình trạng khô hạn vào mùa đông, gió tây khô nóng vào những tháng cuối mùa khô đầu mùa mƣa (tháng 3-4) là yếu tố gây ảnh hƣởng tới sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Sƣơng muối, mƣa đá, lũ quét là yếu tố bất lợi.

Sơn La có khí hậu cận nhiệt đới ẩm vùng núi, mùa đông phi nhiệt đới lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mƣa nhiều. Do địa hình bị chia cắt sâu và mạnh nên hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu, cho phép phát triển một nền sản xuất nông – lâm nghiệp phong phú. Vùng cao nguyên Mộc Châu phù hợp với cây trồng và vật nuôi vùng ôn đới. Vùng dọc sông Đà phù hợp với cây rừng nhiệt đới xanh quanh năm. Với những điều kiện về tự nhiên về địa hình, khí hậu và lợi thế về tham quan du lịch, Sơn La rất có tiềm năng để phát triển hình thức du lịch sinh thái hay còn gọi là du lịch bền vững nói chung và du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp nói riêng. Trong định hƣớng chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam, du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp, nông thôn đƣợc xác định là 1 trong 5 dòng sản phẩm chủ đạo. Du lịch sinh thái đƣợc định nghĩa với nhiều phƣơng thức du lịch khác nhau, nhƣng tất cả hƣớng đến sự tôn trọng với thiên nhiên và bảo vệ hệ sinh thái khỏi sự ảnh hƣởng và tác động của con ngƣời. Du lịch sinh thái cho du khách một cái nhìn hoàn toàn khác về thế giới và thách thức mở mang đầu óc  cho những cách suy nghĩ khác nhau, có thể mang lại lợi ích kinh tế, văn hóa xã hội và môi trƣờng cho khu vực tƣ nhân và cộng đồng địa phƣơng nếu đƣợc thực hiện tốt. Doanh thu từ các chuyến thăm khách du lịch giúp tạo cơ hội việc làm, tăng thêm thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng. Du lịch sinh thái cũng có thể là một công cụ để nâng cao nhận thức về môi trƣờng và giáo dục chính bản thân bạn về bảo tồn thiên nhiên, môi trƣờng. Không những thế, du lịch sinh thái, đặc biệt là di lịch sinh thái kết hợp với nông nghiệp còn mang lại vô số lợi ích cho ngƣời trải nghiệm loại hình du lịch này nhƣ cung cấp cho du khách một sự hiểu biết sâu sắc hơn về đối tƣợng tại khu du lịch sinh thái, có cơ hội trải nghiệm thực tế, mở ra những ý tƣởng mới, giảm bớt những căng thẳng mệt mỏi thƣờng ngày.

Theo báo cáo của cục thống kê Sơn La về tình hình kinh tế – xã hội tháng 12 và năm 2018 trong khu vực dịch vụ, các ngành vẫn giữ mức tăng ổn định đóng góp tích cực vào tăng trƣởng chung của nền kinh tế, trong đó đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng trƣởng chung. Mức tăng trƣởng kinh tế khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,18% so với năm 2017; trong năm này, nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh tập trung chủ yếu là nuôi quảng canh và quảng canh cài tiên, đầu tƣ thâm canh còn hạn chế. Nhìn chung sản xuất lâm nghiệp và thủy sản năm 2018 ổn định. Diện tích cây hàng năm giảm so với năm 2017 do một số diện tích tròng lúa nƣơng, ngô đã chuyển sang trồng cây khác và một số diện tích bị bỏ hoang. Diện tích cây lâu năm phát triển khá so với cùng kỳ. Chăn nuôi gia súc, gia cầm tƣơng đối ổn định, ít bệnh, đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn. Sản xuất lâm nghiệp đƣợc duy trì, khoanh nuôi tái sinh đƣợc quan tâm. Sản xuất thủy sản phát triển, do có chính sách hỗ trợ hợp tác xã nuôi trồng thủy sản và các sản phẩm nuôi tròng đã đến kỳ thu hoạch. Tăng trƣởng của ngành công nghiệp năm 2018 lại chủ yếu dựa vào ngành chế biến, chế tạo, sản xuất và phân phối; tuy nhiên tăng trƣởng vẫn chủ yếu về bề rộng trong khi năng suất, chất lƣợng, hiệu quả canh tranh còn hạn chế. Ngành dịch vụ tiêu dùng tháng 12 năm 2018 của Sơn La đã tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trƣớc và 0,8% so với tháng trƣớc đó; dịch vụ lƣu trú tại đây tăng 10,4% và dịch vụ ăn uống tăng 12,1%, với dịch vụ lữ hành doanh thu tăng lên 10,3% so với cùng kỳ năm 2017. Lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2018 của Sơn La ƣớc tính 760,6 nghìn ngƣời, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trƣớc. Trong đó: thành thị 92,1 nghìn ngƣời, tăng 0,6%, nông thôn 668,5 nghìn ngƣời tăng 0,7%; nam 369 nghìn ngƣời tăng 0,7%, nữ 391,6 nghìn ngƣời tăng 0,7%. Đời sống dân cƣ nông thôn đƣợc cải thiện nhƣng thiếu bền vững, vẫn còn tình trạng thiếu đói giáp hạt tại một số huyện của Sơn La.

Đến tháng 10 năm 2019 ngành thủy sản của Sơn La tuy có thuận lợi cho ngành nuôi thủy sản về thời tiết và chính sách hỗ trợ song đầu ra tiêu thụ sản phẩm khó khăn, không ổn định. Về công nghiệp chỉ số sản xuất so với cùng kỳ năm 2018 giảm 23,2%. Ngành dịch vụ đến tháng 10 năm 2019 ƣớc tính tăng 9% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó doanh thu lƣu trú tăng 9,7%, doanh thu dịch vụ ăn uống tăng 8,1%, doanh thu dịch vụ lữ hành tăng 7,8% và ngành dịch vụ khác doanh thu tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trƣớc (Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tỉnh Sơn La tháng 10 và 10 tháng năm 2019).

9.2 Căn cứ pháp lý                 

  • Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16 tháng 08 năm 2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
  • Quyết định số 2760/QĐ–BNN-TCTS ngày 22 tháng 11 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;
  • Quyết định số 1167/QĐ–BNN-TCTS ngày 28 tháng 5 năm 2014 của Tổng cục Thủy sản ban hành chƣơng trình hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về việc chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp và thủy sản đã chỉ ra các doanh nghiệp đầu tƣ vào trong lĩnh vực thủy sản sẽ đƣợc ƣu đãi về mặt nƣớc, đất đai, về con giống và tiêu thụ.

  • Nghị quyết số 34-NQ/TU ngày 14.7.2015 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La về nuôi trồng và phát triển nguồn lợi thuỷ sản giai đoạn 2015 –
  • Nghị quyết số 75/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La về thông qua phê chuẩn điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Sơn La đến năm 2020 định hƣớng đến năm
  • Nghị quyết số 332/NQ-HĐND ngày 08 tháng 7 năm 2010 của Hội đồng Nhân Dân tỉnh Sơn La về việc thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Sơn La giai đoạn 2010-2015 và định hƣớng đến năm 2020;
  • Quyết định số 2401/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2018 của UBND tỉnh Sơn La về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện cơ cấu lại lĩnh vực thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2018-2020, định hƣớng đến năm 2030;

9.3. Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản và định hướng phát triển kinh tế thủy sản của tỉnh Sơn La

Trong báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tháng 12 và năm 2018 của tỉnh Sơn La, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh ƣớc năm 2018 đạt 2.715 ha, trong đó diện tích nuôi cá 2.687 ha. Số lồng bè nuôi trồng thủy sản đạt 9.543 chiếc với thể tích 804.569m3. Sản lƣợng thủy sản quý IV năm 2018 ƣớc tính đạt 1.892 tấn, trong đó sản lƣợng nuôi trồng 1.497 tấn, sản lƣợng khai thác 395 tấn; ƣớc tính cả năm 2018 sản lƣợng thủy sản ƣớc tính đạt 7.677 tấn, trong đó sản lƣợng nuôi trồng 6.464 tấn, khai thác 1.213 tấn.

Đến tháng 10/2019, diện tích nuôi trồng thủy sản của Sơn La đạt 2.730 ha, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó diện tích nuôi cá 2.706 ha, tăng 0,8%. Số lồng bè nuôi trồn thủy sản đạt 9.529 chiếc tăng 1,4% nhƣng thể tích lồng nuôi giảm 6,6%. Tổng sản lƣợng thủy sản ƣớc đạt 616,68 tấn bằng 99,9% so với cùng kỳ năm trƣớc. Tính chung tháng 10 năm 2019 sản lƣợng thủy sản của Sơn La ƣớc đạt 6.621 tấn, trong đó có 6.230 tấn, tôm 204 tấn và thủy sản khác 187 tấn. Thời tiết thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản; nuôi cá lồng, bè do có chính sách hỗ trợ các hợp tác xã nuôi trồng thủy sản và doanh nghiệp cá tầm Việt Nam đầu tƣ nên số lồng nuôi cá tăng, tuy nhiên đầu ra tiêu thụ sản phẩm khó khăn, không ổn định chủ yếu là bán lẻ (Báo cáo tình hình khinh tế – xã hội tỉnh Sơn La tháng 10 và 10 tháng năm 2019).

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thủy sản tỉnh Sơn La định hƣớng đến năm 2020 nêu rõ: Phát huy lợi thế về tiềm năng mặt nƣớc, điều kiện tự nhiên sinh thái, nguồn giống thuỷ sản đặc hữu của địa phƣơng để huy động mọi nguồn lực đầu tƣ phát triển thuỷ sản nhằm tạo ra sản phẩm hàng hoá đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng.

Khuyến khích các thành phần kinh tế, thu hút các nguồn vốn đầu tƣ vào phát triển thuỷ sản (phát triển nuôi trồng, dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm) theo quy hoạch, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận nhân dân.

– Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản kết hợp với bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng; hài hoà lợi ích của các ngành, các địa phƣơng đồng thời phải tăng cƣờng kiểm soát việc khai thác nguồn lợi và môi trƣờng nhằm đảm bảo cân bằng sinh thái tự nhiên.

Mục tiêu cụ thể phát triển ngành Thủy sản định hƣớng đến năm 2020 sản xuất chủ động 60,95 triệu cá giống và ba ba giống để cung cấp cho nuôi ao 40,27 triệu con; nuôi ruộng 6,03 triệu con; nuôi lồng 1,15 triệu con; giống bản địa và thủy đặc sản 1,2 triệu con; thả hồ Thủy điện Hòa Bình và Thủy điện Sơn La 9,5 triệu con; nuôi hồ chứa nhỏ 2,8 triệu con. Diện tích nuôi ao 2.600 ha, năng suất bình quân 2,7 tấn/ha, sản lượng nuôi ao trên 7.000 tấn.

Nuôi thủy đặc sản: Phát triển ở vùng cao có nhiệt độ thấp, thuận lợi về khí hậu đối với các đối tượng cá nước lạnh như: Cá hồi, cá tầm. Các đối tƣợng thủy đặc sản đƣợc phát triển nuôi là cá chiên, cá lăng, ếch, lƣơn, tôm càng xanh, cá quả, baba gai. Đến năm 2015 sản lƣợng đạt khoảng 50 tấn các loại, năm 2020 đạt khoảng 90 tấn.

9.4. Sự cần thiết phải đầu tư dự án

Tại Việt Nam và trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến việc phát triển nuôi trồng thủy sản đã đƣợc nêu ra nhƣ: Nghiên cứu phát triển NTTS theo hƣớng bền vững, tổ chức lƣơng thực và nông nghiệp (FAO) đã ban hành bộ quy tắc Code of Conduct for Responsible Fisheries, Foood anh Agriculture Organization of the United Nations, đề cập đến phát triển NTTS có trách nhiệm ở những vùng thuộc tài phán quốc gia, sử dụng các nguồn di truyền thủy sinh cho mục đích NTTS, NTTS có trách nhiệm ở cấp độ sản xuất. Bộ quy tắc này chỉ có tính khuyến nghị các quốc gia tự nguyện thực hiện. Để có thể thực hiện đƣợc bộ quy tắc này, mỗi quốc gia cần cụ thể hóa chúng thành các nguyên tắc quốc gia đi đôi với bộ chỉ số phù hợp. Năm 1999 FAO và Bộ nông, lâm, ngƣ của Australia đã phối hợp xây dựng chỉ số đa chiều về thực hiện nghề cá có trách nhiệm trên các mặt kinh tế, xã hội, môi trƣờng, thể chế. Bộ chỉ số này có thể làm tài liệu cho nhiều nƣớc tham khảo trong đó có Việt Nam. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng & Nguyễn Mậu Dũng (2016) cũng chỉ ra phát triển NTTS của các hộ nông dân đang gặp các khó khăn, thách thức nhƣ thiếu quy hoạch chi tiết vùng nuôi, rủi ro dịch bệnh cao, thị trƣờng khổng ổn định.

Tại Sơn La theo kế hoạch triển khai thực thực hiện cơ cấu lại lĩnh vực thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2018-2020 định hƣớng đến năm 2030 nêu rõ: Triển khai có hiệu quả kế hoạch tái cơ cấu ngành thủy sản nhằm xây dựng ngành thủy sản theo hƣớng hiện đại, chuyển từ phát triển chiều rộng sang phát triển chiều sâu, nâng cao chất lƣợng và giá trị sản phẩm. Phát triển nuôi các loại thủy sản có tiềm năng, lợi thế theo hƣớng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng nhanh năng suất, chất lƣợng và giá trị sản phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm tăng khả năng cạnh tranh thị trƣờng trong nƣớc và hƣớng tới xuất khẩu”. Với mục tiêu cụ thể đến năm 2020 duy trì tốc độ tăng trƣởng cao, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lƣợng và giá trị gia tăng. Tốc độ tăng  trƣởng  bình  quân  giá  trị  sản  xuất  thủy  sản  đạt  trên 5%/năm, tỷ lệ diện tích nuôi trồng thủy sản theo VietGAP tăng, giá trị sản xuất thủy sản đạt 200 triệu đồng/ha/năm.

Đối tƣợng nuôi: Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hƣớng mở rộng các đối tƣợng nuôi có giá trị kinh tế cao nhƣ: Cá Tầm, cá Chiên, cá Nheo, cá Lăng,… giảm dần các đối tƣợng cá truyền thống nhƣ Trắm cỏ, Chép, Rô phi,… trên khu vực các lòng hồ thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La, thủy điện Nậm Chiến. Với phƣơng thức nuôi: Chuyển từ phƣơng thức nuôi truyền thống, nhỏ lẻ, sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có sang phƣơng thức nuôi tập trung, bán công nghiệp, công nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao đặc biệt trong chế biến thức ăn, xử lý môi trƣờng, phòng và điều trị dịch bệnh… tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị, chất lƣợng cao. Xây dựng các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, hình thành chuỗi liên kết giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trong nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi trồng thủy sản vùng lòng hồ thủy điện. Tổ chức tuyên truyền vận động các thành phần kinh tế tham gia hợp tác nuôi trồng, chế biến thủy sản theo hƣớng thâm canh, ứng dụng các tiến bộ khoa học, áp dụng các quy trình sản xuất sạch và tập trung xây dựng nhãn hiệu, thƣơng hiệu sản, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm thủy sản trên địa bàn.

Cũng theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thủy sản tỉnh Sơn La định hƣớng đến năm 2020 đƣa ra Nhà nƣớc tập trung đầu tƣ cho sự nghiệp khoa học phát triển giống, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho ngƣời nuôi và khai thác thuỷ sản, định hƣớng thị trƣờng tiêu thụ, đầu tƣ hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi – khai thác – dịch vụ tập trung và tăng cƣờng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong các thuỷ vực của tỉnh.

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh tính đến tháng 9 năm 2018 đạt 2.705 ha, trong đó diện tích nuôi cá 2.672 ha. Sản lƣợng thuỷ sản tháng 9 ƣớc tính đạt 548 tấn, trong đó sản lƣợng nuôi trồng 529 tấn; sản lƣợng khai thác 19 tấn. Sản lƣợng giống thủy sản 13 triệu con, tăng 44,4%. Tính chung 9 tháng, sản lƣợng thủy sản ƣớc tính đạt 5.785 tấn, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trƣớc, trong đó sản lƣợng nuôi trồng 4.967 tấn, tăng 9,3%; khai thác 818 tấn, tăng 1,9%. Sản lƣợng giống thủy sản đạt 105 triệu con, tăng 15,4%. Đến tháng 6 năm 2019 diện tích nuôi trồng thủy sản của Sơn La ƣớc tính đạt 2.715 ha, trong đó diện tích nuôi cá là 2.687 ha. Số lồng bè nuôi thủy sản đạt 9.574 chiếc, tăng  5,9% với thể tích 808.047 m3. Sản lƣợng thủy sản ƣớc đạt 715 tấn, trong đó có 672 tấn cá. Sản lƣợng thủy sản nuôi trồng ƣớc tính đạt 614 tấn trong đó có 605 tấn cá. Trong 6 tháng đầu năm 2019 sản lƣợng thủy sản đạt 4.112 tấn, sản lƣợng giống thủy sản đạt 38,5 triệu con.

Dù vẫn phát triển thủy sản nhƣng Sơn La đang hƣớng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp thuỷ sản, tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ nhằm tận dụng lợi thế của tỉnh Sơn La có 4 loại địa hình thuận lợi cho phát triển du lịch là: núi, đồi, đồng bằng và sông hồ. Các loại địa hình đặc trƣng này đã tạo cho Sơn La những tiềm năng du lịch vô cùng phong phú, hấp dẫn.Với mục tiêu phát triển du lịch theo hƣớng bền vững và hội nhập quốc tế; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, tài nguyên thiên nhiên, tỉnh Sơn La còn tập trung chỉ đạo đẩy mạnh xúc tiến du lịch, vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách ƣu đãi để thu hút đầu tƣ phát triển du lịch. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, xây dựng kế hoạch đầu tƣ phát triển hạ tầng giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy để hỗ trợ phát triển du lịch, nâng cao khả năng kết nối giao thông tới các điểm du lịch, các bản du lịch cộng đồng. Tăng cƣờng thu hút các nguồn lực xã hội đầu tƣ phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; khuyến khích các nhà đầu tƣ chiến lƣợc đầu tƣ hình thành các khu dịch vụ du lịch phức hợp, các khu giải trí chất lƣợng cao tại các điểm du lịch. Thực hiện hỗ trợ, hƣớng dẫn tạo điều kiện cho các bản và các hộ gia đình tham gia phát triển du lịch cộng đồng; hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân khởi nghiệp trong lĩnh vực du lịch; hỗ trợ đào tạo, tập huấn kỹ năng nghề du lịch cho các hộ kinh doanh du lịch, cộng đồng bản làm du lịch cộng đồng (Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2019).

Ở nƣớc ta cá chình bông phân bố nhiều và có giá trị kinh tế ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Khánh Hòa, tuy vậy với khí hậu tại Sơn La cũng tƣơng đối thích hợp để nuôi cá chình thƣơng phẩm, phù hợp với chủ chƣơng phát triển nuôi các loại thủy sản có tiềm năng, lợi thế theo hƣớng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng nhanh năng suất, chất lƣợng và giá trị sản phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm tăng khả năng cạnh tranh thị trƣờng.

Xuất phát từ những phân tích trên và dựa trên năng lực của Hợp tác xã Nông nghiệp. Chúng tôi đề xuất dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi thƣơng phẩm cá Chình hoa (Anguilla marmorata) đạt năng suất, hiệu quả kinh tế gắn với phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh Sơn La”. Dự án sẽ góp phần đa dạng hóa các đối tƣợng nuôi thủy sản có giá trị kinh tế cao, chuyển đổi ngành nghề cho ngƣời nông dân, nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản theo hƣớng sản xuất bền vững, kết hợp nuôi trồng thủy sản với du lịch sinh thái, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Sơn La.

  1. Tính tiên tiến và thích hợp của công nghệ được chuyển giao:

10.1. Đặc điểm và xuất xứ của công nghệ dự định áp dụng

Cá Chình là đối tƣợng có giá trị dinh dƣỡng, thịt thơm ngon, đƣợc nhiều ngƣời ƣa thích. Giá thu mua trên thị trƣờng trong nƣớc hiện nay là 400.000 –

450.000 đồng/kg. Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển trở thành một trong những nƣớc có sản lƣợng cá Chình lớn của thế giới, nhờ có điều kiện khí hậu và nguồn nƣớc rất thuận lợi, có nguồn giống trên 10 triệu con/năm ở các tỉnh miền Trung, nên sản lƣợng có thể đạt tới 8.000-10.000 tấn/năm.

Nghề nuôi cá Chình ở nƣớc ta mới bắt đầu ở các tỉnh Bình Định và Phú Yên từ khoảng năm 2000, sau đó nhanh chóng lan ra các tỉnh phía Nam và hiện nay đã phát triển ra nhiều tỉnh trong cả nƣớc trong đó có Hải Dƣơng và một số tỉnh phía Bắc khác. Tuy nhiên công nghệ nuôi ở các tỉnh đa số còn lạc hậu, sử dụng thức ăn là cá tạp, môi trƣờng và dịch bệnh đều khó kiểm soát, qui mô sản xuất nhỏ lẻ nên năng suất và hiệu quả thấp, con giống của loài này còn phụ thuộc nhiều vào đánh bắt tự nhiên, cũng có rất ít nghiên cứu đối với cá Chình. Hơn nữa ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam vào các tháng mùa đông thƣờng có nhiệt độ thấp ảnh hƣởng rất lớn đến sinh trƣởng của cá trình do khi nhiệt độ thấp dƣới 12oC cá ngừng bắt mồi và chậm lớn. Bởi vậy khi nuôi ở các tỉnh miền BẮc cần có thêm phƣơng án đẻ giữ cá qua đông hoặc tính toán hiệu quả để nuôi cá và thu hoạch trƣớc mùa đông. Xuất xứ công nghệ là kết quả của các đề tài và Dự án gồm:

+ Quy trình nuôi thƣơng phẩm cá Chình hoa trong ao đất là kết quả của Đề tài cấp Bộ, đƣợc sự giúp đỡ của SUFA và Bộ Thủy sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III đã thực hiện Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi thƣơng phẩm cá Chình (Anguilla spp) tại Miền Trung” do thạc sĩ Chu Văn Công làm chủ nhiệm, thực hiện năm 2004 – 2005.

+ Quy trình ƣơng giống và nuôi thƣơng phẩm cá Chình hoa trong bể xi măng là kết quả của Dự án cấp Nhà nƣớc: “Hoàn thiện công nghệ ƣơng giống và nuôi thƣơng phẩm cá Chình hoa (Anguilla marmorata) theo hình thức công nghiệp”, mã số: KC.06.DA 19/11-15 thuộc Chƣơng trình Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ phục vụ sản xuất các sản phẩm chủ lực thực hiện năm 2012 – 2015, do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III chủ trì thực hiện, thạc sĩ Hoàng Văn Duật làm chủ nhiệm. Dự án đã nghiệm thu ngày 26 tháng 12 năm 2015 đạt kết quả xuất sắc và đƣợc công nhận kết quả tại quyết định số 1755/QĐ- BKHCN của Bộ trƣởng Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 29/06/2016.

Từ các kết quả nghiên cứu các đề tài và Dự án trên Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III đã ban hành ra các quy trình cụ thể:

  • Quy trình công nghệ nuôi thƣơng phẩm cá Chình hoa trong bể xi măng năng suất >10 kg/m2.
  • Quy trình công nghệ nuôi thƣơng phẩm cá Chình hoa trong ao đất năng suất

> 20 tấn/ha.

 10.2. Tính tiên tiến và thích hợp của công nghệ dự kiến áp dụng so với công nghệ đang được áp dụng tạo địa phương.

 10.2.1. Tính tiên tiến của công nghệ dự kiến áp dụng.

Sơn La là tỉnh miền núi phía Bắc nƣớc ta có khí hậu tƣơng đối mát mẻ, hiện số lƣợng cá Chình đƣợc nuôi tại tỉnh không nhiều và chƣa có công nghệ nuôi hoàn chỉnh nên hiệu quả chƣa cao.

Quy trình công nghệ xuất xứ của Dự án rất thích hợp để chuyển giao ứng dụng tại tỉnh Sơn La. Đây là quy trình công nghệ mới đối với tỉnh Sơn La nói chung và với Hợp tác xã Nông nghiệp nói riêng.

Quy trình công nghệ sử dụng thức ăn công nghiệp để ƣơng nuôi cá Chình sẽ giúp chủ động nguồn thức ăn, hạn chế sử dụng thức ăn tƣơi.

Công nghệ xử lý môi trƣờng nƣớc đầu vào, đầu ra, kiểm soát môi trƣờng ƣơng, nuôi cá Chình sử dụng chế phẩm sinh học sẽ đƣợc áp dụng triệt để nhằm hạn chế dịch bệnh, hao hụt thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Cá Chình là đối tƣợng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần tích cực vào việc chuyển dịch sản xuất, góp phần cung cấp nguồn đặc sản phục vụ nhu cầu ăn uống, du lịch sinh thái của ngƣời dân. Ứng dụng công nghệ ƣơng nuôi cá Chình với mục đich chuyển đổi nuôi các đối tƣợng khác không có giá trị kinh tế trong khi có thể nuôi cá Chình tại tỉnh Sơn La mang lại hiệu quả kinh tế.Trên cơ sở công nghệ xuất xứ, đơn vị chuyển giao là đơn vị nghiên cứu, có đủ kinh nghiệm, năng lực và nhân sự để chuyển giao và dự án sẽ tiếp nhận, áp dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên và thực tiễn hoạt động sản xuất Nông nghiệp – Thuỷ sản ở tỉnh Sơn La.Việc ứng công nghệ ƣơng giống và nuôi cá Chình thƣơng phẩm theo công nghệ mới là rất cần thiết và hoàn toàn có tính khả thi cao, góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, phát triển du lịch sinh thái và cải thiện cuộc sống cho ngƣời dân ở tỉnh Sơn La. Thành công của Dự án sẽ từng bƣớc đƣợc mở rộng quy mô và nhân rộng ra toàn tỉnh.

10.2.2. Tính thích hợp của công nghệ dự kiến áp dụng.

Với xu thế phát triển nuôi các loại thủy sản có tiềm năng, lợi thế theo hƣớng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng nhanh năng suất, chất lƣợng và giá trị sản phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm tăng khả năng cạnh tranh thị trƣờng trong nƣớc và hƣớng tới xuất khẩu. Cá Chình là loài có nhiều triển vọng phát triển, phù hợp với chủ trƣơng đa dạng hóa đối tƣợng và mô hình nuôi làm nền tảng kỹ thuật căn bản góp phần cải thiện và từng bƣớc nâng cao thu nhập cho nông hộ ở vùng nông thôn. Do vậy công nghệ dự kiến áp dụng sẽ phù hợp với xu thế phát triển, cũng nhƣ định hƣớng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Sơn La có diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản khoảng trên 8000 ha, trong đó 2.440ha ao, trên 5000 ha hồ đập công trình thủy lợi lớn nhỏ, gần 5.000 ha ruộng lúa có thể kết hợp nuôi cá, có 2 con sông lớn là sông Đà và sông Mã,  35 dòng suối lớn nhỏ. Tỉnh Sơn La còn có hồ thủy điện Hòa Bình và thủy điện Sơn La với diện tích mặt nƣớc thuộc địa phận tỉnh Sơn La là trên 20.000 ha (hồ thủy điện Hòa Bình thuộc địa phận Sơn La là 7.900 ha, hồ thủy điện Sơn La là 13.000ha). Với trữ lƣợng nƣớc ngọt phong phú, diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản lớn, khí hậu phù hợp với điều kiện sống của nhiều loài, trong đó có cá chình.

Nuôi cá Chình có tính khả thi cao, mang lại hiệu quả kinh tế góp phần tích cực vào chuyển dịch sản xuất. Vì các hộ dân có thể tận dụng đƣợc bờ ao nuôi cá, trồng màu, phát triển vƣờng cây ăn trái, chăn nuôi gia súc gia cầm và một phần diện tích ao nuôi các đối tƣợng nuôi không có hiệu quả đang bị bỏ hoang để chuyển đổi sang nuôi cá chình để tăng thêm thu nhập. Đối với các ao nuôi có sẵn chỉ cần cải tạo lại ao nuôi, nền đáy cống cấp thoát nƣớc …mà không phải đầu tƣ xây dựng mới nhiều.

Việc xây dựng thành công các mô hình nuôi thƣơng phẩm cá chình sẽ tạo ra nghề nuôi mới, góp phần thúc đẩy phát triển nghề nuôi trồng thủy sản tỉnh nhà theo hƣớng đa dạng hóa đối tƣợng nuôi, hình thức nuôi. Việc tiêu thụ sản phẩm cá Chình đƣợc gắn kết vào chuỗi du lịch của tỉnh.

Công nghệ ƣơng nuôi cá Chình có thể áp dụng với nhiều hình thức sản xuất ở các quy mô khác nhau từ quy mô hộ gia đình đến quy mô các trang trại đều có thể áp dụng.

II.   MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI DỰ ÁN

  1. Mục tiêu:

11.1. Mục tiêu chung: Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng thành công mô hình nuôi thƣơng phẩm cá Chình hoa năng suất và hiệu quả kinh tế gắn với phát triển du lịch sinh thái, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho ngƣời dân tại tỉnh Sơn La.

11.2. Mục tiêu cụ thể:

  1. Làm chủ đƣợc 2 quy trình công nghệ nuôi thƣơng phẩm cá Chình hoa tại Sơn La:
    • Quy trình công nghệ nuôi thƣơng phẩm cá Chình hoa trong bể xi măng năng suất >10 kg/m2;
    • Quy trình công nghệ nuôi thƣơng phẩm cá Chình hoa trong ao đất năng suất > 20 tấn/ha.
  2. Xây dựng thành công 2 mô hình tại Sơn La:

– Mô hình nuôi cá Chình hoa thƣơng phẩm trong ao đất tại tỉnh Sơn La

+   Số lƣợng 2 điểm

+   Quy mô tối thiểu 1 ha

+   Tỷ lệ sống > 70%

+   Mật độ thả 2,8 con/m²

+   Năng suất > 20 tấn/ha

+ Sản lƣợng thu 20 tấn

Cỡ cá thƣơng phẩm thu đạt trọng lƣợng tối thiểu 1 kg/con, đạt chỉ tiêu về chất lƣợng, an toàn thực phẩm (Một số chỉ tiêu phân tích đạt theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm: Chloramphenicol, Malachite Green, E.coli, Salmonella, AOZ, MOZ).

  • Mô hình nuôi cá Chình hoa thƣơng phẩm trong bể xi măng tại tỉnh Sơn

+ Số lƣợng 01 mô hình

+ Quy mô 350 m2

+ Năng suất > 10 kg /m2

+ Tỷ lệ sống: > 70%

+ Mật độ thả 14 con/m²

+ Sản lƣợng thu 3,5 tấn. Cỡ cá thƣơng phẩm thu đạt trọng lƣợng tối thiểu 1 kg/con, đạt chỉ tiêu về chất lƣợng, an toàn thực phẩm (Một số chỉ tiêu phân tích đạt theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm: Chloramphenicol, Malachite Green, E.coli, Salmonella, AOZ, MOZ).

  1. Sản xuất đƣợc 23,5 tấn/dự án cá Chình hoa thƣơng phẩm. Cỡ cá thƣơng phẩm thu đạt trọng lƣợng tối thiểu 1 kg/con, đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm (Một số chỉ tiêu phân tích đạt theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm: Chloramphenicol, Malachite Green, coli, Salmonella, AOZ, MOZ).
  2. Đào tạo đƣợc 4 kỹ thuật viên cơ sở nắm vững lý thuyết và thực hành, tập huấn cho 100 lƣợt hộ dân có kỹ năng thực hành về kỹ thuật nuôi các quy trình công nghệ mà dự án áp dụng.

12.  Nội dung Dự án:

12.1. Mô tả công nghệ nuôi thương phẩm cá Chình hoa (là xuất xứ của dự án) để triển khai trong dự án.

  • Công nghệ nuôi thương phẩm cá Chình hoa trong ao đất:

Qui trình công nghệ nuôi cá Chình thƣơng phẩm trong ao đất đƣợc thực hiện bao gồm các bƣớc ứng dụng kỹ thuật nuôi trình bày ở hình 1

Hình 1: Sơ đồ quy trình công nghệ nuôi thƣơng phẩm cá Chình hoa trong ao đất

  • Về địa điểm: lựa chọn có nguồn nƣớc Hồ chứa Thủy lợi, nƣớc sông, suối, hoặc nƣớc giếng khoan, đảm bảo trong sạch không bị nhiễm bẩn do chất thải các ngành sản xuất và chất thải sinh hoạt của dân cƣ, đủ lƣợng cung cấp đáp ứng nhu cầu sản xuất kể cả mùa khô hạn, thuận lợi giao thông và tiêu thụ sản phẩm. Chất lƣợng nƣớc nuôi đảm bảo pH = 7.5 ÷ 5.
  • Về ao nuôi: ao đất, diện tích từ 300 – 1.000m2, có hệ thống cấp và thoát nƣớc riêng biệt. Bờ ao chắc chắn không rò rỉ nƣớc, không có hang hốc. Chất đất tốt nhất nuôi cá Chình là sét pha cát hoặc cát bùn. Với ao mới đào tránh sạt lở bờ. Độ cao của bờ ao cần cao hơn mặt nƣớc ao cao nhất 0.5 – 0.7 m và có rào lƣới chắn vòng quanh cao 1 m, kích thƣớc mắt lƣới a = 3 cm để tránh thất thoát cá vào mùa mƣa lũ. Trên bờ cần phát quang các bụi cây quanh ao để không còn chỗ ẩn nấp của địch hại.
  • Về cải tạo ao: Tát cạn ao, hút vét hết phần bùn dơ bẩn ở đáy ao, dùng vôi sống (CaO): 10-15 kg/100m2, tôi vôi với nƣớc thành dạng bột mịn rồi tạt đều khắp ao để diệt khuẩn và khử phèn. Phơi đáy ao từ 7-10 ngày.

Nƣớc lấy vào đƣợc lọc qua hệ thống lƣới mắt lƣới nhỏ chắn rác và không cho cá dữ vão ao nuôi. Cấp đầy nƣớc ao, đo các yếu tố môi trƣờng nhƣ PH, độ kiềm để có biện pháp điều chỉnh về ngƣỡng thích hợp cho cá.

  • Về trang thiết bị: Các ao nuôi đều đƣợc trang bị máy sục khí đáy và quạt nƣớc để cung cấp oxy cho ao nuôi cá hàng ngày vào buổi đêm hay các trƣờng hợp khẩn cấp, máy phát điện dự phòng. Ngoài ra tất cả các ao nuôi đều đƣợc trang bị máy bơm nƣớc, máy nghiền thức ăn, máy trộn thức ăn, giàn cho ăn, vợt bắt cá.
  • Về cá giống: Giống đƣợc vận chuyển bằng phƣơng pháp kín (túi nilon có bơm oxy). Hạ nhiệt độ bằng nƣớc đá, cho vào thùng xốp có nắp đậy kín. Mật độ vận chuyển 10-15 kg/bao/15 lít nƣớc. Trƣớc khi thả giống xuống ao phải ngân bao nilon chứa cá xuống ao từ 20-30 phút để nƣớc ao và nƣớc trong túi chứa cá tƣơng đƣơng nhau, từ từ cho nƣớc ao vào túi sau đó thả cá. Vị trí thả nơi đầu nguồn nƣớc vào ao, cách bờ 2-3 Mật độ thả 2-5 con/m2, kích cỡ cá thả 20-50 gr/con.
  • Về thức ăn: thức ăn là cá tạp, thức ăn tự chế biến, lƣợng thức ăn hàng ngày cho cá ăn 7-10% (đối với cá tƣơi), 5-7% (thức ăn tự chế biến) khối lƣợng cá trong ao. Hàng ngày cho ăn 2 lần vào 6-7 giờ và 17-18 giờ. Sáng cho ăn 30% tổng số thức ăn trong ngày, số còn lại chiều cho ăn.

Về quản lý các yếu tố môi trƣờng ao nuôi: Để đảm bảo cho môi trƣờng đáy ao đƣợc tốt, hàng ngày sau khi cho ăn phải cọ rửa dàn ăn, phơi khô, trƣớc khi cho ăn lại thả dàn xuống, vớt bỏ thức ăn dƣ thừa, khoảng 7-10 ngày phải siphon đáy ao hoặc cày đáy ao xả hết nƣớc bẩn trong ao, duy trì mực nƣớc trong ao, ổn định pH thông qua bón vôi.

  • Theo dõi sinh trƣởng của cá Chình: Kiểm tra tốc độ sinh trƣởng của cá: Định kỳ hàng tháng bắt ngẫu nhiên 30 cá thể, cân khối lƣợng, đo chiều dài từng cá thể và khối lƣợng
  • Thu hoạch: Tháo nƣớc ao còn 40-60 cm, dùng lƣới kéo 2-3 lần trƣớc khi xả cạn bắt toàn bộ. Nhốt cá vào bể chứa nƣớc sạch để cho cá thải phân, bùn bám trên da, trong mang sau đó mang tiêu thụ.
    • Công nghệ nuôi thương phẩm cá Chình hoa trong bể xi măng:

Qui trình công nghệ nuôi cá Chình thƣơng phẩm trong bể đƣợc thực hiện bao gồm các bƣớc đƣợc thực hiện bao gồm các bƣớc ứng dụng kỹ thuật ƣơng trình bày ở hình 2:

Hình 2: Sơ đồ quy trình công nghệ nuôi thƣơng phẩm cá Chình hoa trong bể xi măng

Chọn địa điểm xây dựng;

Yêu cầu về nƣớc: Có nguồn nƣớc cấp thuận lợi, đảm bảo trong sạch, đủ lƣợng cung cấp khoảng 1500 m3/ngày, không bị cạn vào mùa khô và không bị lũ lụt vào mùa mƣa, không ô nhiễm, pH từ 6.5 – 8.5; nhiệt độ 26-300C, DO >5 mg/L.

Vị trí: Địa hình bằng phẳng, xa khu dân cƣ, có diện tích trên 10.000m2 – 15.000m2.

Môi trƣờng xung quanh: Yên tĩnh, ít tiếng động và ồn ào, xa nhà máy xả nƣớc thải, tránh nguồn nƣớc ô nhiễm.

Giao thông thuận lợi, để vận chuyển, thu mua, xuất bán sản phẩm đƣợc kịp thời.

Nguồn điện: có nguồn điện lƣới 3 pha, công suất trên 30 kVA.

v Xây dựng bể nuôi thƣơng phẩm:

 

Bể nuôi có tổng diện tích 350 m2, mỗi bể diện tích 100 – 200 m2, xây bằng gạch láng xi măng, đƣợc bố trí trong nhà có mái che, có hình tròn hoặc vuông, đáy bằng phẳng, nghiêng về phía lỗ thoát nƣớc ở giữa bể, các góc đƣợc bo tròn. Mặt trong bể và đáy chà láng bóng, không thoát nƣớc.

v Hệ thống cung cấp điện:

Hệ thống điện lƣới 3 pha cung cấp đảm bảo an toàn: Máy phát điện dự phòng chất lƣợng tốt 3 pha công suất trên 100 kVA.

Hệ thống dây điện đảm bảo an toàn không bị oxy hóa trong điều kiện độ ẩm cao. Các máy móc sử dụng điện phải có thiết bị an toàn: cầu giao, cầu chì, aptomat.

v Hệ thống cấp nƣớc:

Nếu dùng nƣớc tự chảy thì cần xây thêm một bể chứa, từ bể chứa dẫn đến các bể nuôi, nếu nhƣ dùng nƣớc ngầm, nƣớc giếng thì phải có thiết bị bơm nƣớc. Có thể căn cứ vào điều kiện thực tế của nguồn nƣớc để lắp thêm các thiết bị lấy nƣớc khác. Sử dụng 2-4 máy bơm nƣớc công suất 3-5 kW.

Bể chứa xử lý nƣớc cấp thể tích 1000-1500 m3. Ống dẫn nƣớc, van khóa nƣớc

v.v.

Thiết bị lọc: chất huyền phù trong nƣớc nhiều phải lọc qua bể lọc, khi lọc có thể

dùng đá và cát để một lớp ở đáy để cho nƣớc đi qua, có thể dùng phƣơng pháp lọc ngƣợc.

Thiết bị lắng: khi nƣớc có lƣợng bùn cát quá nhiều thì phải dùng biện pháp lắng đọng đồng thời xây 2 bể để thay nhau trong khi sử dụng.

v Hệ thống thoát nƣớc:

Gồm hố ga, cống siphon đáy, mƣơng thoát nƣớc, ao chứa và xử lý nƣớc thải:

Miệng ống nƣớc thải: đặt chính giữa bể, là nơi thoát nƣớc thải, phân, thức ăn thừa cũng nhƣ xác chết của sinh vật, chiếm 2% diện tích của bể ƣơng, có thể hình vuông, hình hộp, hình trụ.

Ống thoát nƣớc thải: gồm đƣờng ống thông nhau giữa miệng ống nƣớc thải ra hố ga ở bên ngoài bể, thƣờng dùng ống nhựa, kích thƣớc của ống 90-160mm.

Miệng ống thoát nƣớc hƣớng lên phía trên nằm bên ngoài bể ƣơng, ống chắn nƣớc có kích thƣớc cùng với miệng ống để có thể lắp vào hoặc rút ra đƣợc, khi rút ra thì mực nƣớc bên ngoài thấp hơn rong ao, chất bẩn thông qua ống và ra ngoài, khi cắm vào thì ống cao hơn nƣớc trong bể nên nƣớc không tràn ra ngoài, ống thấp hơn thành bể 15 cm, khi nƣớc trong bể cao hơn ống thì nƣớc tự động tràn ra ngoài.

Cống thoát nƣớc: miệng cống đƣợc lắp một bên thành bể đƣờng kính thoát 40-50 cm, chú ý không đƣợc lắp gần sàng cho ăn.

v Hệ thống cung cấp khí:

Mỗi 100m2 bể sử dụng 2 máy quạt nƣớc công suất 05 – 0,8 kW, vị trí 1 máy đối diện sàng ăn, 1 máy đặt phía sau sàng ăn (theo dòng nƣớc chảy) khoảng 1- 2m, để tạo dòng chảy tăng cƣờng trộn oxy cung cấp dƣỡng khí cho cá trong suốt quá trình nuôi.

v Các thiết bị cần thiết khác:

Máy trộn thức ăn tổng hợp để pha trộn thức ăn cho cá.

Sàng cho cá ăn đƣợc để gần thành bể và điều tiết lên xuống đƣợc khi mực nƣớc thay đổi. Sàng ăn phải rộng rãi, có một lớp lƣới bằng kim loại hay nhựa có kích thƣớc mắt lƣới phù hợp để cá có thể bơi lọt qua, nhƣng ngăn không để thức ăn trôi ra ngoài, giữa sàng ăn có lắp một bóng đèn cách mặt nƣớc 20-30cm, công suất của bóng đèn là 1W cho 10m2, phía trên bóng đèn đƣợc che kín bằng chụp đèn tạo vùng ánh sáng tập trung ở sàng ăn.

Sàng cho cá nghỉ có cấu tạo giống sàng cho ăn, đặt gần sát đáy bể cho cá tập trung vào nghỉ ngơi sau khi cho ăn hoặc thay nƣớc, vệ sinh.

Các dụng cụ cần thiết nhƣ giai giữ cá, rổ lọc cá, xô, chậu, cân, thƣớc, vợt, kính hiển vi v.v…

Thiết bị xác định môi trƣờng nuôi: pH, Kiềm, NH3, O2, nhiệt độ v.v.

v Chuẩn bị bể và nƣớc:

Bể mới xây dựng: Cần tẩy rửa bằng phèn chua với nồng độ 0.1- 0.3 kg/m3, ngâm 5 -7 ngày hoặc ngâm cây chuối hay cây dừa nƣớc. Xả hết nƣớc, chà và rửa sạch bằng xà bông. Trƣớc khi thả giống dùng thuốc tím, liều lƣợng 2g/m3 nƣớc tạt đều khắp bể để khử trùng, sau đó chà rửa sạch lại bằng xà bông.

Bể cũ: dùng chlorine 50 – 100 g/L nƣớc tạt khắp bể, sau 5-10 ngày thì tiến hành rửa sạch bể. Trƣớc khi thả giống 7 ngày, dùng thuốc tím, liều lƣợng 2g/m3 nƣớc tạt đều khắp bể để khử trùng, sau đó chà rửa sạch lại bằng xà bông.

Cấp nƣớc từ bể chứa đã qua lọc để loại bỏ các chất bẩn hữu cơ, sinh vật hại cá. Mực nƣớc cấp cao 1m.

Kiểm tra thành bể và miệng ống thoát nƣớc, không có nứt và rò rỉ nƣớc. Nếu bị nứt hoặc rò rỉ thì phải có biện pháp khắc phục ngay.

Lắp ráp các trang thiết bị: máy quạt nƣớc, sàng ăn, hệ thống đèn chiếu sáng v.v.

v Chọn giống và thả giống:

Chọn cá khỏe mạnh, bơi lội nhanh nhẹn, không bị tổn thƣơng, không có dấu hiệu bệnh lý, kích thƣớc đồng đều và không lẫn giống cá Chình khác

Trƣớc khi thả cá phải kiểm tra nhiệt độ nƣớc trong bể, nếu nhiệt độ chênh lệch quá 30C thì phải có thời gian thuần hóa cá cho quen với môi trƣờng bể nuôi.

Trƣớc khi thả nên tắm qua nƣớc muối 5-7‰ trong thời gian 5 phút. Nhiệt độ nƣớc trong bao chứa cá và trong bể tắm khi thả không đƣợc chênh lệch quá 20C.

Duy trì mật độ nuôi không quá 12 kg/m3 nƣớc

v   Thức ăn và kỹ thuật cho ăn

Sử dụng thức ăn tổng hợp chuyên dùng cho nuôi cá Chình, dạng bột mịn Bảng 1: Thành phần dinh dƣỡng của thức ăn cho cá Chình thƣơng phẩm nuôi

theo hình thức thay nƣớc hàng ngày, bổ sung oxy bằng máy quạt khí

Protein

Lipid

Chất xơ

Độ ẩm

Ca

P

Tro

≥ 43

≥ 4,0

≤ 3,0

≤ 10

2,0-5,0

≥ 1

≤ 17

Có thể trộn thêm Vitamin C, men tiêu hóa, khoáng chất.

Thức ăn đƣợc trộn với nƣớc với tỉ lệ 1:1.2-1.4, đảo đều cho đến khi đặc quánh, nổi và không tan trong nƣớc tạo điều kiện cho cá bắt mồi đƣợc dễ dàng.

Cho ăn ngày 2 lần vào lúc 5h30 và 18h. Thức ăn đƣợc cho vào sàng ăn để cá tập trung bắt mồi và dễ theo dõi kiểm soát khả năng bắt mồi của cá.

Lƣợng cho ăn khoảng 2-3% khối lƣợng cá/ngày, đƣợc điều chỉnh theo khả năng bắt mồi của cá, thƣờng cho ăn ít hơn so với nhu cầu để kích thích cá bắt mồi và giảm ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, vớt thức ăn dƣ thừa.

Thời gian bắt mồi của cá vào khoảng 10-15 phút, nếu sau 20 phút mà cá không sử dụng hết thức ăn thì điều chỉnh giảm khẩu phần ăn cho lần tiếp theo.

v Quản lý môi trường bể nuôi:

Duy trì các yếu tố môi trƣờng nƣớc trong khoảng thích hợp để cá sinh trƣởng tốt: pH từ 6.5 – 8.5; nhiệt độ 26-300C; DO >5 mg/L.

Có phƣơng án để duy trì nhiệt độ trong mùa đông khi nhiệt độ thấp

Không gian phải yên tĩnh: hạn chế tối đa sự tác động của tiếng ồn, ánh sáng, các chấn động khác.

Vớt thức ăn dƣ thừa ra bằng vợt lƣới mềm, sau khi cho ăn khoảng 20 phút. Hàng ngày, sau khi cho ăn 2 giờ tiến hành hút chất bẩn ra ngoài.

Dùng bàn chải để chà thành và đáy bể cho sạch các vết bẩn. Thay nƣớc: mỗi lần thay khoảng 30% lƣợng nƣớc trong bể nuôi.

Duy trì mực nƣớc trong bể 80-100 cm, cá càng lớn mực nƣớc duy trì càng sâu hơn.

v. Thu hoạch, đóng bao, vận chuyển:

Cá đã nuôi đạt kích cỡ thƣơng phẩm (2kg/con) có thể bán ra thị trƣờng thì tiến hành thu hoạch để xuất bán, các bƣớc tiến hành nhƣ sau:

Chuẩn bị dụng cụ gồm lƣới kéo, vợt lớn, giai, sàng phân cỡ cá, thùng chứa, cân, bao nilon, thùng xốp, dây cột, bình chứa oxy v.v.

Trƣớc khi thu hoạch cho cá nhịn ăn ít nhất 2 ngày, tháo cạn nƣớc, dùng lƣới kéo để thu bắt cá, tránh làm cá bị tổn thƣơng, xây sát.

12.2. Nội dung và các bước thực hiện:

Dự án sẽ thực hiện 4 nội dung chính và các bƣớc công việc cụ thể nhƣ sau

Nội dung 1. Khảo sát, lựa chọn địa điểm và thiết kế, lắp đặt thiết bị công trình ƣơng nuôi cá Chình:

  • Xây dựng bộ câu hỏi điều tra các hộ nuôi cá và môi trƣờng ao nuôi cá Chình.
  • Khảo sát và chọn địa điểm các hộ nuôi cá Chình trong ao đất và bể xi măng.
  • Chọn địa diểm xây dựng mô hình nuôi cá Chình thƣơng phẩm trong ao đất;
  • Chọn địa diểm xây dựng mô hình nuôi cá Chình hoa thƣơng phẩm trong bể xi măng
    • Chọn hộ tham gia thực hiện mô hình
    • Chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết kế, xây dựng bổ sung hệ thống công trình, mua sắm trang thiết bị, lắp đặt thiết bị công trình nuôi thƣơng phẩm cá Chình
    • Chuẩn bị nhân lực tiếp nhận công nghệ

Nội dung 2: Chuyển giao và tiếp nhận quy trình công nghệ nuôi thương phẩm cá Chình hoa

  • Thời gian thực hiện: Tháng 8/2021 – 12/2021.
    • Thực hiện ký kết hợp đồng giữa Hợp tác xã Nông nghiệp và Viện ứng dụng công nghệ và phát triển nông nghiệp Việt Nam ( VITAD-AGRI) về sản xuất, dịch vụ và chuyển giao công nghệ thuỷ sản về chuyển giao quy trình công nghệ nuôi thƣơng phẩm cá Chình hoa
    • Đơn vị Chuyển giao (06 cán bộ chuyên môn theo từng lĩnh vực: dinh dƣỡng, bệnh và môi trƣờng…) sẽ đào tạo 4 cán bộ kỹ thuật của đơn vị tiếp nhận công nghệ nuôi cá Chình tại Sơn La (đƣợc đào tạo lý thuyết và hƣớng dẫn thực hành ngay tại trang trại nuôi cá chình) và đơn vị chuyển giao tiếp tục cử ngƣời đến chuyển giao cho 04 cán bộ kỹ thuật của đơn vị tiếp nhận, hƣớng dẫn công nghệ nuôi cá Chình, thực hiện kết hợp giữa lý thuyết và thực hành lồng ghép trong quá trình thực hiện các mô hình nuôi thƣơng phẩm cá Chình, xử lý tình huống và điều chỉnh cho phù hợp trong điều kiện tại tỉnh Sơn La. Sau khi tiếp nhận công nghệ nuôi cá chình các cán bộ kỹ thuật này tiếp tục triển khai và phát triển nhân rộng mô hình của Dự án.

Đơn vị chủ trì: Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất công trình, trang thiết bị để thực hiện Dự án. Cử cán bộ kỹ thuật có khả năng tiếp nhận, ứng dụng và phát triển công nghệ,

Đơn vị chuyển giao: Cử cán bộ có năng lực, chuyên môn phù hợp (liên quan đến lĩnh vực chuyển giao công nghệ nuôi cá chình), có khả năng truyền tải và hƣớng dẫn cho cán bộ của bên tiếp nhận công nghệ đƣợc tốt nhất.

Nội dung quy trình chuyển giao gồm:

  • Chuyển giao và tiếp nhận Quy trình công nghệ nuôi cá Chình hoa thƣơng phẩm trong ao đất, năng suất đạt trên 20 tấn/ha:

+ Lựa chọn địa điểm xây dựng trại; xây dựng và cải tạo ao nuôi cá Chình hoa thƣơng phẩm.

+ Công nghệ lắp đặt các trang thiết bị, hệ thống cung cấp nƣớc, oxy, sàng cho ăn, sàng nghỉ.

+ Công nghệ chọn giống, thả giống, chăm sóc và quản lý môi trƣờng;

+ Công nghệ phòng trị bệnh cho cá Chình hoa thƣơng phẩm;

  • Chuyển giao và tiếp nhận Quy trình công nghệ nuôi cá Chình hoa thƣơng phẩm trong bể xi măng, năng suất đạt trên 10kg /m2.

+ Lựa chọn địa điểm xây dựng trại; xây dựng bể nuôi cá Chình hoa thƣơng phẩm.

+ Lắp đặt vận hành các trang thiết bị, hệ thống cung cấp nƣớc, ôxy, sàng cho ăn, sàng nghỉ.

+ Công nghệ chọn giống, thả giống, chăm sóc và quản lý môi trƣờng;

+ Công nghệ phòng trị bệnh cho cá Chình hoa thƣơng phẩm

Nội dung 3: Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Chình hoa

  • Mô hình nuôi cá Chình hoa thương phẩm trong ao đất đạt các chỉ tiêu kỹ thuật:
  • Số lượng mô hình: 02 điểm triển khai
  • Quy mô diện tích 10.000 m2 (1 ha)
  • Sử dụng thức ăn tổng hợp chuyên dụng cho cá Chình (dạng bột, hàm lượng Protein ≥ 43%, lipid 4-8%)
  • Kích cỡ cá thả: ≥ 200 g/con
  • Mật độ nuôi: 2,8 con/m2
  • Số lượng cá thả: 28000
  • Năng suất > 20 tấn/ha.
  • Sản lƣợng cá thu 20,1 tấn. Cỡ cá thƣơng phẩm thu đạt tối thiểu 1 kg/con, đạt chỉ tiêu về chất lƣợng, an toàn thực phẩm.
  1. Địa điểm: tỉnh Sơn La).

+ Thời gian nuôi: 24 tháng, từ 08/2021-08/2023

+ Quy mô diện tích 9.000 m2

+ Số lƣợng cá thả: 25.200 con

+ Tỷ lệ sống > 70%

+ Sản lƣợng thu: 18,1 tấn. Cỡ cá thƣơng phẩm thu đạt tối thiểu 1 kg/con. đạt chỉ tiêu về chất lƣợng, an toàn thực phẩm.

  1. Địa điểm: tỉnh Sơn La (Hộ dân 1)
  2. Thời gian nuôi: 24 tháng, từ 08/2021-08/2023
  3. Quy mô diện tích 500 m2
  4. Số lƣợng cá thả: 1.400 con
  5. Tỷ lệ sống > 70%
  6. Sản lƣợng thu: 0,501 tấn. Cỡ cá thƣơng phẩm thu đạt tối thiểu 1kg/con, đạt chỉ tiêu về chất lƣợng, an toàn thực phẩm.
  7. Địa điểm: huyện tỉnh Sơn La (Hộ dân 2)

+Thời gian nuôi: 24 tháng, từ 08/2021-08/2023

+Quy mô diện tích 500 m2

+Số lƣợng cá thả: 1.400 con

+ Tỷ lệ sống > 70%

+Sản lƣợng thu: 0,501 tấn. Cỡ cá thƣơng phẩm thu đạt tối thiểu 1 kg/con, đạt chỉ tiêu về chất lƣợng, an toàn thực phẩm.

  • Mô hình nuôi cá Chình hoa thƣơng phẩm trong bể xi măng đạt các chỉ tiêu kỹ thuật
  • Số lƣợng mô hình 01
  • Địa điểm: tỉnh Sơn La (cơ sở của HTX).

+Thời gian ƣơng nuôi: 24 tháng từ từ 08/2021-08/2023

+Quy mô điện tích 350 m2

+Sử dụng thức ăn tổng hợp chuyên dụng cho cá Chình (hàm lƣợng Protein ≥ 43%, lipid 4-8%)

+Mật độ thả 14 con/m2

+Kích cỡ cá thả: 50 g/con

+Số lƣợng cá thả: 4.900 con

+Sản lƣợng thu: 3,6 tấn. Cỡ cá thƣơng phẩm thu đạt tối thiểu 1 kg/con, đạt chỉ tiêu về chất lƣợng, an toàn thực phẩm.

Nội dung 4: Đào tạo kỹ thuật viên cơ sở và tập huấn cho ngƣời dân

  • Đào tạo 04 kỹ thuật viên cơ sở

– Thời gian đào tạo: tháng 01/2021 – 12/2023

  • Địa điểm đào tạo: tại TP Hồ Chí Minh và tỉnh Sơn La
  • Tổ chức đào tạo: lý thuyết và thực hành về quy trình nuôi thƣơng phầm cá Chình trong bể và trong ao
  • Tham quan mô hình nuôi thƣơng phẩm tại TP Hồ Chí Minh
  • Tiếp tục hƣớng dẫn, đào tạo triển khai thực tế mô hình của Dự án tại tỉnh Sơn La.
  • Đánh giá kết quả đào tạo về kỹ năng triển khai và xử lý tình huống trong quá trình ƣơng nuôi.
  • Đào tạo đƣợc 04 kỹ thuật viên nắm vững các quy trình công nghệ, ứng dụng trong việc xây dựng mô hình mà dự án chuyển
    • Tổ chức tập huấn cho 100 lƣợt nông dân tại tỉnh Sơn La

Thời gian tập huấn: 06/2022 – 11/2023

  • Địa điểm tập huấn: Lựa chọn các hộ nông dân có nhu cầu tiếp nhận công nghệ và mong muốn ứng dụng công nghệ để triển khai phát triển sản xuất nuôi đối tƣợng cá chình, tại các vùng trong tỉnh Sơn La. Tổ chức tập huấn: 02 lớp tập huấn, 50 ngƣời/lớp tập huấn, 3 ngày/lớp.

+ Lớp 1 tổ chức tại huyện Mộc Châu: Dành cho các hộ trên địa bàn huyện Mộc Châu

+ Lớp 2 tổ chức tại một huyện khác trong tỉnh Sơn La: Dành cho các hộ trên địa bàn 2 huyện khác của Sơn La.

  • Xây dựng chƣơng trình đào tạo gồm các bƣớc kỹ thuật trong quy trình nuôi thƣơng phẩm cá Chình: Chọn địa điểm xây dựng trại, xây dựng bể nuôi thƣơng phẩm cá Chình hoa, công nghệ lắp đặt các trang thiết bị, hệ thống cung cấp nƣớc, ôxy, sàng cho ăn, sàng nghỉ, công nghệ chọn giống, thả giống, chăm sóc và quản lý môi trƣờng, công nghệ phòng trị bệnh cho cá Chình từ giai đoạn giống và gia đoạn nuôi thƣơng phẩm.
  • Đơn vị chủ trì: Lựa chọn các hộ dân, phối hợp với đơn vị chuyển giao tổ chức lớp tập huấn, tạo điều kiện để các hộ dân đƣợc tham quan học tập tại mô hình triển khai Dự án. Sau khi đào tạo, đơn vị chủ trì tiếp tục hỗ trợ về kỹ thuật cho các hộ dân có nhu cấu phát triển nghề nuôi cá chình tại địa phƣơng.
  • Kết quả sau khi tập huấn: 100 hộ dân nắm vững đƣợc quy trình công nghệ:

+ Quy trình công nghệ nuôi cá Chình hoa thƣơng phẩm trong ao đất, năng suất đạt trên 20 tấn/ha:

+ Quy trình công nghệ nuôi cá Chình hoa thƣơng phẩm trong bể xi măng, năng suất đạt trên 10kg /m2.

13.  Giải pháp thực hiện:

 13.1. Giải pháp về mặt bằng và XDCB

Hợp tác xã Nông nghiệp – Du lịch và dịch vụ sở hữu trên 6 ha đất đồi tại tỉnh Sơn La. phù hợp để đào ao, xây bể ƣơng nuôi, xây dựng nhà xƣởng và kho tàng. Đồng thời Hợp tác xã có một số ao đất diện tích dao động từ 300-500 m² với diện tích mặt nƣớc khoảng 2.000m2 với đầy đủ trang thiết bị nhƣ hệ thống quạt nƣớc, hệ thống sục khí tạo ôxy, nhà xƣởng và kho chứa thức ăn tại tỉnh Sơn La. Hợp tác xã có đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lao động có năng lực trong nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt.

HTX cam kết tham gia góp vốn xây dựng nhà xƣởng, công trình, mua sắm máy móc thiết bị, mua con giống, thức ăn và chi phí cho việc thực hiện Dự án.

Các mô hình nhân rộng đảm bảo tiêu chuẩn về ao nuôi, diện tích 800m2 trở lên với đầy đủ hệ thống cấp và thoát nƣớc, nguồn nƣớc cấp phải trong sạch và có các chỉ tiêu về môi trƣờng phù hợp để nuôi cá Chình hoa, địa điểm ao nuôi phải tránh đƣợc lũ lụt.

Để Dự án thực hiện thành công, trong quá trình thực hiện trong tỉnh Sơn La sẽ căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, những yêu cầu để đáp ứng đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi của cá Chình nhằm chọn ra địa điểm triển khai mô hình, ao nuôi đƣợc chọn phải gắn liền với hoạt động sản xuất thực tế của nông hộ. Vị trí của những ao đƣợc chọn phải đảm bảo đƣợc điều kiện cấp và thoát nƣớc cho ao nuôi thuận lợi. Ao không bị nhiễm phèn hoặc mức độ nhiễm phèn thấp và thông qua quá trình cải tạo thích hợp, pH nƣớc trong ao nuôi đạt dao động từ 7 – 8,5. Các yếu tố môi trƣờng nuôi khác nhƣ DO, COD, Đđm và lân,… cũng phải phù hợp và không ảnh hƣởng bất lợi cho quá trình sống và phát triển của cá Chình hoa nhƣ đã đề cập. Đáp ứng đƣợc những yêu cầu trên, chắc chắn tính khả thi của Dự án sẽ đạt rất cao trong thực tế.

13.2. Giải pháp về đào tạo

* Đào tạo kỹ thuật viên

  • Lựa chọn các kỹ thuật viên của HTX để đào tạo: Hợp tác xã Nông nghiệp – Du lịch và dịch vụ sẽ lựa chọn 04 cán bộ kỹ thuật có trình độ để tham gia đào tạo, tiếp nhận các quy trình công nghệ của Dự án.
  • Xây dựng chƣơng trình đào tạo: bao gồm

+ Một số đặc điểm sinh học và tình hình sản xuất giống, nuôi thƣơng phẩm cá Chình ở Việt Nam và thế giới.

+ Quy trình công nghệ nuôi cá Chình hoa thƣơng phẩm trong ao;

+ Quy trình công nghệ nuôi cá Chình hoa thƣơng phẩm trong bể xi măng.

+ Các khâu trong quy trình nuôi cá Chình gồm: Lắp đặt hệ thống trang thiết  bị cung cấp nƣớc và thoát nƣớc, chọn giống, thả giống, chăm sóc quản lý, phòng trị bệnh và vận chuyển cá giống và cá thƣơng phẩm.

  • Ký kết hợp đồng với giáo viên: Giáo viên đào tạo là các cán bộ của Trung tâm tƣ vấn, sản xuất, dịch vụ và chuyển giao công nghệ Thuỷ sản. Là những ngƣời có kinh nghiệm nhiều năm trong nuôi thƣơng phẩm cá Chình.
  • Tổ chức đào tạo: Đào tạo kỹ thuật viên sẽ đƣợc tổ chức tại Hợp tác xã Nông nghiệp. Giai đoạn đầu các cán bộ kỹ thuật của Hợp tác xã sẽ đƣợc đào tạo tại cơ sở ở Sơn La. Theo phƣơng pháp đào tạo là “Cầm tay chỉ việc” sẽ đƣợc thực hiện kết hợp giữa lý thuyết và thực hành lồng ghép trong quá trình thực hiện các mô hình nuôi thƣơng phẩm cá Chình. Sau đó các cán bộ kỹ thuật này sẽ tiếp tục đƣợc các cán bộ kỹ thuật của Viện ứng dụng công nghệ và phát triển nông nghiệp Việt Nam sẽ hƣớng dẫn thực hiện xử lý các tình huống nuôi cá Chình trong điều kiện triển khai mô hình thực tế của tỉnh Sơn
  • Tham quan mô hình nuôi thƣơng phẩm tại TP Hồ Chí Minh.
  • Đánh giá kết quả đào tạo: sau khóa đào tạo, Trung tâm tƣ vấn, sản xuất, dịch vụ và chuyển giao công nghệ Thuỷ sản, Hợp tác xã Nông nghiệp và các chuyên gia sẽ tiến hành đánh giá trình độ học viên dựa trên mức độ hiểu biết và sự thành thạo các thao tác thực hiện các bƣớc của quy trình. Trung tâm tƣ vấn, sản xuất, dịch vụ và chuyển giao công nghệ Thuỷ sản sẽ cấp giấy chứng nhận cho các học viên đạt yêu cầu.

* Tập huấn cho nông dân

  • Lựa chọn các hộ nông dân có khả năng nuôi thƣơng phẩm cá Chình, căn cứ kết quả điều tra, khảo sát, tham vấn ý kiến của Trung tâm tƣ vấn, sản xuất, dịch vụ và chuyển giao công nghệ Thuỷ sản. Hợp tác xã Nông nghiệp mời các hộ có khả năng phát triển tham gia tập huấn.
  • Xây dựng chƣơng trình đào tạo kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Chƣơng trình sẽ đƣợc xây dựng ngắn gọn và dễ hiểu, kết hợp giữa kênh chữ và kênh hình cho các bƣớc kỹ thuật. Chƣơng trình đào tạo bao gồm:

+ Một số đặc điểm sinh học và tình hình nuôi thƣơng phẩm cá Chình ở Việt Nam và thế giới.

+ Quy trình công nghệ nuôi cá Chình hoa thƣơng phẩm trong ao.

+ Quy trình công nghệ nuôi cá Chình hoa thƣơng phẩm trong bể xi măng.

+ Các khâu trong quy trình nuôi cá Chình gồm: Lắp đặt hệ thống trang thiết bị cung cấp nƣớc và thoát nƣớc, chọn giống, thả giống, chăm sóc quản lý, phòng trị bệnh và vận chuyển cá giống và cá thƣơng phẩm

  • Lựa chọn và ký kết hợp đồng với giáo viên: Giáo viên đào tạo là 3 cán bộ của Trung tâm tƣ vấn, sản xuất, dịch vụ và chuyển giao công nghệ Thuỷ sản, là những ngƣời có kinh nghiệm nhiều năm trong nuôi thƣơng phẩm cá Chình.
  • Tổ chức tập huấn: Địa điểm tập huấn tại Hợp tác xã Nông nghiệp, thời gian tập huấn là 5 ngày, 2 đợt (50 học viên/lớp) vào năm thứ 3 của dự án. Phƣơng pháp tập huấn lý thuyết kết hợp thực hành tại cơ sở ƣơng, nuôi cá Chình.

13.3. Giải pháp về tổ chức sản xuất

+ Giải pháp về xây dựng mô hình dự án: Để dự án thực hiện thành công và đạt hiệu quả cao về năng suất cùng lợi nhuận mang lại từ mô hình nuôi, về mặt tổ chức sản xuất, trƣớc hết ban chủ nhiệm Dự án sẽ phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp & PTNT Tỉnh Sơn La cùng phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện ở huyện trong tỉnh nhằm rà soát lại điều kiện thực tế ở địa phƣơng có hộ nuôi tham gia hoạt động cùng với Dự án. Sau khi thống nhất chọn lựa địa điểm và hộ nuôi, ban chủ nhiệm Dự án sẽ xúc tiến xây dựng kế hoạch tập huấn kỹ thuật, hƣớng dẫn rõ cho hộ nuôi về các giải pháp công nghệ thực hiện và triển khai ứng dụng qui trình kỹ thuật nuôi thâm canh cá Chình, đồng thời cũng sẽ giới thiệu phƣơng án kiểm tra và giám sát về các điều kiện về thức ăn, môi trƣờng nƣớc và vấn đề phòng bệnh trong hệ thống nuôi. Định kỳ mỗi tháng, ban chủ nhiệm Dự án sẽ cùng với các đơn vị phối hợp thực hiện trực tiếp đến các cơ sở nuôi để kiểm tra hoạt động chăm sóc và quản lý nuôi 1 lần/tháng. Tất nhiên trong quá trình vận hành kỹ thuật, khi mô hình nuôi gặp những sự cố đột ngột, có khả năng ảnh hƣởng không tốt đến chất lƣợng và sự thành công của mô hình nuôi, cán bộ kỹ thuật của HTX và Sở Nông nghiệp & PTNT sẽ kịp thời có mặt để tìm các giải pháp khắc phục hợp lí nhất góp phần đảm bảo sự thành công của mô hình nuôi.

– Về cơ sở vật chất:

+ Nuôi cá Chình trong bể: chuẩn bị hệ thống cung cấp nƣớc (bể lắng, lọc, bể chứa xử lý nƣớc cấp), hệ thống bể nuôi (lắp đặt các trang thiết bị hệ thống cung cấp khí, sàng ăn, đèn chiếu sáng),

+ Nuôi thƣơng phẩm cá Chình trong ao: Ao nuôi có hệ thống cống cấp thoát nƣớc, trang bị giàn cung cấp khí mỗi ao sử dụng 02-03 giàn quạt nƣớc (mỗi giàn 10-15 cánh) đặt tại 2 góc chéo đối diện. Bờ ao đƣợc tu sửa, gia cố, đầm nén kỹ các lỗ ao bị rò rỉ.

+ Các thiết bị phụ trợ khác: máy trộn thức ăn, rổ lọc cá, cân, vợt, xô chậu…

– Chăm sóc và quản lý trong quá trình triển khai mô hình:

+ Môi trƣờng ƣơng nuôi: Duy trì các yếu tố môi trƣờng nƣớc trong khoảng thích hợp để cá sinh trƣởng tốt: pH từ 6.5 – 8.5; nhiệt độ 26 – 300C, DO >5  mg/L.

+ Kiểm tra tốc độ tăng trƣởng, tỷ lệ sống và năng suất: Cá nuôi thực nghiệm trong mô hình phải đạt mức độ tăng trƣởng (g/ngày) tốt, tỉ lệ hao hụt (chết) trong quá trình nuôi luôn thấp và sau cùng là năng suất cùng chất lƣợng các sản phẩm cá nuôi tăng cao dƣới ảnh hƣởng của nhiều nhân tố nhƣ: Kỹ thuật thiết kế và xây dựng, vận hành mô hình nuôi cá Chình, phù hợp với điều kiện môi trƣờng cùng

khả năng kiểm soát chất lƣợng nƣớc của hệ thống nuôi cá Chình, điều chỉnh lƣợng thức ăn cho ăn trong các lần ăn lƣợng cho ăn khoảng 2-3% khối lƣợng cá/ngày (cá thƣơng phẩm).

– Về chọn đơn vị cung cấp giống, thức ăn, các vật tƣ khác: Lựa chọn đơn vị cung cấp có uy tín trong nƣớc, ký hợp đồng cung cấp.

Nguyên tắc chọn đơn vị cung cấp dịch vụ:

+ Chất lƣợng sản phẩm đảm bảo theo yêu cầu của dự án;

+ Thời gian giao hàng/cung cấp dịch vụ phải đảm bảo theo yêu cầu, phù hợp với tiến độ hực hiện dự án;

+ Giá cả sản phẩm phải cạnh tranh;

+ Phƣơng thức thanh toán phù hợp, có bảo hành;

+ Phƣơng thức giao hàng phải thuận tiện;

+ Có sự cố phát sinh phải phối hợp giải quyết;

–  Thành lập ban quản lý dự án có trách nhiệm quản lý kinh phí và điều hành   các hoạt động của dự án theo đúng mục tiêu, nội dung và tiến độ thực hiện đƣợc phê duyệt và đảm bảo các nguyên tắc sau:

+ Thực hiện đúng những cam kết với cơ quan quản lý và cộng đồng;

+ Chú trọng công tác lập kế hoạch và báo cáo (giai đoạn và tổng thể);

+ Công khai, dân chủ, phát huy sáng tạo của các cộng sự và cộng đồng;

+ Các hoạt động luôn hƣớng về mục tiêu của dự án;

+ Đảm bảo nguyên tắc về quản lý tài chính;

+ Luôn có mối liên hệ chặc chẽ với chính quyền địa phƣơng để có sự đồng thuận và ủng hộ;

+ Giải pháp thu hút và sử dụng lao động: Trong quá trình thực hiện dự án, số lao động trực tiếp tham gia dự án là 15 ngƣời (Cán bộ kỹ thuật và công nhận tham gia trực tiếp sản xuất gồm: vệ sinh, thay nƣớc, cho ăn, theo dõi và xử lý trong quá trình nuôi), số lao động tham gia gián tiếp là 10 ngƣời (Cán bộ quản lý định hƣớng hƣớng dẫn điều tiết trong quá trình triển khai Dự án, tham gia hỗ trợ xây dựng kế hoạch, báo cáo. Nhân viên hỗ trợ: mua sắm vật tƣ trang thiết bị, nguyên liệu đầu vào và tìm kiếm thị trƣờng đầu ra cho sảm phẩm).

13.4. Giải pháp về khắc phục nhiệt độ xuống thấp vào mùa đông

Trong công nghệ xuất xứ chƣa nói về giải pháp công nghệ nuôi qua đông. Căn cứ nghiên cứu trên các đối tƣợng thuỷ sản vào mùa lạnh và áp dụng công nghệ ƣơng nuôi tôm. Khi nhiệt độ môi trƣờng xuống thấp dƣới 240C thì giải pháp cần phải chuẩn bị:

  • Xây dựng công trình: Đối với các trại nuôi thƣơng phẩm trong bể xi măng xây dựng trại che chắn kín để chống mất nhiệt trong quá trình ƣơng nuôi. Đối với các ao nuôi tăng độ sâu của ao nuôi trên 1,5 m, tạo các bờ chắn gió, tạo vật trú ẩn ở đáy
  • Chăm sóc quản lý: Khi nhiệt độ xuống thấp cho ăn giảm đi hoặc cắt ăn. Trộn thêm các chất bổ sung dinh dƣỡng Vitamin C, men vi sinh… để tăng khả năng tiêu hoá và tăng sức đề kháng của cá.

13.5. Giải pháp về con giống

Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển trở thành một trong những nƣớc có sản lƣợng cá Chình hàng đầu của thế giới, nhờ có điều kiện khí hậu và nguồn nƣớc rất thuận lợi. Có nguồn giống ở các tỉnh miền Trung với sản lƣợng trên 10 triệu con/năm. Nếu sử dụng nguồn lợi này để nuôi thƣơng phẩm thì sản lƣợng có thể đạt tới 8.000 – 10.000 tấn.

Viện VITAD-AGRI là đơn vị phối hợp với đơn vị chuyển giao thực hiện dự án “Hoàn thiện công nghệ nuôi thƣơng phẩm cá Chình hoa (Anguilla marmorata) theo hình thức công nghiệp” là một trong những đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Viện đã hoàn toàn làm chủ đƣợc quy trình công nghệ ƣơng nuôi cá Chình. Hàng năm, Viện có thể sản xuất 1 triệu con giống ra thị trƣờng, vì vậy có thể cung cấp nguồn giống ổn định đạt chất lƣợng và đủ số lƣợng lớn cá Chình giống tƣơng đối đồng đều về kích thƣớc đáp ứng đầy đủ cho việc triển khai nhân rộng mô hình nuôi cá Chình của Dự án.

 13.6. Giải pháp về mật dộ thả

  • Công nghệ nuôi thƣơng phẩm cá Chình hoa trong bể xi măng của Dự án xuất xứ năng suất >10 kg/m2, tỉ lệ sống > 70%. Để đạt mục tiêu của Dự án, với năng suất >10 kg/m2, tỉ lệ sống > 70%, phù hợp với quy trình của xuất xứ.
  • Công nghệ nuôi thƣơng phẩm cá Chình hoa trong ao đất của đề tài xuất xứ với mật độ thả cá 3-5 con/m2, Năng suất đạt 20 tấn/ha, tỷ lệ sống > 70%. Tuy nhiên, để đạt đƣợc mục tiêu của Dự án (năng suất > 20 tấn/ha), với tỷ lệ sống > 70%, cỡ cá thu hoạch trên 1 kg/con, thì mật độ cần thả sẽ là 2,8 con/m2.

13.7. Giải pháp về thức ăn

Việc sử dụng thức ăn công nghiệp sẽ làm giảm áp lực trong việc sử dụng thức ăn tƣơi để nuôi cá chình trong nƣớc giảm thiểu việc ô nhiễm môi trƣờng do sử dụng thức ăn tƣơi, kiểm soát đƣợc dịch bệnh, tăng năng suất, hiệu quả kinh tế.

Nguồn thức ăn công nghiệp cho cá Chình chủ yếu nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Đơn vị chuyển giao đang nghiên cứu sản xuất thức ăn cho cá Chình kết quả bƣớc đầu tƣơng đối khả quan, sẽ là nguồn cung cấp thức ăn ổn định cho cá Chình sau này để phát triển nghề nuôi cá Chình trong tỉnh ổn định. Giai đoạn đầu thực hiện dự án sẽ sử dụng nguồn thức ăn nhập từ nƣớc ngoài, giai đoạn sau khi ổn định về công nghệ sản xuất thức ăn từ đơn vị chuyển giao và Viện xin đƣợc Cơ quan thẩm quyền cấp phép cho lƣu hành sản phẩm thức ăn trên thị trƣờng sẽ sử dụng nguồn thức ăn trong nƣớc do đơn vị chuyển giao sản xuất.

13.8. Giải pháp về nguồn vốn

Tổng kinh phí dự án là: 10 562,6 triệu đồng

Nguồn vốn hỗ trợ từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học Trung ƣơng bao gồm: chi phí đào tạo tập huấn, chuyển giao công nghệ, nhân công, nguyên vật liệu, năng lƣợng, hỗ trợ trang thiết bị máy móc chuyên dùng để thực hiện các mô hình ƣơng giống, nuôi thƣơng phẩm. Tổng số kinh phí đề nghị hỗ trợ là 5 290,7 triệu đồng.

Nguồn vốn đối ứng của đơn vị và các hộ dân bao gồm: Nguyên vật liệu gồm: thức ăn, cá giống, năng lƣợng (điện sản xuất), nhân công, hệ thống nhà xƣởng, bể ƣơng nuôi, ao nuôi, trang thiết bị máy móc, dụng cụ và nguồn vốn đối ứng khác. Tổng kinh phí đối ứng là 5271,9 triệu đồng. HTX và các hộ dân tham gia Dự án  sẽ sử dụng vốn của HTX để triển khai thực hiện Dự án và trong trƣờng hợp thiếu vốn để thực hiện Dự án HTX sẽ huy động nguồn vốn vay từ ngân hàng để thực hiện dự án. Sản phẩm sau khi thu hoạch thì HTX và các hộ dân tham gia mô hình Dự án sẽ đƣợc hƣởng và tiếp tục tái đầu tƣ cho các mô hình ƣơng nuôi tiếp theo.

Cụ thể các khoản chi phí thực hiện Dự án đƣợc thể hiện rõ trong các Phụ lục của Thuyết minh Dự án.

13.9. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm

Xuất xứ quy trình nuôi thƣơng phẩm cá Chình của của Dự án cỡ cá nuôi thƣơng phẩm là 2 kg, theo sản phẩm đầu ra của Dự án xuất xứ. Trên thị trƣờng cỡ cá Chình thƣơng phẩm các thƣơng lái thu mua chủ yếu từ cỡ trên 1 kg/con trở lên. Do vậy sản phẩm của Dự án cỡ cá thu hoạch trên 1 kg/con là hoàn toàn có thể tiêu thụ đƣợc.

Về tiêu thụ cá thƣơng phẩm của Dự án: Hiện nay có thể khẳng định rằng, đối với sản phẩm cá Chình hoa thƣơng phẩm cung không đủ cầu, giá 400.000 –

450.000 đồng/kg tại ao nuôi. Sản phẩm sẽ đƣợc tiêu thụ trực tiếp phục vụ khách của Hợp tác xã, đồng thời Hợp tác xã ký hợp đồng với các doanh nghiệp, đại lý thu mua thủy sản, các nhà hàng trong tỉnh Sơn La và các tỉnh trong nƣớc nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… để tiêu thụ sản phẩm cá Chình. Đây là đối tƣợng đƣợc khách du lịch rất ƣa thích tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam.

Ngoài ra trong phƣơng án tổ chức sản xuất, sẽ tiến hành nuôi rải vụ trong các điểm thực hiện dự án để sản phẩm đầu ra không bị dồn tắc với số lƣợng nhiều. Do vậy, trƣớc mắt đối với thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm trong nƣớc của loài cá này, ngƣời nuôi không phải lo lắng nhiều. Điểm cần quan tâm nhiều khi mô hình nuôi thực hiện thành công, vấn đề qui hoạch và phát triển mở rộng diện tích vùng nuôi, tổ chức nuôi nhằm đáp ứng đủ sản lƣợng cá cho xuất khẩu ổn định là rất quan trọng, rất cần sự quan tâm và trợ lực từ nhà nƣớc cùng các cơ quan quản lý chuyên ngành nhằm thúc đẩy những mô hình nuôi này phát triển, mới có khả năng cung cấp đủ sản lƣợng cá cho việc xuất khẩu.

14.

Tiến độ thực hiện:

 

 

 

 

TT

Các nội dung, công việc thực hiện chủ yếu

Sản phẩm phải đạt

Thời gian (BĐ-KT)

Ngƣời, cơ

quan thực hiện

1

2

3

4

5

 

 

 

 

Xây dựng thuyết minh Dự án

 

Thuyết minh dự án đƣợc hội đồng KHCN cấp tỉnh và cấp Bộ KH&CN xét duyệt

 

 

 

Tháng 3- 12/2020

Hợp tác xã Nông nghiệp –& Viện VITAD-AGRI

 

1

Nội dung 1. Khảo sát, lựa chọn địa điểm thực hiện mô hình

 

 

1.1

 

Xây dựng bộ câu hỏi điều tra các hộ nuôi cá và môi trƣờng ao nuôi.

 

Bộ câu hỏi đầy đủ thông tin

 

Tháng 1- 6/2021

 

 

 

1.2

Xây dựng tiêu chí chọn hộ tham gia thực hiện mô hình nuôi thƣơng phẩm cá Chình

 

Bộ tiêu chí chọn hộ

 

 

Tháng 4- 6/2021

 

 

 

 

 

1.3

 

 

Khảo sát và chọn địa điểm các hộ nuôi cá Chọn hộ tham gia thực hiện mô hình

 

 

Chọn hộ nuôi cá đạt các tiêu chí

 

 

 

 

Tháng 7/2021

 

 

2

Nội dung 2: Chuyển giao và tiếp nhận quy trình công nghệ nuôi thƣơng

phẩm cá Chình hoa

 

 

 

 

2.1

 

 

Thực hiện ký kết hợp đồng Về việc chuyển giao quy trình công nghệ nuôi thƣơng phẩm cá Chình hoa

 

 

 

Bản hợp đồng đƣợc ký kết

 

 

 

 

Tháng 2/2021

 

 

 

 

 

2.2

 

 

Chuyển giao và tiếp nhận Quy trình nuôi cá Chình hoa thƣơng phẩm trong ao

 

 

 

Tiếp nhận đƣợc 01 quy trình

 

 

 

Tháng 3/2021- 7/2021

 

 

 

 

 

2.3

 

 

Chuyển giao và tiếp nhận Quy trình nuôi cá Chình hoa thƣơng phẩm trong bể xi măng

 

 

 

Tiếp nhận đƣợc 01 quy trình

 

 

 

Tháng 3/2021-

7/2021

 

3

Nội dung 3: Xây dựng mô hình nuôi thƣơng phẩm cá Chình hoa

 

 

 

 

3.1

 

 

Xây dựng mô hình nuôi cá Chình thƣơng phẩm trong ao đất.

Quy   mô    diện tích 10.000 m², Tỷ   lệ   sống   > 70%;

Năng suất > 20 tấn/ha; Cỡ  cá thả 200g/con;

Cỡ cá thu hoạch

 

 

 

Tháng 8/2021- 8/2023

 

 

 

 

tối      thiểu      1 kg/con;

Sản lƣợng 20,1

tấn.

 

 

 

 

 

 

 

3.2.

 

 

 

 

Xây dựng mô hình nuôi cá Chình hoa thƣơng phẩm trong bể xi măng

Quy mô 350 m2, Tỷ  lệ       sống         > 70%; Cỡ cá thả 50g/con; Cỡ cá thu   hoạch       tối thiểu 1 kg/con; Năng suất > 10 kg/m2;

Sản lƣợng 3,6

tấn/dự án

 

 

 

 

 

Tháng 8/2021- 8/2023

 

 

4

Nội dung 4: Đào tạo kỹ thuật viên cơ sở và tập huấn cho ngƣời dân

 

 

 

 

4.1

 

 

 

 

Đào tạo kỹ thuật viên

 

 

04 kỹ thuật viên cơ sở nắm đƣợc quy trình kỹ thuật

 

 

 

Tháng 01/2021-

12/2023

 

 

 

 

 

4.2

 

 

 

 

Tập huấn cho nông dân

 

 

100 lƣợt ngƣời dân nắm đƣợc quy trình kỹ thuật

 

 

 

Tháng 6/2022- 11/2023

 

 

5

 

Tổng kết dự án

Hoàn chỉnh báo cáo khoa học.

Tháng 12/2023

 

15.  Sản phẩm của dự án:

Nêu sản phẩm cụ thể của dự án 

TT

Tên sản phẩm

Chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật

Chú

thích

1

2

3

4

I

Các quy trình công nghệ đƣợc chuyển giao và tiếp nhận

Các quy trình dễ hiểu, dễ áp dụng, phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phƣơng. Tổ chức chủ trì tiếp thu và làm chủ công nghệ

 

 

 

1

 

Quy trình công nghệ nuôi thƣơng phẩm cá Chình hoa trong ao đất

Tỷ lệ sống đạt > 70%; Năng suất đạt > 20 tấn/ha

01 quy trình

 

2

Quy trình công nghệ nuôi thƣơng phẩm cá Chình hoa trong bể xi măng

Tỷ lệ sống đạt > 70%; Năng suất đạt trên 10 kg/m2

01 quy trình

II

Các mô hình ứng dụng

 

 

 

1

 

Mô hình nuôi cá Chình thƣơng phẩm trong ao đất và bể xi măng

23,7 tấn cá Chình hoa thƣơng phẩm. Cỡ cá đạt trọng lƣợng tối thiểu 1 kg/con, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lƣợng an toàn thực phẩm

 

 

1.1

Mô hình nuôi cá Chình hoa thƣơng  phẩm  trong   ao              đất

 

Quy mô diện tích: 10.000 m²;

 

 

 

Triển khai tại 03 điểm:

Cỡ cá thả: 50 g/con

 

+ 01 điểm tại cơ sở của Hợp tác xã Hƣng Sơn

Số lƣợng cá thả: 28.000 con

Năng suất đạt >20 tấn/ha

+ 02 điểm nuôi tại hộ dân tại các huyện trong tỉnh Sơn La

Sản lƣợng thu 20,1 tấn /dự án. Cỡ cá đạt trọng lƣợng tối thiểu 1 kg/con. Đạt chỉ tiêu về chất lƣợng, an toàn thực phẩm.

 

 

Quy mô diện tích 350 m2

 

 

 

Cỡ cá thả: 50 g/con

 

 

1.2

Mô hình nuôi cá Chình hoa thƣơng phẩm trong bể xi măng tại tỉnh Sơn La

Số lƣợng cá thả: 4.900 con Năng suất > 10 kg/m2

Sản lƣợng thu 3,6 tấn/dự án. Cỡ cá đạt trọng lƣợng tối thiểu 1 kg/con. Đạt chỉ tiêu về chất lƣợng, an toàn thực phẩm.

III

Sản phẩm đào tạo, tập huấn

 

1

 

Đào tạo đƣợc cán bộ kỹ thuật

04 cán bộ kỹ thuật, nắm vững quy trình công nghệ mà dự án chuyển giao.

 

 

2

 

Tập huấn cho hộ nông dân.

100 lƣợt hộ nông dân, nắm vững quy trình công nghệ mà dự án chuyển giao.

50

ngƣời

/lớp

 15.2. Phương án phát triển sau ki kết thúc dự án    

  • Phối hợp với Trung tâm khuyến nông khuyến ngƣ tỉnh nhân rộng mô hình nuôi cá Chình hoa thƣơng phẩm trong ao đất và trong bể xi măng ngay từ khi triển khai dự án các hộ dân trong tỉnh có đủ điều kiện.
  • Kết thúc dự án các cán bộ của đơn vị tiếp nhận Dự án làm chủ đƣợc công nghệ nuôi thƣơng phẩm cá chình hoa trong ao đất, nuôi thƣơng phẩm cá chình hoa trong bể xi măng. Cơ quan chủ trì thực hiện Dự án tổng kết, chia sẻ kinh nghiệm, kết hợp với Cơ quan quản lý có liên quan hỗ trợ ngƣời dân địa phƣơng khai thác phát triển và nhân rộng mô hình nuôi cá Chình trong tỉnh Sơn La.
  • Với kết quả điều tra khảo sát về các điều kiện môi trƣờng chủ yếu cho nuôi cá Chình hoa tại Sơn La, từ đó xây dựng quy hoạch – kế hoạch, xác định quy mô phát triển nghề nuôi cá Chình hoa năng suất cao và bền vững để tham mƣu cho ngành, UBND tỉnh có chiến lƣợc quy hoạch phát triển nuôi cá biển theo hƣớng bền vững.

 

16.  Kinh phí thực hiện dự án theo khoản chi:

Đvt: 1000 đồng

TT

Nguồn kinh phí

 

 

 

Tổng số

Trong đó

 

 

Thiết kế &

chuyển giao công nghệ

 

Đào tạo, tập huấn

 

Thuê khoán chuyên môn

 

Nguyên,vật liệu, năng lƣợng

 

Thiết bị, máy móc

 

Xây dựng cơ bản

 

 

Chi khác

1

2

3

4

5

6

7

8

 

9

 

10

 

 

Tổng kinh phí

 

12096,03

 

800,42

 

236,80

 

801,56

 

8268,59

 

372,00

 

1107,50

 

509,16

 

Trong

đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Ngân sách SNKH

&CN TW

 

 

6057,46

 

 

400,21

 

 

236,80

 

 

482,12

 

 

4057,17

 

 

372,00

 

 

 

 

 

0,00

 

 

 

 

 

509,16

 

2

Ngân sách SNKH

&CN ĐP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Nguồn ngân sách

khác

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Các nguồn

vốn khác

 

6038,57

 

400,21

 

0,00

 

319,44

 

4211,42

 

0,00

 

 

1107,50

 

 

0,00

 

– Tự có

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Khác (vốn huy

động, …)

 

 

 

 

 

 

 

 

Kinh phí ứng dụng hỗ trợ công nghệ 

 

 

 

 

TT

 

 

 

 

Nội dung

 

 

 

Chức danh

Hệ số tiền cộng theo ngày

 

(Hstcn)

 

Lƣơng cơ sở do Nhà

nƣớc quy định(Lcs)

 

Số ngày

công (Snc)

 

 

Tổng tiền

 

công(Tc)

 

NSTW

NSDP

Khác

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

Khoán chi

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

Khoản chi

 

 

1.1

Công nghệ nuôi thƣơng phẩm cá

Chình trong bể xi măng

 

 

 

 

 

257.319

 

128.66

 

128.66

 

 

 

128.66

 

1.1.1

 Công nghệ thiết kế, xây dựng và lắp đặt bể xi măng

 

 

 

 

 

 

47.432

 

23.716

 

23.716

 

 

 

23.716

 

Thành viên chính 1

TVC

0.49

1.21

36

21.3444

10.672

10.672

 

 

10.672

 

Thành viên chính 2

TVC

0.49

1.21

44

26.0876

13.044

13.044

 

 

13.044

 

1.1.2

 Công nghệ chọn cá chình giống cấp 2

 

 

 

 

 

 

50.9894

 

25.495

 

25.495

 

 

 

25.495

 

Thành viên chính 1

TVC

0.49

1.21

36

21.3444

10.672

10.672

 

 

10.672

 

Thành viên chính 2

TVC

0.49

1.21

50

29.645

14.823

14.823

 

 

14.823

 

1.1.3

 Công nghệ cho ăn chăm sóc cá chinh

 

 

 

 

 

 

52.1752

 

26.088

 

26.088

 

 

 

26.088

 

 

Thành viên chính 1

TVC

0.49

1.21

44

26.0876

13.044

13.044

 

 

13.044

 

Thành viên chính 2

TVC

0.49

1.21

44

26.0876

13.044

13.044

 

 

13.044

 

1.1.4

 Công nghệ quản lý môi trường bể nuôi

 

 

 

 

 

 

42.6888

 

21.344

 

21.344

 

 

 

21.344

 

Thành viên chính 1

TVC

0.49

1.21

36

21.3444

10.672

10.672

 

 

10.672

 

Thành viên chính 2

TVC

0.49

1.21

36

21.3444

10.672

10.672

 

 

10.672

 

1.1.5

 Công nghệ phòng trị bệnh cá chình trong bể xi măng

 

 

 

 

 

 

47.432

 

23.716

 

23.716

 

 

 

23.716

 

Thành viên chính 1

TVC

0.49

1.21

36

21.3444

10.672

10.672

 

 

10.672

 

Thành viên chính 2

TV

0.49

1.21

44

26.0876

13.044

13.044

 

 

13.044

 

1.1.6

Công nghệ vận chuyển cá chình giống cấp 3

 

 

 

 

 

16.6012

 

8.3006

 

8.3006

 

 

 

8.3006

 

Thành viên chính 1

TVC

0.49

1.21

28

16.6012

8.3006

8.3006

 

 

8.3006

 

1.2

Công nghệ nuôi thƣơng phẩm cá

Chình trong ao

 

 

 

 

 

543.096

 

271.55

 

271.55

 

 

 

271.55

 

1.2.1

Công nghê thiết kế, xây dựng và cải tạo ao nuôi cá chình thương phẩm

 

 

 

 

 

 

119.766

 

 

59.883

 

 

59.883

 

 

 

 

59.883

 

Thành viên chính 1

TVC

0.49

1.21

90

53.361

26.681

26.681

 

 

26.681

 

Thành viên chính 2

TVC

0.49

1.21

112

66.4048

33.202

33.202

 

 

33.202

1.2.2

Công nghệ chọn giống cá chình cấp 3

 

 

 

 

87.7492

43.875

43.875

 

 

43.875

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thành viên chính 1

TVC

0.49

1.21

48

28.4592

14.23

14.23

 

 

14.23

 

Thành viên chính 2

TV

0.49

1.21

100

59.29

29.645

29.645

 

 

29.645

 

1.2.3

 Công nghệ cho ăn, chăm sóc cá chình thương phẩm trong ao

 

 

 

 

 

 

112.651

 

56.326

 

56.326

 

 

 

56.326

 

Thành viên chính 1

TVC

0.49

1.21

90

53.361

26.681

26.681

 

 

26.681

 

Thành viên chính 2

TVC

0.49

1.21

100

59.29

29.645

29.645

 

 

29.645

 

1.2.4

 Công nghệ quản lý môi trường ao nuôi cá chinh thương phẩm

 

 

 

 

 

112.651

 

56.326

 

56.326

 

 

 

56.326

 

Thành viên chính 1

TVC

0.49

1.21

90

53.361

26.681

26.681

 

 

26.681

 

Thành viên chính 2

TVC

0.49

1.21

100

59.29

29.645

29.645

 

 

29.645

 

1.2.5

Công nghệ phòng trị bệnh cá chình thương phẩm trong ao

 

 

 

 

 

106.722

 

53.361

 

53.361

 

 

 

53.361

 

Thành viên chính 1

TVC

0.49

1.21

90

53.361

26.681

26.681

 

 

26.681

 

Thành viên chính 2

TVC

0.49

1.21

90

53.361

26.681

26.681

 

 

26.681

 

1.2.6

Công nghệ vận chuyển các chình thương phẩm

 

 

 

 

 

3.5574

 

1.7787

 

1.7787

 

 

 

1.7787

 

Thành viên chính 1

TVC

0.49

1.21

6

3.5574

1.7787

1.7787

 

 

1.7787

 

Tổng cộng

 

 

 

 

800.415

400.21

400.21

 

 

400.21

Khoản 2: Khoản đào tạo tập huấn 

 

 

TT

 

 

Nội dung

 

 

Tổng kinh phí

Kinh phí

NSTW

NSĐP

Khác

 

Tổng

 

Khoán chi

Không

khoán chi

 

Tổng

 

Khoán chi

Không

khoán chi

 

2.1

Đào tạo 4 cán bộ kỹ thuật

94.2

94.2

94.2

0

0

0

0

0

 

Tiền thuê giảng viên 30 ngày x 1.000.000đ/ngày

30

30

30

 

 

 

 

 

 

Thuê giảng viên thực hành 500.000đ/ngày x 30 ngày

 

15

 

15

 

15

 

 

 

 

 

 

Tiền ăn học viên 50.000đ/ngày x 60 ngày x 4 ngƣời

12

12

12

 

 

 

 

 

 

Tiền nƣớc uống 30.000/ngày x 60 ngày x 4 ngƣời

7.2

7.2

7.2

 

 

 

 

 

 

Thuê xe đƣa đón 6 chuyến x 5 triệu đồng/chuyến

30

30

30

 

 

 

 

 

2.2

Tập huấn 4 lớp cho 100 lƣợt hộ dân 1 lớp 3 ngày

142.6

142.6

142.6

0

0

0

0

0

 

Tiền thuê giảng viên chính 3 ngày x 1 triệu đồng/ngày x 4 lớp

 

12

 

12

 

12

 

 

 

 

 

 

Tiền thuê trợ giảng 1 ngƣời x 800.000đ/ngày x 4

lớp x 3 ngày

 

9.6

 

9.6

 

9.6

 

 

 

 

 

 

Tiền thuê hộ trƣờng 3 ngày x 1.000.000đ/ngày x 4 lớp

 

12

 

12

 

12

 

 

 

 

 

 

 

Tiền ăn hv 100 x 50.000đ/ngày/ng x 3 ngày x 4 lớp

60

60

60

 

 

 

 

 

 

Nƣớc uống hv 20.000đ/ngày x 100ng x 3 ngày x 4 lớp

 

24

 

24

 

24

 

 

 

 

 

 

Tiền tài liệu tập huấn 100 bộ x 50.000đ/bộ

5

5

5

 

 

 

 

 

 

Tiền thuê xe đƣa đón giảng viên 5 triệu

đồng/chuyến x 4 chuyến

 

20

 

20

 

20

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

236.8

236.8

236.8

0

0

0

0

0

Khoản 3: Nguyên vật liệu năng lượng 

 

 

TT

 

 

Nội dung

 

 

Đơn vị

 

 

Số lƣợng

 

 

Đơn giá

 

 

Thành tiền

Kinh phí

NSTW

NSĐP

khác

 

Tổng

 

Khoán chi

Không

khoán chi

 

Tổng

 

Khoán chi

Không

khoán chi

 

3.1

Nguyên vật liệu

 

 

 

8016.59

4045.17

0

4045.2

0

0

0

3971.4

 

3.1.1

Nuôi thương phẩm trong bể

 

 

 

 

3447.29

 

1710.27

 

0

 

1710.3

 

0

 

0

 

0

 

1737

 

Cá giống cấp II cỡ 50g/con dùng nuôi thƣơng phẩm trong bể

(14 con/m² x 350m²)

 

 

 

 

con

 

 

 

 

4900

 

 

 

 

0.08

 

 

 

 

392

 

 

 

 

196

 

 

 

 

 

196

 

 

 

 

 

 

 

196

 

Cá giống cấp II cỡ 50g/con dùng ƣơng giai đoạn đầu trong bể lên 200g/con sau đó chuyển ra nuôi trong ao, 2ha ao, mật độ thả

2,8 con/m²

 

 

 

 

 

 

 

con

 

 

 

 

 

 

 

28000

 

 

 

 

 

 

 

0.08

 

 

 

 

 

 

 

2240

 

 

 

 

 

 

 

1120

 

 

 

 

 

 

 

 

1120

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1120

 

Thức ăn giun, nhộng

kg

1000

0.03

30

 

 

 

 

 

 

30

 

 

ruồi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thức ăn CN nuôi cá Chình thƣơng phẩm

trong bể

 

 

Kg

 

 

13034

 

 

0.06

 

 

782.04

 

 

391.02

 

 

 

391.02

 

 

 

 

 

391.02

 

Chế phẩm sinh học

EM gốc

 

Lít

 

20

 

0.015

 

0.3

 

0.3

 

 

0.3

 

 

 

 

 

Phòng trị bệnh cá

trong quá trình nuôi

 

Kg

 

20

 

0.02

 

0.4

 

0.4

 

 

0.4

 

 

 

 

 

Vitamin, khoáng…

Kg

20

0.08

1.6

1.6

 

1.6

 

 

 

 

 

Hóa chất khử trùng BKC, thuốc tím,

Fomalin

 

 

Lít

 

 

50

 

 

0.019

 

 

0.95

 

 

0.95

 

 

 

0.95

 

 

 

 

 

 

3.1.2

Nuôi thưong phẩm trong ao từ 200g/con

lên 1kg/con

 

 

 

 

 

4569.3

 

 

2334.9

 

 

0

 

 

2334.9

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

2234.4

 

Cá giống cấp II cỡ

200g/con

 

Con

 

28000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thức ăn công nghiệp

nuôi thƣơng phẩm

 

Kg

 

74480

 

0.06

 

4468.8

 

2234.4

 

 

2234.4

 

 

 

 

2234.4

 

Thức ăn giun, nhộng

ruồi

 

kg

 

0

 

0.03

 

0

 

 

 

 

 

 

 

0

 

 

Vôi bột

Kg

10000

0.003

30

30

 

30

 

 

 

0

 

Dolomit

Kg

50000

0.001

50

50

 

50

 

 

 

0

 

Diệt tạp Saponin

Kg

7000

0.002

14

14

 

14

 

 

 

0

 

Chế phẩm sinh học

EM gốc

 

Lít

 

40

 

0.015

 

0.6

 

0.6

 

 

0.6

 

 

 

 

0

 

Phòng trị bệnh cá trong quá trình nuôi

 

Kg

 

40

 

0.02

 

0.8

 

0.8

 

 

0.8

 

 

 

 

0

 

Vitamin C, B complex, hỗn hợp

vitamin, khoáng…

 

 

Kg

 

 

40

 

 

0.08

 

 

3.2

 

 

3.2

 

 

 

3.2

 

 

 

 

 

0

 

Hóa chất khử trùng

BKC, thuốc tím, Fomalin

 

 

Lít

 

 

100

 

 

0.019

 

 

1.9

 

 

1.9

 

 

 

1.9

 

 

 

 

 

0

3.2

Dụng cụ

 

 

 

12

12

 

12

 

 

 

 

 

3.2.2

Dụng cụ trong ao

 

 

 

 

6

 

6

 

 

6

 

0

 

0

 

0

 

 

Lƣới, vợt đánh bắt cá

Bộ

1

3

3

3

 

3

 

 

 

 

 

Cân, cân tiểu ly

Cái

1

2

2

2

 

2

 

 

 

 

 

Cân, vợt, xô, chậu

Bộ

1

1

1

1

 

1

 

 

 

 

3.2.3

Dụng cụ trong bể

 

 

 

6

6

 

6

0

0

0

 

 

Lƣới, vợt đánh bắt cá

Bộ

1

3

3

3

 

3

 

 

 

 

 

 

Cân, cân tiểu ly

Cái

1

1

1

1

 

1

 

 

 

 

 

Cân, vợt, xô, chậu

Bộ

1

2

2

2

 

2

 

 

 

0

 

3.3

Năng lượng, nhiên

liệu

 

 

 

 

240

 

0

 

0

 

0

 

 

 

 

240

 

3.3.2

Năng lượng, nhiên liệu cho ao nuôi

 

 

 

 

180

 

0

 

0

 

0

 

 

 

 

180

 

Điện sản xuất

Kw

10000

0.015

150

 

 

0

 

 

 

150

 

Xăng, dầu

Lít

2000

0.015

30

 

 

0

 

 

 

30

 

3.3.3

Năng lượng, nhiên liệu cho nuôi bể

 

 

 

 

60

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

60

 

Điện sản xuất

Kw

15000

0.002

30

 

 

0

 

 

 

30

 

Xăng, dầu

Lít

2000

0.015

30

 

 

 

 

 

 

30

 

Tộng cộng

 

 

 

8268.59

4057.17

0

4057.2

 

 

 

4211.4

   Khoản 4: Thiết bị máy móc chuyên dùng

 

 

TT

 

 

Nôi dung

 

 

Đơn vị

 

 

Số

lƣợng

 

 

Đơn giá

 

 

Thành tiền

Kinh Phí

NSTW

NSĐP

Khác

 

Tổng

 

Khoán chi

Không

khoán chi

 

Tổng

 

Khoán chi

Không

khoán chi

 

4.1

Mua thiết bị công nghệ

 

 

 

372

372

354

0

0

0

0

0

 

Máy thổi khí 2500Kw

Cái

2

15

30

30

30

 

 

 

 

 

 

Hệ thống sục khí đáy

Bộ

5

35

175

175

175

 

 

 

 

 

 

Máy đo Oxy/nhiệt độ

Cái

1

12

12

12

12

 

 

 

 

 

 

Máy quạt nƣớc

Bộ

14

8

112

112

112

 

 

 

 

 

 

Máy xay chế biến thức ăn

Cái

1

25

25

25

25

 

 

 

 

 

 

Máy đo PH

Cái

1

2

2

2

 

 

 

 

 

 

 

Máy bơm

Cái

2

8

16

16

 

 

 

 

 

 

 

Kính hiển vi

Cái

0

12

0

0

 

 

 

 

 

0

 

Mua tủ cấp đông

Cái

0

12

0

0

 

 

 

 

 

0

 

Mua xe lạnh 1.5 tấn

Cái

0

300

0

0

 

 

 

 

 

0

4.2

Khấu hao thiết bị

 

 

 

0

0

0

0

0

0

0

 

 

Máy bơm 1 pha công suất 3kw

Cái

0

5

0

 

 

 

 

 

 

 

 

Máy bơm 3 pha công suất 3kw

Cái

0

7

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Máy phát điện

Cái

0

25

0

 

 

 

 

 

 

 

4.3

Vận chuyển lắp đặt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

372

372

354

0

0

0

0

0

Khoản 5: Xây dựng cơ bản

 

 

 

 

 

TT

 

 

 

 

 

Nội dung

 

 

 

 

 

Kinh phí

 

 

 

 

 

Tổng

Kinh phí

NSTW

NSĐP

Khác

 

 

Tổng

 

 

Khoán chi

Không

khoán chi

 

 

Tổng

 

 

Khoán chi

Không

khoán chi

 

5.1

Chi phí xây dựng

1107.5

1107.5

 

0

 

0

0

0

1107.5

 

Xây dựng nhà mái che bể ƣơng

200m2 x 1,2/m2

 

240

 

240

 

 

 

 

 

 

 

240

 

Xây dựng 350m2 bể nuôi (350 x

1,050đ/m2)

 

367.5

 

367.5

 

 

 

 

 

 

 

367.5

 

Xây dựng 10.000m2 ao nuôi

thƣơng phẩm(25.000m3 x 20.000/m3)

 

 

500

 

 

500

 

 

 

 

 

 

 

 

500

5.2

Chi phí sửa chữa cải tạo

0

0

 

0

 

0

0

0

0

 

Chi phí cải tạo lại hồ chứa nƣớc

20.000m2

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

0

5.3

Chi phí lắp đặt hệ thống điện

0

0

 

0

 

0

0

0

 

 

Hệ thống điện

 

 

 

 

 

 

 

0

 

5.4

Chi phí lắp đặt hệ thống nƣớc

0

0

 

0

 

0

0

0

 

 

 

Hệ thống nƣớc

0

0

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

1107.5

1107.5

0

0

0

0

0

0

1107.5

Khoản 6: Thuê khoán chuyên môn, công lao động 

 

 

 

TT

 

 

 

Nuôi dung

 

 

Chức danh

Hệ số tiền công theo ngày

(Hstcn)

Lƣơng cơ sở

do nhà nƣớc quy định

(Lcs)

 

 

Số ngày công (Snc)

 

Tổng tiền công (Tc)

 

 

Thành tiền

 

Kinh phí

NSTW

NSDP

Khác

 

Tổng

Khoán chi

 

Tổng

Khoán chi

 

6.1

Xây dựng thuyết minh

 

 

 

 

18.15

18.15

18.15

18.15

0

0

0

 

Chủ nhiệm đề tài

CN

0.25

1.21

30

9.075

9.075

9.075

9.075

 

 

 

 

Thành viên tham gia

TV

0.25

1.21

30

9.075

9.075

9.075

9.075

 

 

 

6.2

Công lao động

 

 

 

 

566.28

566.28

319.44

319.44

0

0

246.84

 

6.2.1

Mô hình ương cá chình trong bể xi măng

 

 

 

 

 

210.54

 

210.54

 

137.94

 

137.94

 

0

 

0

 

72.6

 

Chủ nhiệm đề tài 3 ngày/tháng x 24 tháng

 

CN

 

0.25

 

1.21

 

72

 

21.78

 

21.78

 

21.78

 

21.78

 

 

 

 

Thành viên tham gia 1: 8 ngày/tháng x 24 tháng

 

TVC

 

0.25

 

1.21

 

192

 

58.08

 

58.08

 

58.08

 

58.08

 

 

 

 

Thành viên tham gia 2: 8

TV

0.25

1.21

192

58.08

58.08

58.08

58.08

 

 

 

 

 

ngày/tháng x 24 tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thành viên tham gia 3:

10 ngày/tháng x 24 tháng

 

TV

 

0.25

 

1.21

 

240

 

72.6

 

72.6

 

 

0

 

 

 

72.6

 

6.2.3

Mô hình nuôi cá chình trong ao

 

 

 

 

 

355.74

 

355.74

 

181.5

 

181.5

 

0

 

0

 

174.24

 

Chủ nhiệm đề tài 5 ngày/tháng x 24 tháng

 

CN

 

0.25

 

1.21

 

120

 

36.3

 

36.3

 

36.3

 

36.3

 

 

 

 

Thành viên tham gia 1: 10 ngày/tháng x 24 tháng

 

TVC

 

0.25

 

1.21

 

240

 

72.6

 

72.6

 

72.6

 

72.6

 

 

 

 

Thành viên tham gia 2: 10 ngày/tháng x 24 tháng

 

TV

 

0.25

 

1.21

 

240

 

72.6

 

72.6

 

72.6

 

72.6

 

 

 

 

Thành viên tham gia 3:

12 ngày/tháng x 24 tháng

 

TV

 

0.25

 

1.21

 

288

 

87.12

 

87.12

 

 

 

 

 

87.12

 

Thành viên tham gia 4:

12 ngày/tháng x 24 tháng

 

TV

 

0.25

 

1.21

 

288

 

87.12

 

87.12

 

 

 

 

 

87.12

 

6.3

Tổng hợp số liệu. viết báo cáo kết quả mô

hình

 

 

 

 

 

64.6745

 

64.675

 

64.675

 

64.675

 

0

 

0

 

0

6.3.1

Tổng hợp số liệu, viết báo cáo kết quả mô hình

 

 

 

 

9.075

9.075

9.075

9.075

0

0

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ nhiệm đề tài

CN

0.25

1.21

15

4.5375

4.5375

4.5375

4.5375

 

 

 

 

Thành viên tham gia

TVC

0.25

1.21

15

4.5375

4.5375

4.5375

4.5375

 

 

 

 

 

6.3.2

 Báo cáo điêu tra, đánh giá thực trạng kết quả nuôi cá chình

 

 

 

 

 

 

12.1

 

 

12.1

 

 

12.1

 

 

12.1

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

Chủ nhiệm đề tài

CN

0.25

1.21

20

6.05

6.05

6.05

6.05

 

 

 

 

Thành viên tham gia

TVC

0.25

1.21

20

6.05

6.05

6.05

6.05

 

 

 

 

6.3.3

Xây dựng bảng hướng  dẫn kỹ nuôi cá chình thương phẩm

 

 

 

 

 

13.6125

 

13.613

 

13.613

 

13.613

 

0

 

0

 

0

 

Chủ nhiệm đề tài

CN

0.25

1.21

15

4.5375

4.5375

4.5375

4.5375

 

 

 

 

Thành viên tham gia 1

TVC

0.25

1.21

15

4.5375

4.5375

4.5375

4.5375

 

 

 

 

Thành viên tham gia 2

TV

0.25

1.21

15

4.5375

4.5375

4.5375

4.5375

 

 

 

 

6.3.4

Viết báo cáo tóm tắt, thống kê, tổng kết

 

 

 

 

 

23.837

 

23.837

 

23.837

 

23.837

 

0

 

0

 

0

 

Chủ nhiệm đề tài

CN

0.25

1.21

20

6.05

6.05

6.05

6.05

 

 

 

 

Thành viên tham gia

TVC

0.49

1.21

30

17.787

17.787

17.787

17.787

 

 

 

 

 

6.3.5

 

 

 

 

 

 

6.05

 

6.05

 

6.05

 

6.05

 

0

 

0

 

0

 

Chủ nhiệm đề tài

CN

0.25

1.21

10

3.025

3.025

3.025

3.025

 

 

 

 

Thành viên tham gia

TVC

0.25

1.21

10

3.025

3.025

3.025

3.025

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

649.105

649.1

402.26

402.26

0

0

246.84

Khoản 7: Chi khác 

 

 

 

TT

 

 

 

Nội dung

 

 

 

Kinh phí

Nguồn vốn

NSTW

NSĐP

Khác

 

Tổng

 

Khoán chi

Không khoán

chi

 

Tổng

 

Khoán chi

Không khoán

chi

 

7.1

Công tác phí

222

222

222

 

 

 

 

 

 

Tiền thuê xe đi công tác Sơn La- Nha Trang-

Sơn La: 10 ngày x 3 triệu/ngày

 

30

 

30

 

30

 

 

 

 

 

 

Tiền ngủ và phụ cấp khoán cho công tác Nha Trang: 4 ngƣời x 60 ngày/ngƣời x 0.2 tr/ngày

 

48

 

48

 

48

 

 

 

 

 

 

Tiền thuê xe đi công tác Sơn La- Hà Nội: 8

ngày x 3 triệu/ngày

 

24

 

24

 

24

 

 

 

 

 

 

Tiền ngủ và phụ cấp khoán cho công tác tại

Hà Nội: 4 ngƣời x 10 ngày/ngƣời x 0.35 tr/ngày

 

14

 

14

 

14

 

 

 

 

 

 

Vé máy bay Nha Trang-Hà Nội và Hà Nội –

Nha Trang: 6 ngƣời x 3 chuyến/ngƣời x 5 triệu/ngƣời

 

90

 

90

 

90

 

 

 

 

 

 

 

Tiền ngủ và phụ cấp khoán cho công tác tại Sơn La: 2 ngƣời x 40 ngày/ngƣời x 0.2

tr/ngày

 

16

 

16

 

16

 

 

 

 

 

7.2

Quản lý cơ sở

100

100

100

 

 

 

 

 

 

Chi phí quản lý chung dự án

100

100

100

 

 

 

 

 

7.3

Chi phí đánh giá. kiểm tra. nghiệm thu

29.46

29.46

29.46

 

 

 

 

 

 

7.3.1

Chi phí kiểm nghiệm thu mô hình: 3 mô hình nhân với 4,5 triệu/ mô hình

 

13.5

 

13.5

 

13.5

 

 

 

 

 

 

7.3.2

Chi phí tự đánh giá kết quả thực hiện nghiệm thu cơ sở

 

4.56

 

4.56

 

4.56

 

 

 

 

 

Chuyên gia: 5 chuyên gia x 0.64 tr/chuyên

gia

 

3.2

 

3.2

 

3.2

 

 

 

 

 

Tổ trƣởng: 0.16 tr/buổi

0.16

0.16

0.16

 

 

 

 

 

Thành viên: 0.12 tr/ngƣời/buổi x 5 ngƣời

0.6

0.6

0.6

 

 

 

 

 

Đại biểu: 0.06 x 10 ngƣời

0.6

0.6

0.6

 

 

 

 

 

7.3.3

      Chi phí nghiệm thu cấp tỉnh

11.4

11.4

11.4

 

 

 

 

 

 

Chủ trì: 1 triệu/ngƣời

1

1

1

 

 

 

 

 

 

Ủy viên: 0.5 x 8 ngƣời

4

4

4

 

 

 

 

 

 

Thƣ ký hội đồng: 0.2 triệu/ngƣời

0.2

0.2

0.2

 

 

 

 

 

 

Nhận xét đánh giá của phản biện: 0.8

1.6

1.6

1.6

 

 

 

 

 

 

 

tr/ngƣời x 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận xét đánh giá của ủy viên: 0.35 tr/ngƣời x 6

 

2.1

 

2.1

 

2.1

 

 

 

 

 

 

Đại biểu tham dự: 0.15 tr/ngƣời x 10 ngƣời

1.5

1.5

1.5

 

 

 

 

 

 

Hội trƣờng. market. chè nƣớc. phục vụ: 1

triệu

 

1

 

1

 

1

 

 

 

 

 

7.4

Chi khác

133.9

133.9

133.9

 

 

 

 

 

7.4.1

Thông tin, tuyên truyền

20

20

20

 

 

 

 

 

7.4.2

Tiếp thị, quảng cáo

40

40

40

 

 

 

 

 

7.4.3

Hội thảo

20

20

20

 

 

 

 

 

 

Chủ trì: 1.5 tr/buổi

1.5

1.5

1.5

 

 

 

 

 

 

Thư ký hội thảo: 0.5 tr/buổi

0.5

0.5

0.5

 

 

 

 

 

 

Báo cáo viên trình bày tại hội thảo: 1.2 tr/báo cáo x 5

 

6

 

6

 

6

 

 

 

 

 

 

Báo cáo khoa học đƣợc cơ quan tổ chức hội thảo đặt hàng ( không trình bày tại hội thảo:

0.5 tr/báo cáo x 5)

 

2.5

 

2.5

 

2.5

 

 

 

 

 

 

Thành viên tham dự: 0.1 tr/ngƣời /buổi x 70 ngƣời

 

7

 

7

 

7

 

 

 

 

 

 

In ấn tài liệu phục vụ hội thảo

1

1

1

 

 

 

 

 

 

 

Hội trƣờng. market. chè nƣớc. phục vụ: 1.5 triệu

 

1.5

 

1.5

 

1.5

 

 

 

 

 

7.4.4

Hội nghị

14.9

14.9

14.9

 

 

 

 

 

 

Chủ trì: 1.5 tr/buổi

1.5

1.5

1.5

 

 

 

 

 

 

Thƣ ký hội nghị: 0.4 tr/buổi

0.4

0.4

0.4

 

 

 

 

 

 

Báo cáo viên trình bày tại hội nghị: 1.2 tr/báo

cáo x 5

 

6

 

6

 

6

 

 

 

 

 

 

Thành viên tham dự: 0.1 tr/ngƣờ i/buổi x 50  ngƣời

 

5

 

5

 

5

 

 

 

 

 

 

In ấn tài liệu phục vụ hội nghị: 1 tr

1

1

1

 

 

 

 

 

 

Hội trƣờng. market. chè nƣớc. phục vụ: 1 triệu

 

1

 

1

 

1

 

 

 

 

 

7.4.5

In ấn tài liệu, văn phòng phẩm

39

39

39

 

 

 

 

 

 

In tài liệu

15

15

15

 

 

 

 

 

 

Văn phòng phẩm

24

24

24

 

 

 

 

 

7.5

Phụ cấp Chủ nhiệm dự án

23.8

23.8

23.8

 

 

 

 

 

 

Phụ cấp chủ nhiệm dự án để xây dựng báo

cáo tổng hợp kết quả dự án: 20 công

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ cấp thành viên tham gia dự án: 30 công

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng Cộng

509.16

509.16

509.16

 

 

 

 

 

  1. Hiệu quả kinh tế xã hội

17.1. Hiệu quả kinh tế xã hội trực tiếp của dự án

Bảng 17.1. Tổng doanh thu trong sản xuất cá chình của dự án

 

 

 

TT

 

 

 

Tên sản phẩm

 

 

Đơn vị

 

 

Đơn   giá (1.000đ)

Số lƣợng nuôi trong bể

(kg)

 

 

Thành   tiền (triệu đồng)

1

2

3

4

5

6

1

Cá Chình thƣơng phẩm nuôi trong bể

Kg

450

3,6

1620

2

Cá Chình thƣơng phẩm nuôi trong ao

Kg

450

20,1

9045

Cộng:

 

 

23,7

10665

Nhận xét: Với mức đầu tƣ cho sản xuất cá Chình thƣơng phẩm trong ao đất thì Hợp tác xã phải tăng công suất để tạo ra sản phẩm lớn hơn, nhằm giảm chi phí tăng lợi nhuận, rút ngắn thời gian thu hồi vốn, đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng.

Kết quả tính toán sơ bộ cho thấy với diện tích bình quân cho 1 ao nuôi 500m2 để xây dựng mô hình nuôi thâm canh cá Chình, sau chu kỳ nuôi từ 20-24 tháng, hiệu quả mang lại cho ngƣời nuôi là khá cao. Đối với cá chình, năng suất cá dao động từ 20-22 tấn/ha, lợi nhuận mang lại cho ngƣời nuôi cao, tỉ suất lợi nhuận dự kiến có thể dao động từ 30-40%. Trong điều kiện giá thành sản phẩm cá Chình tiêu thụ ngoài thị trƣờng tăng cao (>400.000 đ/kg), hiệu quả của nuôi của mô hình càng tăng cao. Có thể thấy rằng, hiệu quả lợi nhuận mang lại cho ngƣời nuôi từ mô hình là khá cao. Trong thực tiển sản xuất giá trị lợi nhuận mang lại này sẽ góp phần cả thiện và từng bƣớc nâng cao cuộc sống cho ngƣời dân trong vùng.

– Hiệu quả về xã hội

Phát triển mô hình nuôi thâm canh cá Chình thƣơng phẩm gắn liền phát triển du lịch sinh thái thành công sẽ là mô hình tiên tiến, động lực góp phần khai thác thực sự hiểu quả tiềm năng của Sơn La, góp phần ổn định và nâng cao thu nhập cho ngƣời nuôi ở tỉnh Sơn La trong tƣơng lai.

Trong quá trình đầu tƣ và vận hành khai thác mô hình nuôi thâm canh cá Chình tuy số vốn đầu tƣ để khai thác mô hình nuôi khá cao, nhƣng ngƣợc lại khi vận hành hiệu quả và lợi nhuận mang lại từ mô hình nuôi cũng đạt rất cao, dao động từ 6.000.000.000 – 7.000.000.000 đồng/ha (hiệu suất đồng vốn từ 1,3 – 1,4, tỉ suất lợi

nhuận đạt từ 30 – 40%), do vậy liên hệ đến việc mở rộng và phát triển mô hình nuôi cho nhiều hộ nuôi thâm canh cá Chình trong các vùng Dự án phát triển thủy sản ở địa phƣơng là hoàn toàn có tính khả thi cao, đồng thời lợi nhuận mang lại cao từ các mô hình nuôi này sẽ góp phần cải thiện tích cực điều kiện thu nhập cho ngƣời nuôi thủy sản ở tỉnh Sơn La trong tƣơng lai.

17.2 Khả năng và kế hoạch mở rộng của dự án

Dự án phát triển góp phần giải quyết các vấn đề:

  • Tăng cƣờng năng lực cho cán bộ cơ sở và ngƣời dân bằng các chƣơng trình tập huấn. hội thảo. hƣớng dẫn kỹ thuật. tham gia học tập kinh nghiệm về nuôi cá Chình.
  • Xây dựng mô hình nuôi cá Chình nhằm khai thác và tận dụng tối đa diện tích mặt nƣớc nuôi các đối tƣợng thủy sản không có hiệu quả. tạo công ăn việc làm. giúp cho ngƣời dân phát triển sản xuất và cải thiện đời sống. Các mô hình cùng với hƣớng dẫn của các cán bộ kỹ thuật và nông dân đƣợc dự án tập huấn sẽ đƣợc nhân rộng. Diện tích đất mặt nƣớc trên địa bàn tỉnh có thể khai thác để phát triển mô hình nuôi cá Chình là rất lớn. Đồng thời có thể kết hợp việc phát triển du lịch sinh thái.
  • Hiệu quả kinh tế mà nghề nuôi cá Chình mang lại cao nên sẽ kích thích doanh nghiệp và ngƣời dân trong vùng đầu tƣ để mở rộng sản xuất.
  • Hỗ trợ khuyến khích ngƣời dân áp dụng khoa học kỹ thuật. kinh nghiệm trong quá trình triển khai Dự án để phát triển mô hình nuôi cá Chình phát triển đạt năng suất cao. tiến tới quy hoạch thành vùng nguyên liệu cung cấp sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu.
  • Quy trình công nghệ áp dụng phù hợp với địa bàn nên ngƣời dân có thể áp dụng để mở rộng phục vụ phát triển sản xuất.
  • Thành công của mô hình nuôi cá Chình kết hợp với việc sử dụng thành quả nghiên cứu của các đề tài (sản xuất giống. sản xuất thức ăn công nghiệp và phòng trị bệnh) sẽ là cơ sở để phát triển nghề nuôi cá Chình một cách bền vững. mang lại hiệu quả Kinh tế – Xã hội cao. Thành công này khẳng định vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.
  • Sản phẩm cá Chình đã và đang đƣợc thị trƣờng tiêu thụ mạnh. Nếu áp dụng đúng quy trình công nghệ mà dự án chuyển giao sẽ tạo ra sản phẩm cá Chình đảm bảo chất lƣợng. đáp ứng đƣợc thị hiếu ngƣời tiêu dùng nên thị trƣờng tiêu thụ còn có thể phát triển trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.
  • Sau khi kết thúc dự án. tổ chức chủ trì sẽ tiếp tục duy trì mở rộng quy mô nuôi thƣơng phẩm cá Chình theo hƣớng cung cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh thủy sản và hƣớng tới đăng ký các tiêu chuẩn xuất khẩu qua các nƣớc nhƣ Nhật Bản. Hàn Quốc.…

 

Ngày….tháng….năm 20…

Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ

(Ký tên. đóng dấu)

Ngày….tháng….năm 20…

Tổ chức chủ trì dự án

(Ký tên. đóng dấu)

 

 

 

Ngày….tháng….năm 20…

Sở Khoa học và Công nghệ

(Ký tên. đóng dấu)

 

 

 

 

 

Ngày …. tháng   năm 20…

Bộ Khoa học và Công nghệ

TL.BỘ TRƯỞNG

VỤ TRƯỞNG

VỤ PHÁT TRIỂN KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

 

 


Comment Form

Copyrights © 2019 VITAD-AGRI All Rights Reserved.

X