VITAD-AGRI

Các chuyên gia Viện Vitad-Agri có chuyến thăm và làm việc cùng Ban lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Hải Dương ngày 8/10/2020

Trong buổi làm việc ngày 8/10 vừa qua, Viện Vitad-Agri và Sở NN&PTNT Hải Dương đã nhất chí cần có nghiên cứu, đánh giá sâu về những kết quả đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại, xác định được ngành hàng nông nghiệp chủ lực của tỉnh Hải Dương, đặc biệt là ngành nông nghiệp hữu cơ để tiếp tục nâng cấp và các giải pháp khắc phục, các hướng đi mới trong thời gian tới. Đề án là chương trình lớn giai đoạn 2021-2025, nêu rõ khó khăn trong giai đoạn vừa qua và nâng tầm trong thời gian tới, đưa thành các chương trình, qua đó cập nhật các quy hoạch mới, các kế hoạch đầu tư 5 năm tới của tỉnh.

Hai bên cũng đồng ý sẽ hợp tác chặt chẽ trong việc phát triển vùng rươi-lúa hữu cơ, dự án dự kiến sẽ được Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương tham vấn cho Tỉnh Hải Dương đưa vào chương trình Đảng bộ trong kỳ họp cuối tháng 10/2020.

 

Viện VITAD-AGRI và Liên hiệp HTX Chè Thái Nguyên cùng thảo luận đề án Nông nghiệp hữu cơ

Thứ 3 ngày 7/10/2020 vừa qua. tại Văn phòng Viện Vitad-Agri số 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, lãnh đạo Viện Vitad-Agri và lãnh đạo Liên hiệp HTX Chè Thái Nguyên đã thảo luận về phương pháp triển khai đề án áp dụng mô hình nông nghiệp hữu cơ lên cây chè. Qua đó, tạo ra loại chè hữu cơ thơm, ngon tự nhiên, có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng. 

Ngoài ra, Viện Vitad-Agri cũng quyết định thành lập tổ công tác triển khai các chương trình Đào tạo, Tập huấn, Cấp chứng chỉ cho bà con HTX về Trồng trọt, Chăn nuôi theo phương pháp hữu cơ trên  địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Cùng xem lại một số hình ảnh trong buổi thảo thuận giữa hai bên nhé! 

Viện VITAD-AGRI và Liên hiệp HTX Chè Thái Nguyên cùng thảo luận đề án Nông nghiệp hữu cơ

Thứ 3 ngày 7/10/2020 vừa qua. tại Văn phòng Viện Vitad-Agri số 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, các chuyên gia của Viện Vitad-Agri và lãnh đạo Liên hiệp HTX Chè Thái Nguyên đã thảo luận về phương pháp triển khai đề án áp dụng mô hình nông nghiệp hữu cơ lên cây chè. Qua đó, tạo ra loại chè hữu cơ thơm, ngon tự nhiên, có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng. 

Ngoài ra, Viện Vitad-Agri cũng quyết định thành lập tổ công tác triển khai các chương trình Đào tạo, Tập huấn, Cấp chứng chỉ cho bà con HTX về Trồng trọt, Chăn nuôi theo phương pháp hữu cơ trên  địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Cùng xem lại một số hình ảnh trong buổi thảo thuận giữa hai bên nhé! 

 

“Đường cao tốc” đưa nông sản Việt Nam vào châu Âu

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhận định, EVFTA là “đường cao tốc” để nông sản Việt đi vào thị trường rộng lớn của 27 quốc gia châu Âu.

Phát biểu tại Hội thảo “Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông sản – Hành động tiếp cận EVFTA” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 30/7, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, là văn bản điều chỉnh quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đề cập đến các văn đề về trao đổi hàng hóa, xuất xứ, quy cách phẩm chất, biểu thuế đối với từng mặt hàng….

Hội thảo “Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông sản – Hành động tiếp cận EVFTA” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 30/7 tại Hà Nội.

“Trong đó với lĩnh vực nông nghiệp ngoài các nội dung lồng ghép về các quy định chung còn được dành riêng chương 6 cho nội dung về các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật chắc chắn cần có sự nghiên cứu trao đổi, đánh giá và tìm ra các giải pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc có thể gặp phải của các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp”, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhấn mạnh.

Vì vậy, ông Hoàng Quang Phòng đánh giá cao ý tưởng tổ chức hội thảo dành riêng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp doanh nghiệp tiếp cận thông tin và trao đổi sâu hơn về các khía cạnh mang tính kỹ thuật tác động đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Phó Chủ tịch VCCI kỳ vọng những thông tin mang lại sẽ giúp các doanh nghiệp chủ động và tận dụng được các mặt tích cực và Hiệp định mang lại, tránh được các rủi ro có thể có trong quá trình hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế quan trọng này.

Trên thực tế, EVFTA đi vào thực thi, các rào cản thuế quan và phi thuế quan sẽ dần được xóa bỏ giữa các nước thành viên. Tuy nhiên, trên thực tế, các rào cản phi thuế quan lại không bị chối bỏ hoàn toàn, ngược lại, có xu hướng được sử dụng ở nhiều hình thức tinh vi hơn khi mức thuế quan tiến về 0% theo cam kết của EVFTA, trong đó gồm các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS) và rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng rau quả xuất khẩu (XK) sang 27 nước thuộc EU.

Trao đổi với các doanh nghiệp, TS Lê Thanh Hoà, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và PTTTNS, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, SPS là những nội dung liên quan an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật, rào cản sẽ ngày càng phức tạp với các FTA mới được ký kết, đặc biệt là với EVFTA.

Theo đó, các mặt hàng rau quả phải đáp ứng tất cả quy định chung về thực phẩm theo Luật Thực phẩm tổng hợp của EU (EU General Food Law), luật này cũng có các yêu cầu về truy nguyên nguồn gốc. Các loại thực vật và các sản phẩm thực vật, kể cả rau quả có xuất xứ từ những khu vực không xác định được, bị nhiễm sinh vật gây hại sẽ không được phép nhập khẩu vào EU.

Cùng với đó, quy định về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của EU còn đưa ra 7 nguyên tắc cần phải thực hiện nhằm ngăn chặn các mối nguy hại trong quá trình sản xuất ra thành phẩm. 

Đối với rau quả tươi, EU thường yêu cầu người XK phải có giấy chứng nhận về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGAP) hay các chứng nhận an toàn thực phẩm khác. Ngoài đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, GlobalGAP còn liên quan tới đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường và xã hội thông qua giảm lượng hóa chất sử dụng, có trách nhiệm về sức khỏe và an toàn lao động. GlobalGAP được phát triển từ EurepGAP. Phạm vi EurepGAP gồm: sản xuất quả, rau, khoai tây, salad, hoa cắt cành và gia súc chăn nuôi.

Quy định chung về kiểm soát, kiểm tra sản phẩm: Tất cả sản phẩm nhập khẩu vào EU đều bị kiểm tra xem sản phẩm có phù hợp theo các quy định trong luật về thực phẩm có liên quan của EU.

Trong chính sách an toàn thực phẩm, EU cũng đưa ra tiêu chí về nhiễm vi khuẩn trong thực phẩm (thực phẩm có mang vi sinh vật, độc tố, chất chuyển hóa của nó), quy định về dư lượng tối đa chất gây ô nhiễm trong sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm cụ thể.

Các lô hàng nhập khẩu vào EU phải có giấy chứng nhận vệ sinh và an toàn thực vật để thể hiện tình trạng sản phẩm, biện pháp kiểm tra và chữ ký xác nhận của cơ quan bảo vệ thực vật quốc gia trước khi gửi hàng.

Đồng quan điểm, ông Phạm Đồng Quảng, Nguyên Phó Vụ Trưởng Vụ khoa học Bộ Nông nghiệp cũng đã chỉ ra 5 thách thức đối với nông sản Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Liên minh Châu Âu (EU). Cụ thể, thứ nhất, là các quy đinh về xuất xứ hàng hóa. Nếu không bảo đảm các quy tắc xuất xứ, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU chỉ được hưởng ưu đãi thuế quan tối huệ quốc (MFN) hoặc ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), chứ không được áp thuế xuất 0% trong EVFTA.

Thứ hai, quy định về an toàn thực phẩm (ATTP), kiểm dịch động thực vật. EU yêu cầu rất khắt khe về ATTP, kiểm dịch động thực vật trong khi sản xuất trong nước còn nhỏ lẻ, phân tán, thiếu liên kết, ý thức tuân thủ của nông dân chưa cao…

Thứ ba, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Thứ tứ, thương mại công bằng phát triển bền vững. Thứ năm, các thủ tục điều kiện xuất khẩu vào EU. Việt Nam và EU cam kết áp dụng chung một hệ thống các thủ tục, điều kiện nhập khẩu đối với sản phẩm đến từ bất kỳ khu vực nào của bên kia.

Do đó, chuyên gia nhấn mạnh cần nghiên cứu nắm vững các quy định của EU về an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo truy xuất nguồn gốc cũng như tổ chức sản xuất theo công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, làm tốt khâu bảo quản, áp dụng quy trình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế GlobalGAP, HACCP…   

Tại Hội thảo, các chuyên gia thống nhất cho rằng, bên cạnh nắm bắt các quy định, doanh nghiệp cần chủ động gắn kết các doanh nghiệp chế biến, bảo quản, XK với vùng nguyên liệu.

Chú trọng xây dựng và bảo vệ hình ảnh, uy tín thương hiệu mặt hàng rau quả cũng như lập ra kế hoạch phổ biến, rộng rãi thương hiệu rau quả Việt Nam đến thị trường EU-27 bằng nhiều hình thức.

Tăng cường xây dựng mối quan hệ tốt, bền vững với các nhà nhập khẩu EU-27 nhằm giúp cho doanh nghiệp Việt Nam ứng phó tốt với các rào cản rau quả của thị trường này.

Nâng cao nguồn nhân lực có chất lượng cao, đội ngũ cán bộ cần nắm vững tiêu chuẩn chất lượng rau quả, có khả năng kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất, quy trình kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm của EU…

“Sản xuất hữu cơ vẫn phải là hướng đi trong thời gian tới, đặc biệt để vào thị trường EU. Chúng ta thực tế đã chậm hơn một bước, Chương trình organic Thái Lan đã ban hành cách đây hơn 10 năm, chúng ta gần đây mới ban hành được một nghị định về nông nghiệp hữu cơ. Chúng ta cần thúc đẩy nhanh hơn hướng đi này”, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và PTTTNS đánh giá. 

(Nguồn: Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp)

Hội thảo, Tập huấn “Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông sản-Hành động tiếp cận EVFTA” ngày 30/7/2020

Để giúp các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu nông sản chủ động bắt kịp, tận dụng tốt cơ hội ngay từ khi hiệp định có hiệu lực, VITAD-AGRI và VCCI đã phối hợp tổ chức buổi tập huấn hội thảoDoanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông sản- Hành động tiếp cận EVFTA”.

Mục đích của buổi Tập huấn- Hội thảo là nhằm trang bị các kiến thức cần thiết của EVFTA liên quan đến xản xuất và xuất khẩu nông sản sang thị trường EU; Tạo lập liên kết chuỗi giữa sản xuất và xuất nhập khẩu nông sản; Đề xuất các chính sách nhằm chủ động, đẩy nhanh quá trình và nâng cao hiệu quả thực thi EVFTA trong sản xuất và xuất khẩu nông sản.

Các mục tiêu cụ thể:

  • Xác định rõ các ngành hàng nông sản và các yêu cầu đặt ra với từng mặt hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường EU (gồm i) Ngành hàng trồng trọt; ii) Ngành hàng chăn nuôi và iii) Ngành hàng thủy hải sản).
  • Xác định và đề xuất những giải pháp, chính sách và lộ trình nhằm đẩy nhanh xuất khẩu nông sản sang thị trường EU (Theo từng ngành hàng)..
  • Tạo lập liên kết chuỗi giữa doanh nghiệp sản xuất với doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản sang thị trường EU (Theo từng ngành hàng).
  • Các mục tiêu sẽ được giải đáp, hướng dẫn cụ thể với những nội dung sau:

– Lộ trình thuế về 0% đối với các sản phẩm NN xuất khẩu của VN;

– Những sản phẩm hưởng thuế ưu đãi nhưng áp dụng hạn ngạch XK;

– Trình tự thủ tục thực hiện quy định nguồn gốc xuất xứ hàng hóa XK;

– Yêu cầu, thủ tục về quy định an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thức vật đối với nông sản XK;

– Quy định về chỉ dẫn địa lý và bảo hộ sở hữu trí tuệ, xây dựng thương hiệu;

– Yêu cầu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

– Những ngành hàng nông sản XK có lợi thế canh tranh cao nhờ VEFTA, những khó khăn và giải pháp 

Một số hình ảnh tại buổi Hội thảo, Tập huấn “Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông sản-Hành động tiếp cận EVFTA” ngày 30/7/2020

Con đường nông sản: Mở đường phát triển nông nghiệp hữu cơ

Con đường nông sản: Mở đường phát triển nông nghiệp hữu cơ

 

Phụ lục: Các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển NNHC

Phụ lục: Các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển NNHC

  1. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 (Khóa XII) tháng 12/2016 BCH TW Đảng

“… Đấy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với nông thôn mới; tập trung ưu tiên phát triển nông nghiệp với các sản phẩm sạch, thân thiện với môi trương, nông nghệp hữu cơ, có năng suất cao, cóp giái trị lớn…”

  1. Kết luận số 11-KL/TW ngày 19/01/2017 của Ban bí thư:

“… Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chinh sách pháp luật khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ, xanh và sạch…”

  1. Nghị quyết số 32/2016/QH14 ngày 23/11/2016 của Quốc hội:

“…Tăng sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế, quốc tế, hướng tới một nền nông nghiệp hữu cơ, chất lượng và có giá trị kinh tế cao…”

  1. Nghị định của Chính phủ số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/08/2018 về NNHC
  2. Thông tư số 16/2019/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2019: Quy định chi tiết một số điều của Nghị định 109/2018/NĐ-CP ngày 29/08/2018 về NNHC
  3. Quyết định của Thủ tướng chính phủ: số 885/QĐ-TTg ngay 23/6/2020 phê duyệt đề án Nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030.
  4. Tiêu chuẩn quốc gia về NNHC: 11041:2017 va 11041:2018 (Gồm có 8 tiêu chuẩn quốc gia) TCVN 11041: 2017/2018

VITAD-AGRI có buổi làm việc với lãnh đạo 3 công ty: Công ty Environmental Choices, Inc. (EC) (Mỹ), Công ty TNHH MTV Ứng dụng Công nghệ mới và Du lịch (NEWTATCO), Công ty CP Đầu tư KHCN Môi trường Greentek (GTE)

VITAD-AGRI đã có buổi làm việc với lãnh đạo 3 công ty: Công ty Environmental Choices, Inc. (EC) (Mỹ), Công ty TNHH MTV Ứng dụng Công nghệ mới và Du lịch (NEWTATCO), Công ty CP Đầu tư KHCN Môi trường Greentek (GTE). Các bên đã cùng thống nhất cùng kí 1 biên bản hợp tác chiến lược trong các lĩnh vực mà VITAD-AGRI có thế mạnh: Nông nghiệp hữu cơ, Môi trường, Đào tạo, Hệ thống thanh tra giám sát nội bộ ICS.

Viện VITAD-AGRI tham vấn với tổ chức OXFAM về chiến lược quốc gia giai đoạn 2020-2025

Ngày 16/4/2020, các chuyên gia Viện VITAD-AGRI đã có buổi làm việc trực tuyến với tổ chức quốc tế Oxfam tại Việt Nam để bàn về chiến lược quốc gia giai đoạn 2020-2025.

Tại hội thảo trực tuyến, Oxfam đã cập nhật tình hình bối cảnh của Việt Nam trong giai đoạn hiện tại ở tất cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, môi trường và biến đổi khí hậu. Hội nghị cũng điểm lại những kết quả tham vấn chiến lược quốc gia vào tháng 8 năm 2019 với những kết quả khả quan. Bàn về chiến lược quốc gia giai đoạn 2020-2025, Oxfam nhấn mạnh và đề xuất những kiến nghị về kinh tế tư nhân, năng lực tự thân của phụ nữ và tiếng nói công dân. Đồng thời, tổ chức này đã đưa ra những mục đích và mục tiêu  cụ thể liên quan đến các vấn đề trên. 

Về các nguyên tắc tiếp cận tổng thể, hội nghị trực tuyến la nơi kết nối vai trò của Oxfam với những điểm mạnh đặc trưng, tạo giá trị gia tăng, và là tổ chức tiên phong trong một số ý tưởng quan trọng. Đồng thời, tập trung vận động theo nguyên tắc bình quyền, đa dạng hóa và làm sâu sắc quan hệ đối tác, hỗ trợ các phong trào, đặc biệt la các phong trào của giới trẻ và các phong trào có thể tiếp cận với đông đảo quần chúng. Đảm bảo quá trình nghiên cứu và học hỏi dựa trên bằng chứng để làm cơ sở cho sự thay đổi chính sách và các sáng kiến kết nối địa phương toàn cầu. 

Các chuyên gia Viện VITAD-AGRI cũng đã đưa ra các kiến nghị, giải pháp và đóng góp tại hội nghị về những chiến lược quốc gia trong giai đoạn sắp tới. Cụ thể, Viện đã đề xuất những giải pháp về giáo dục những kĩ năng mới cho người nông dân trong quá trình thích ứng với công nghệ 4.0 như kĩ năng tin học, ngoại ngữ, công nghệ thông tin. Đồng thời, Viện cũng nhấn mạnh vai trò và tâm quan trọng của các doanh nghiệp, các tổ chức pháp nhân trong tính chủ động, sáng tạo để kết nối với cộng đồng và tạo ra các giá trị bền vững cho xã hội. 

(Nguồn: VITAD-AGRI)

UBND tỉnh Đắk Lăk làm việc với Viện ứng dụng công nghệ và phát triển nông nghiệp Việt Nam

 

Chiều 5/6, UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Đoàn Công tác của Viện ứng dụng công nghệ và phát triển nông thôn Việt Nam về phổ biến, tư vấn hỗ trợ cho tỉnh về xây dựng Đề án nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh theo Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ. Phó Chủ tịch Thường trực UBND Nguyễn Tuấn Hà tiếp và chủ trì buổi làm việc. 

Toàn cảnh buổi làm việc

Tại buổi làm việc, đại diện Đoàn Công tác đã giới thiệu về một số điểm nổi bật của Viện Nông nghiệp Việt Nam cũng như việc phát triển nông nghiệp hữu cơ của nước ta hiện nay; tư vấn hỗ trợ cho tỉnh về xây dựng Đề án nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh.

Lãnh đạo Viện ứng dụng công nghệ và phát triển nông thôn Việt Nam tham gia ý kiến

Đắk Lắk luôn xác định vai trò của việc xây dựng và phát triển nông nghiệp hữu cơ ở địa phương. Tuy nhiên địa phương đang tập trung phát triển ứng dụng công nghệ cao theo Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 tại địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, huyện Cư M’gar. Thời gian qua, toàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực đầu tư, nghiên cứu, thí điểm một số mô hình sản xuất giống cây, con có năng suất cao, an toàn; ứng dụng các giống vật nuôi có năng suất cao như: mô hình dưa lưới Nhật Bản; trồng ca cao xen chuối Nam Mỹ; mô hình Nhà phơi nông sản màng Plastic … Đặc biệt là việc sản xuất theo mô hình chuỗi, theo tiêu chuẩn VietGap đã được người dân và doanh nghiệp tích cực hưởng ứng, thực hiện. Đến cuối 2017, đã có 18.245 ha thực hiện nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; 500 trang trại chăn nuôi ứng dụng máy móc vào phục vụ sản xuất chăn nuôi; tiến hành thử nghiệm các giống thủy đặc sản có năng xuất cao.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND Nguyễn Tuấn Hà phát biểu kết luận buổi làm việc

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Nguyễn Tuấn Hà cảm ơn Viện ứng dụng công nghệ và phát triển nông thôn Việt Nam khi đã truyền tải kinh nghiệm, tư vấn hỗ trợ cho địa phương cho tỉnh về nông nghiệp hữu cơ. Đồng chí giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đầu mối cùng viện Viện ứng dụng công nghệ và phát triển nông thôn Việt Nam nghiên cứu, rà soát lại việc phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh. Đồng thời đề nghị Viện ứng dụng công nghệ và phát triển nông thôn Việt Nam nghiên cứu quy hoạch, phát triển trên địa bàn tỉnh, có chương trình khảo sát tại thực tiễn để báo lại UBND tỉnh trong tháng 7/2019.

(Nguồn: Trang thông tin điện tử Văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lăk.)

Copyrights © 2019 VITAD-AGRI All Rights Reserved.

X