Chiều 9/4, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tiếp và làm việc với Trưởng Cơ quan Thú y Anh, bàn giải pháp hợp tác nông nghiệp, thương mại và phát triển chuỗi giá trị nông sản.
Thứ trưởng Bộ NN-MT Phùng Đức Tiến đã có buổi tiếp và làm việc với bà Christine Middlemiss, Trưởng Cơ quan Thú y (CVO), Bộ Môi trường, Thực phẩm và Các vấn đề nông thôn Vương quốc Anh và Bắc Ireland. Ảnh: Phương Linh.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến ghi nhận sự phối hợp của Trưởng Cơ quan Thú y Christine Middlemiss và các cán bộ Đại sứ quán Anh tại Việt Nam trong suốt thời gian qua nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác song phương trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường.
Thứ trưởng cho biết, năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt mức kỷ lục 62,5 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm 2023. Việt Nam hiện đứng thứ 15 thế giới về xuất khẩu nông sản, với 10 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó 7 mặt hàng vượt mốc 3 tỷ USD, bao gồm: gạo, rau quả, thủy sản, hạt điều, cà phê, gỗ và sản phẩm từ gỗ. Anh hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam tại châu Âu và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 9 của Việt Nam trên toàn cầu.
Thời gian tới, Thứ trưởng đề nghị cơ quan hai nước tăng cường trao đổi thông tin, đặc biệt là lĩnh vực thú y về phòng, chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm và các phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm và xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.
“Chúng tôi mong muốn tổ chức những cuộc trao đổi luân phiên, các doanh nghiệp của Việt Nam và Anh cùng chia sẻ để hiểu biết nhau hơn, từ đó giúp nông sản Việt Nam hội nhập sâu hơn vào thị trường Anh”, Thứ trưởng nói.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá cao chương trình chia sẻ vaccine giữa hai bên, đặc biệt là các sáng kiến liên quan đến thủy sản và chăn nuôi. Ảnh: Phương Linh.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam đề nghị Vương quốc Anh ưu tiên triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ đào tạo cán bộ chuyên môn của Việt Nam trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y; hỗ trợ tăng cường năng lực phòng thí nghiệm và hợp tác trong nghiên cứu, sản xuất vaccin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản.
Bên cạnh đó, đề xuất phía Anh đưa các chuyên gia sang hỗ trợ trong khuôn khổ các chương trình nâng cao tiêu chuẩn quốc tế cho doanh nghiệp Việt Nam; đồng thời phối hợp định kỳ tổ chức các tọa đàm kết nối doanh nghiệp nông nghiệp giữa hai nước, nhằm quảng bá và thúc đẩy thương mại các sản phẩm nông lâm thủy sản Việt Nam tại thị trường nội địa và Vương quốc Anh.
“Việc tổ chức tọa đàm thường niên sẽ góp phần cụ thể hóa các cam kết trong Bản ghi nhớ đã được ký giữa hai Bộ từ tháng 11/2022, đồng thời mở rộng kết nối giữa các doanh nghiệp trong cả thương mại lẫn đầu tư”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Về tiềm năng hợp tác, Việt Nam luôn nhất quán trong quan điểm điều phối lợi ích một cách hài hòa và sẵn sàng cùng chia sẻ rủi ro trong quá trình hợp tác. “Vương quốc Anh là một nền kinh tế lớn, phía Việt Nam sẵn sàng ủng hộ để ngày càng có nhiều mặt hàng của Anh được nhập khẩu và tiêu thụ tại Việt Nam”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Thứ trưởng cũng bày tỏ sự đồng tình trong việc thúc đẩy nhập khẩu thịt bò từ Vương quốc Anh vào Việt Nam với quy mô lớn hơn trong thời gian tới.
Bà Christine Middlemiss, Trưởng Cơ quan Thú y (CVO), Bộ Môi trường, Thực phẩm và Các vấn đề nông thôn Vương quốc Anh và Bắc Ireland. Ảnh: Phương Linh.
Về phần mình, bà Christine Middlemiss bày tỏ sự ấn tượng với những thành tựu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển bền vững của Việt Nam và đánh giá cao tiềm năng hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực thú y, an toàn dịch bệnh, và nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp.
Bà Christine Middlemiss chia sẻ thêm, Anh sẽ tiếp tục triển khai các dự án hỗ trợ nông nghiệp và môi trường Việt Nam. Đồng thời, phối hợp cùng Việt Nam để đẩy mạnh nghiên cứu về kháng kháng sinh trên gia cầm.
“Chính phủ Anh đã phân bổ 12 triệu bảng Anh cho Trường Đại học Stirling (Scotland) để triển khai hỗ trợ Trường Đại học Mê Kông trong nghiên cứu và phát triển vaccin cho cá basa – một dự án có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nông sản cho cả hai quốc gia”, bà chia sẻ.
“Phía Vương quốc Anh mong muốn được tiếp tục trao đổi sâu hơn về mặt kỹ thuật, hướng tới xây dựng một model phát triển cho ngành gà. Chúng tôi hy vọng sẽ có cơ hội gặp gỡ và trao đổi kỹ hơn với phía Việt Nam tại Hội nghị của Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH) tổ chức tại Pháp vào tháng 5 tới đây”, bà Christine Middlemiss nói.
Trưởng Cơ quan Thú y Vương quốc Anh cũng đề nghị thúc đẩy nhập khẩu thịt bò vào Việt Nam với quy mô lớn hơn trong thời gian tới.
Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đề xuất thúc đẩy nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp từ Mỹ, giúp giảm bớt gánh nặng cho ngành chăn nuôi, tạo cơ hội cân bằng thương mại.
1 trại heo giống nhập khẩu khoảng 250 con giống heo cụ kỵ (GGP) mỗi năm, trị giá khoảng 0,5 triệu USD. Ảnh: Nguyễn Thủy.
Trong bối cảnh khó khăn do chính sách thuế quan của Mỹ áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam, ngày 6/4, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp từ Mỹ trước bối cảnh Mỹ công bố áp thuế đối ứng đối với hàng hóa từ Việt Nam với mức thuế suất 46%.
Theo Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, hiện nay, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đang triển khai chương trình GSM-102, là chương trình cung cấp bảo lãnh tín dụng để khuyến khích xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp Mỹ với lãi suất trả chậm chỉ 1%/năm.
Trong khi đó, tại Việt Nam, có 6 ngân hàng được tham gia chương trình GSM-102, nhưng lãi suất các ngân hàng này đưa ra chưa hợp lý, dẫn đến việc triển khai chưa được hiệu quả.
Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đề xuất Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quan tâm, xem xét tạo điều kiện cho các ngân hàng bảo lãnh chương trình GSM-102 lãi suất từ 1-1,5% để giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp nhập khẩu.
Giải pháp này không chỉ giúp giảm chi phí cho các doanh nghiệp nhập khẩu mà còn hỗ trợ ngành chăn nuôi Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh.
Chương trình GSM-102 của USDA cung cấp bảo lãnh tín dụng với lãi suất trả chậm chỉ 1%/năm, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu các sản phẩm nông sản như đậu nành, khô đậu nành, bắp và DDGS (bã rượu khô) từ Mỹ, với giá trị nhập khẩu hàng tỷ USD. Đây là những mặt hàng đang đóng vai trò quan trọng trong ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, vấn đề lãi suất cao từ các ngân hàng Việt Nam tham gia chương trình này đã khiến việc triển khai chưa thực sự hiệu quả.
Ngoài ra, Mỹ còn là nguồn cung cấp con giống heo chất lượng cao. Theo ước tính, mỗi năm một trại heo giống ở Việt Nam nhập khẩu khoảng 250 con giống heo cụ kỵ (GGP) trị giá gần 0,5 triệu USD.
Dự kiến, vào tháng 6 tới đây, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai sẽ cùng một số trang trại chăn nuôi sang Mỹ, ký hợp đồng nhập khẩu heo giống từ Công ty AG World và hợp tác với Công ty Waldo để phát triển mô hình liên doanh chăn nuôi. Ngoài ra, Hiệp hội cũng xúc tiến nhập khẩu các sản phẩm nguyên liệu dinh dưỡng từ Công ty International Nutrition (Mỹ) nhằm cải thiện chất lượng thịt heo, bò, và môi trường chăn nuôi tại Việt Nam.
Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý là Nghị định 73/2025 mới đây, đã giảm thuế suất đối với một số mặt hàng nông sản từ Mỹ, bao gồm ngô hạt và khô dầu đậu tương từ mức 1-2% xuống 0%.
“Thuế nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp từ Mỹ giảm, nếu được kèm theo chính sách hỗ trợ theo chương trình GSM-102 sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gia tăng nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp từ Mỹ.
Điều này không chỉ góp phần cân bằng thương mại Việt Nam – Mỹ mà còn giúp giảm chi phí cho ngành chăn nuôi Việt Nam, giúp nâng chất lượng chăn nuôi và nâng khả năng cạnh tranh của ngành trong hội nhập”, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai nhận định.
Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho rằng, trước tình hình khó khăn hiện nay, đặc biệt khi Mỹ dự kiến áp thuế đối ứng lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam 46% vào ngày 9/4 tới, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai khẩn thiết mong Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quan tâm, chỉ đạo kịp thời để các doanh nghiệp nhập khẩu trong ngành được tham gia triển khai chương trình GSM-102 với mức lãi suất phù hợp 1-1,5%.
Đồng thời, Hiệp hội cũng cam kết sẽ tiếp tục tìm kiếm các đối tác tin cậy để nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ, và mong muốn nhận được sự đồng hành, chia sẻ từ các ngân hàng Việt Nam để hỗ trợ ngành nông nghiệp vượt qua khó khăn trong giai đoạn đầy thách thức này.
(TVPLO) – “Kiến tạo và thực hành nông nghiệp công nghệ cao, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, giúp nông dân thoát nghèo, giúp trẻ em có cơ hội tới trường và cùng chung tay bảo vệ Mẹ thiên nhiên…” là thông điệp mà Công ty cổ phần Hikari Đà Lạt (Hikari Dalat JSC) gây dựng những năm qua, sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP).
Ông Nguyễn Công Điểm – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hikari Đà Lạt thuyết minh về quy trình sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch…
Tại Hội chợ Hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2025 khai mạc vào ngày 27/3/2025, Hikari Dalat JSC, đại diện tiêu biểu của ngành nông sản, thực phẩm chất lượng cao của Việt Nam, mang đến hội chợ những sản phẩm đặc sản được chế biến từ nông sản, thực phẩm, tinh dầu, đồ uống, mỹ phẩm chất lượng cao, góp phần quảng bá thương hiệu nông sản Việt Nam ra bạn bè thế giới.
Xác định từ lúc xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt. Hikari Dalat JSC sản xuất theo hướng VietGAP giúp bảo vệ môi trường, góp phần tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng, có truy xuất nguồn gốc, tăng sức cạnh tranh phục vụ tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu và nâng cao thu nhập cho nông dân.
Tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng.
Nhằm thực hiện đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Hikari Dalat JSC ngày càng chú trọng đến các tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất an toàn, có truy xuất nguồn gốc. Năm ngành hàng chủ lực của tỉnh hiện nay như: Nông sản – Thực phẩm – Tinh dầu – Đồ uống – Mỹ phẩm, nông dân đều thực hiện nhiều biện pháp sản xuất mới, nhất là theo quy trình VietGAP, trong đó chú trọng đến vùng trồng và cách canh tác, chế biến theo tiêu chuẩn chất lượng Nhật Bản.
Hikari Dalat JSC đang sở hữu nhà máy hàng đầu trong lỉnh vực chế biến nông sản tại Việt Nam và xuất khẩu Châu Âu. Nhà máy với những công nghệ máy móc hiện đại bậc nhất, được đầu tư theo chủ trương của lãnh đạo đến từ Nhật Bản. Nhà máy chế biến các sản phẩm từ rau, củ, quả: tinh dầu, nước ép, rau củ quả tươi cấp đông…Đặc biệt, là hệ thống chiết suất đạt ngưỡng tới hạn mà trên thế giới hiện nay chỉ có 07-09 nước trang bị được hệ thống này, để làm ra các sản phẩm như tinh dầu tiêu, tinh dầu gừng, tinh dầu trầm…Hứa hẹn sẽ tạo ra một số sản phẩm chức năng có thể chữa hiệu quả một số bệnh về dạ dạy, tiêu hoá…mà hiện tại ở Việt Nam chưa có.
TS. Hồ Minh Sơn dẫn đầu đoàn công tác của Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam; Hiệp hội Làng nghề Việt Nam; Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế; Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập; Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam tham quan gian hàng Hikari Dalat JSC tham gia triển lãm Expo HCM City Export năm 2025
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc sản xuất nông nghiệp an toàn là hướng đi tất yếu để tạo nguồn thực phẩm sạch, bảo đảm an toàn thực phẩm cung cấp cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp các địa phương mở rộng vùng sản xuất nông nghiệp được chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm; phối hợp các bộ, ngành xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn…
Tuy nhiên, qua nhận định của các cơ quan chuyên môn, hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP ở nước ta vẫn gặp những hạn chế nhất định do một số nơi sản xuất còn manh mún. Trong khi đó, nhiều giống cây không đạt chất lượng, vấn đề lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật vẫn diễn ra, công nghệ sau thu hoạch yếu kém, đầu ra còn bỏ ngỏ là thách thức lớn đối với việc thực hiện cũng như mở rộng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
Do đó, việc chú trọng vào hướng dẫn và thực hành sản xuất nông sản theo hướng chất lượng cao đòi hỏi cần có định hướng, xây dựng lâu dài và ổn định. Việc Hikari Dalat JSC quyết tâm xây dựng và vận hành hệ thống nhà máy chất lượng cao cho ngành nông sản là một bước đi đột phá. những sản phẩm nông sản thương hiệu của Hikari như: Rau củ quả tươi, rau củ quả đông lạnh…các loại thực phẩm, đồ uống sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng cao Nhật Bản như: Thạch trái cây, thạch collagen, nước trái cây…được thị trường trong nước và quốc tế đón nhận với những dòng sản phẩm sạch được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại giữ nguyên dưỡng chất của sản phẩm mà không cần chất bảo quản.
Song song đó, các nhà vườn trồng nông sản được công ty bao tiêu sản phẩm, nông dân cần duy trì sản xuất xoài bảo đảm chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu; thực hiện mối liên kết bền vững với doanh nghiệp xuất khẩu. Mở rộng các hộ trồng cây ăn trái tham gia tổ hợp tác áp dụng tiêu chuẩn GAP, gắn với kiểm tra cấp mã vùng trồng, hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm rõ ràng.
TS. Hồ Minh Sơn và ông Nguyễn Công Điểm chụp ảnh lưu niệm
Hikari Dalat JSC xây dựng phương thức canh tác hiện đại, sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn chất lượng cao đã nâng cao giá trị nông sản tiến tới ổn định về chất lượng và an toàn cho sức khỏe, đáp ứng yêu cầu thị trường đưa nông sản sạch, chất lượng cao thương hiệu Việt Nam vươn tầm cao mới.
Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.
Tại chuyến thăm Liên minh Bioversity và Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT) vừa qua, bà Camila Maria Polo Florez, Đại sứ Colombia tại Việt Nam cho biết, tương tự Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới, nông nghiệp là một ngành quan trọng đối với Colombia.
Ngành không chỉ là xương sống của sản xuất lương thực, thực phẩm (LTTP) mà còn là nguồn sinh kế chính của vô số nông dân quy mô nhỏ và nhà sản xuất nông thôn. “Tăng trưởng kinh tế hiện tại và khả năng phục hồi xuất khẩu của Colombia, ngoài nhiên liệu hóa thạch truyền thống, phần lớn trông chờ vào nông nghiệp”, bà nói.
Bà Camila Maria Polo Florez (thứ 2 từ phải), Đại sứ Colombia tại Việt Nam thăm trụ sở CIAT. Ảnh: Linh Linh.
Theo đại sứ, sản xuất LTTP giờ không còn bó hẹp trong phạm vi sản xuất đơn thuần, mà tồn tại trong một hệ thống LTTP rộng hơn, liên kết chặt chẽ hơn, đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện. Trong đó, môi trường LTTP – bối cảnh nơi người tiêu dùng thu nhận, mua sắm LTTP – là một yếu tố quan trọng, gắn kết khăng khít giữa lĩnh vực nông nghiệp và môi trường.
Colombia đã cam kết trở thành quốc gia tiên phong trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Trong phương hướng hành động, quốc gia hơn 50 triệu dân coi trọng tri thức bản địa, xem vốn kiến thức này là tư liệu quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường.
Nhắc lại chủ đề của hội nghị thượng đỉnh về đa dạng sinh học năm ngoái, Đại sứ Camila nhấn mạnh “con người phải chung sống hòa bình với thiên nhiên”. Theo bà, Colombia là quốc gia có tính đa dạng sinh học rất cao nên phải có trách nhiệm với việc gìn giữ, duy trì sức khỏe môi trường.
Chuyến thăm CIAT của đại sứ nhằm khẳng định niềm tin vào sức mạnh của khoa học và nghiên cứu trong việc cung cấp thông tin, tư vấn và đề xuất các chính sách phát triển nông nghiệp. Bà cũng nhấn mạnh nhiệm vụ của chính phủ trong việc hỗ trợ các nghiên cứu như vậy. “Chính sách tốt phải bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc”, bà nói.
Đại sứ Camila đánh giá cao nhiệt huyết và tinh thần nghiên cứu khoa học của cán bộ CIAT. Ảnh: Linh Linh.
Báo cáo đại sứ, TS Ricardo Hernandez, Trưởng đại diện CIAT tại Việt Nam thông tin, thời gian qua liên minh đã phối hợp với hàng trăm đối tác, nhằm giúp các quốc gia đang phát triển canh tác nông nghiệp một cách cạnh tranh, có lợi nhuận và tăng khả năng phục hồi thông qua quản lý tài nguyên thiên nhiên một cách thông minh, bền vững.
Từ khi chuyển văn phòng khu vực châu Á từ Lào sang Việt Nam vào năm 2010, CIAT đã cung cấp nhiều giải pháp chuyển đổi hệ thống nông nghiệp và LTTP, cũng như giải quyết các vấn đề ở vùng giao thoa giữa nông nghiệp, môi trường và dinh dưỡng.
Để hưởng ứng Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống LTTP minh bạch, trách nhiệm và bền vững của Việt Nam tại Quyết định số 300/2023/QĐ-TTg (NAP-FST), các sáng kiến của CIAT, thông qua sự hợp tác chặt chẽ với các đối tác quốc gia, tập trung vào nghiên cứu liên quan đến môi trường LTTP toàn diện, chế độ ăn uống lành mạnh bền vững và chính sách và quản trị hệ thống LTTP.
Các sáng kiến này giúp hỗ trợ kỹ thuật về chính sách hệ thống LTTP, cải thiện thể chế và phát triển năng lực, thúc đẩy sự hợp tác và tăng cường nỗ lực ở cả cấp quốc gia và địa phương để thực hiện hiệu quả NAP-FST. CIAT được Bộ Nông nghiệp và Môi trường ghi nhận vì những đóng góp của mình vào quá trình chuyển đổi hệ thống LTTP tại Việt Nam.
TS Ricardo Hernandez trình bày những nội dung nghiên cứu chính của CIAT. Ảnh: Bảo Thắng.
CIAT đề cao khả năng tiếp cận LTTP an toàn và bổ dưỡng cho người tiêu dùng bằng cách phân tích các yếu tố tác động an ninh LTTP và dinh dưỡng theo chiều ngang từ nông thôn đến thành thị. Liên minh cũng liên tục nghiên cứu, cung cấp nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị cao thông qua giám sát dịch hại, nghiên cứu các thức ăn chăn nuôi cải tiến, vật liệu trồng trọt sạch. Bên cạnh đó, nhấn mạnh vào công cuộc tái tạo đất thông qua tìm hiểu hệ vi sinh vật và theo dõi tình trạng phá rừng do các hoạt động nông nghiệp gây ra.
“Chúng tôi hỗ trợ nông dân và địa phương tuân thủ các tiêu chuẩn toàn cầu và đảm bảo chuỗi cung ứng nông lâm kết hợp không phá rừng ở các đồn điền sắn và cà phê, cùng nhiều loại hình khác”, TS Ricardo chia sẻ.
Năm 2024, CIAT nhận bằng khen của Chính phủ sau khi các khuyến cáo về khí hậu được đưa trong Bản tin Thời tiết nông vụ đã hỗ trợ hơn 277.000 nông dân, giúp các bên liên quan thực hiện nhiều biện pháp canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro ở ĐBSCL.
Tầm nhìn trong 10 năm tới, CIAT sẽ mở rộng quy mô và thực hiện những đổi mới giúp hệ thống nông nghiệp, thực phẩm của khu vực Đông Nam Á có khả năng chống chịu tốt hơn với biến đổi khí hậu, đồng thời mang lại sinh kế cho những người sản xuất LTTP và các bên liên quan trong chuỗi giá trị.
Liên minh cũng dành sự quan tâm cho việc nghiên cứu những giải pháp cung cấp thực phẩm giá cả phải chăng, bổ dưỡng và lành mạnh hơn cho người tiêu dùng, góp phần gìn giữ môi trường tự nhiên.
Đại sứ Camila mong muốn được học hỏi những kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của Việt Nam. Ảnh: Bảo Thắng.
Tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lúa gạo và hạt điều
Sau khi nghe các nhóm nghiên cứu về chuyển đổi hệ thống LTTP, ứng phó với biến đổi khí hậu… trình bày, Đại sứ Camila cho rằng, những nội dung này rất hữu ích với Colombia, nhất là trong bối cảnh quốc gia có diện tích hơn 1,1 triệu km2 đang đẩy mạnh chuyển đổi số, sử dụng các công cụ số, trí tuệ nhân tạo để phát triển nông nghiệp bền vững.
Colombia là một trong những nước sản xuất cà phê Arabica lớn nhất thế giới, nổi tiếng với chất lượng cao, hương vị đặc trưng. Ngoài ra, nước này còn thuộc nhóm dẫn đầu trong xuất khẩu chuối, dầu cọ và một số nông sản khác như mía đường, ca cao.
Tương tự một số quốc gia đang phát triển, nền nông nghiệp Colombia đang gặp nhiều thách thức đến từ biến đổi khí hậu, xuất khẩu chủ yếu dưới dạng thô. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng và đầu tư vào cơ giới hóa, công nghệ chế biến của quốc gia Nam Mỹ chưa phát triển tương xứng, đáp ứng đủ nhu01 cầu sản xuất của người dân. Chi phí vận chuyển, logistics tại Colombia còn tương đối cao, hạn chế sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Thời gian tới, Colombia định hướng phát triển mạnh nông nghiệp hữu cơ, nhất là việc xây dựng nhiều mô hình trồng cà phê hữu cơ. Nước này cũng đặc biệt quan tâm đến công cuộc chống nạn phá rừng, tăng cường an ninh lương thực và bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học.
Từ thời điểm nhậm chức vào đầu năm 2025, Đại sứ Camila ấn tượng với nông nghiệp Việt Nam và coi đây là nguồn cảm hứng quý giá, nhất là trong công cuộc phát triển sản xuất lúa gạo. “Ngành lúa gạo Colombia từng là một phần quan trọng của nền kinh tế, nhưng đang phải vật lộn do sự cạnh tranh bên ngoài và tình trạng kém hiệu quả bên trong”, bà bày tỏ.
Bản tin Thời tiết nông vụ, một sản phẩm do CIAT phối hợp thực hiện, đã lan tỏa mạnh mẽ tại khu vực ĐBSCL. Ảnh: Linh Linh.
Chính phủ Colombia kỳ vọng hồi sinh ngành hàng này và Đại sứ quán tại Việt Nam mong muốn được học hỏi những kinh nghiệm, kỹ thuật tiên tiến của Việt Nam để đưa ra phương pháp tiếp cận phù hợp với bối cảnh thực tế của quốc gia có rừng Amazon.
Một lĩnh vực khác cũng được quan tâm là phát triển nghề trồng điều. Colombia có khí hậu tương đối phù hợp với nông sản được xem là thế mạnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Thông qua sự giúp đỡ, trao đổi giữa hai bên, đại sứ hy vọng Colombia có thể tìm ra những khu vực phù hợp để thử nghiệm mặt hàng có giá trị toàn cầu được dự báo 8 tỷ USD trong năm 2025.
Qua các buổi làm việc, Đại sứ Camila nhận thấy nhiều điểm tương đồng giữa Colombia và Việt Nam, cả về thách thức, cơ hội và tiềm năng cho các quan hệ đối tác mới, đặc biệt là giữa các viện nghiên cứu, chính phủ, các trường đại học và khu vực tư nhân. Bà lưu ý, rằng sự phát triển của ngành nông nghiệp, thực phẩm phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia của khu vực tư nhân.
Với riêng CIAT, bà tái khẳng định sự ủng hộ với các sáng kiến đổi mới giúp chuyển đổi hệ thống LTTP bền vững, xem đây là một trụ cột quan trọng trong việc tái cơ cấu nền sản xuất nông nghiệp của quốc gia.
Nhằm tránh vấn đề mù mờ thông tin với thị trường lớn Trung Quốc, một trung tâm đầu mối tin tức về TP. Thâm Quyến được thành lập để hỗ trợ doanh nghiệp.
Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam phát biểu tại lễ ký kết
Xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc liên tục tăng thời gian qua. Theo Bộ NN-PTNT, 9 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng này của Việt Nam đạt khoảng 7,4 tỷ USD, củng cố vị trí thứ nhì của Trung Quốc trong danh sách các thị trường xuất khẩu nông sản chủ lực.
Trung Quốc xem Việt Nam là cửa ngõ Đông Nam Á, là điểm đầu để phía Bạn mở cửa thị trường ASEAN. Tương tự, Việt Nam coi Trung Quốc là thị trường trọng điểm, thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo để doanh nghiệp trong nước thích ứng với yêu cầu của Bạn.
Đồng thuận cả về chủ trương, lẫn công tác phối hợp, nhưng việc kết nối doanh nghiệp hai nước còn gặp điểm nghẽn thông tin. Thấu hiểu điều ấy, Viện Ứng dụng công nghệ và Phát triển nông nghiệp Việt Nam phối hợp Trung tâm Xúc tiến chuyển giao công nghiệp Thâm Quyến và Công ty TNHH Đầu tư Công nghiệp Đông Đằng (Khu thương mại tự do Quảng Tây) ký thỏa thuận hợp tác chiến lược.
Cụ thể, tại Việt Nam, các đại biểu cắt băng khánh thành Trung tâm vận hành tại Việt Nam thuộc Công ty TNHH Đầu tư công nghiệp Đông Đằng. Tại Trung Quốc, đại diện Cục Thương mại TP. Khâm Châu, tỉnh Quảng Tây và Công ty khai trương “Quán thương mại Việt- Trung”.
Hai trụ sở, tại Hà Nội và Quảng Tây, giữ vai trò đầu mối thông tin về thị trường nói chung. Doanh nghiệp hai nước, nếu có nhu cầu tìm hiểu các thông tin liên quan, có thể đến liên hệ, nhờ tư vấn, hỗ trợ.
Lễ ký được diễn ra trực tuyến từ điểm cầu Hà Nội với TP. Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc
Ông Phạm Đình Nam, Viện trưởng Viện Ứng dụng công nghệ và Phát triển nông nghiệp Việt Nam, một trong ba bên ký biên bản ghi nhớ, tin tưởng việc thành lập văn phòng hỗ trợ trực tiếp tại hai nước sẽ mở ra không gian giống như một “sàn giao dịch”, tạo “luồng xanh” để doanh nghiệp hai bên nhanh chóng có được thông tin cần thiết, đồng thời có thể tìm hiểu kỹ về nhu cầu, yêu cầu của đối tác.
“Nền nông nghiệp nước ta gặp điểm nghẽn về tình trạng mù mờ thông tin. Hy vọng với những hoạt động xúc tiến thương mại như hôm nay, chúng ta sẽ góp phần đưa sản phẩm thế mạnh của hai nước đến được nhiều hơn với người dân”, ông Nam chia sẻ.
Diện diện Bộ NN-PTNT, ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam đánh giá cao sự chủ động của doanh nghiệp hai nước trong việc thiết lập kênh hỗ trợ thông tin. Ông cũng cam kết, đồng hành cùng doanh nghiệp hai bên trong hoạt động minh bạch hóa thông tin, giúp mở cửa thị trường, góp phần nâng cao tình đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam – Trung Quốc.
“Qua những hành động thiết thực như này, hy vọng hai bên sẽ tăng giá trị hợp tác, cả về số lượng lẫn giá trị, để cuộc sống người dân hai nước ngày một đi lên”, lãnh đạo Văn phòng SPS Việt Nam nói.
Viện trưởng Phạm Đình Nam, đại diện Viện Ứng dụng công nghệ và Phát triển nông nghiệp Việt Nam tham gia ký kết
Cùng dự lễ ký tại điểm cầu Hà Nội, ông Tô Vạn Quang, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ và Đầu tư Quán thương mại Trung Việt đánh giá, Việt Nam có ưu thế về vị trí địa lý, đồng thời sở hữu tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ (liên tục giữ ở ngưỡng từ 6-7% năm). Hai nước có nhiều cơ hội kinh doanh và tiềm lực hợp tác trong đầu tư và thương mại.
Giới thiệu những tiềm năng lớn của Thâm Quyến, cả về số lượng doanh nghiệp, cơ quan chính phủ, lẫn sự linh hoạt trong thể chế, chính sách, ông Tô nhận định, hợp tác sắp tới sẽ tận dụng hiệu quả Hiệp định RCEP, nâng cao hơn nữa vị thế của cửa ngõ Khâm Châu, và bổ sung lẫn nhau cho các nguồn lực xã hội, doanh nghiệp. Như vậy sẽ thúc đẩy sự hợp tác sâu sắc về lĩnh vực đầu tư và thương mại giữa hai nhà nước.
Từ Trung Quốc, ông Trương Lập Phàm, đại diện Trung tâm xúc tiến di chuyển ngành công nghiệp Thâm Quyến đề cao tiềm năng của khu Vịnh Lớn gồm Quảng Đông – Hồng Kông – Ma Cao, với Thâm Quyến sắm vai trò như “trái tim”.
Theo ông Trương, thông qua các doanh nghiệp tại Thâm Quyến, phía Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp thị sản phẩm, hợp tác dự án, thu hút đầu tư, hợp tác kỹ thuật, tạo tiền đề cho việc thu hút dự án quy mô cũng như thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp Việt Nam.
[Cần Thơ] Sản xuất lúa gạo đang gặp nhiều thách thức từ các biến động thị trường quốc tế, điều kiện khí hậu ảnh hưởng nông dân, theo Phó thủ tướng Trần Hồng Hà.
Thông tin được Phó thủ tướng Trần Hồng Hà nêu ra trong cuộc họp với lãnh đạo các tỉnh, thành miền Tây về việc điều hành sản xuất, tiêu thụ lúa gạo diễn ra ngày 7/3, tại TP Cần Thơ.
“Việt Nam hiện là quốc gia đứng thứ ba thế giới về sản xuất và xuất khẩu lúa gạo, nhưng đang gặp nhiều thách thức từ các biến động thị trường quốc tế, điều kiện khí hậu”, ông Hà nói và cho biết người nông dân đang gặp nhiều khó khăn do giá lúa gạo giảm mạnh, trong khi vẫn phải chịu nhiều rủi ro do biến đổi khí hậu và thời tiết. Theo ông, việc “được mùa mất giá, được giá mất mùa” đối với người nông dân, đặc biệt là người trồng lúa đã trở thành câu chuyện quen thuộc.
Phó thủ tướng nhìn nhận đây là vấn đề kéo dài nhiều năm qua. Nếu không có giải pháp hiệu quả, nguy cơ nông dân rời bỏ mảnh ruộng của mình. Vì vậy nhà nước cần có các giải pháp như các công cụ, chính sách, như điều chỉnh giá, cung cấp tín dụng… hỗ trợ kịp thời để bảo vệ quyền lợi của người nông dân. Các bộ, ngành liên quan đánh giá rõ ràng, cụ thể các thị trường nhập khẩu chính của gạo Việt Nam cũng như các đối thủ cạnh tranh, phối hợp chặt chẽ để triển khai giải pháp.
Về lâu dài, Phó thủ tướng chỉ đạo cần phải xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành toàn diện về lĩnh vực lúa gạo. Hệ thống này sẽ tích hợp thông tin từ nhiều khâu: sản xuất, khoa học công nghệ, chế biến, bảo quản, thị trường và dự báo… với mục tiêu cung cấp thông tin kịp thời và chính xác cho các bên liên quan, từ nông dân đến doanh nghiệp và cơ quan quản lý…
Đối với việc quản lý xuất khẩu lúa gạo, Phó thủ tướng đề nghị sửa đổi Nghị định 107/2018 của Chính phủ với những điều chỉnh quan trọng. Theo đó, các doanh nghiệp muốn được cấp phép xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chí nghiêm ngặt, bao gồm năng lực liên kết sản xuất, hệ thống kho bãi và năng lực tài chính…
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp, Phó thủ tướng đề nghị Ngân hàng nhà nước cần xem xét áp dụng chính sách cho vay ưu đãi tương tự vay mua nhà xã hội. Đồng thời, ông kiến nghị miễn thuế thu nhập cho lĩnh vực nông nghiệp trong hai năm, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư, phát triển. Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ cần xây dựng chiến lược ngăn chặn việc các nước khác sử dụng trái phép nhãn hiệu gạo Việt Nam.
Thu hoạch lúa tại Cần Thơ. Ảnh: An Bình
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong hai tháng đầu năm 2025, Việt Nam xuất khẩu gạo đạt khoảng 1,1 triệu tấn, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá trị kim ngạch chỉ đạt 613 triệu USD, giảm 13,6%. Giá gạo xuất khẩu trung bình giảm sâu, xuống còn 553,6 USD một tấn, thấp hơn 18,3% so với cùng kỳ năm 2024. Đầu tháng 3, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giảm mạnh, chỉ còn: 310-367 USD mỗi tấn. Các thị trường lớn như Philippines, Bờ Biển Ngà và Ghana vẫn là những khách hàng chính của gạo Việt Nam, nhưng sức mua không còn sôi động như trước.
Giá gạo sụt giảm do nguồn cung thế giới tăng cao, nhu cầu nhập khẩu suy giảm và đặc biệt là việc Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo, đẩy một lượng lớn gạo ra thị trường quốc tế…
Nhằm đảm bảo ổn định sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trong bối cảnh thời tiết và thị trường diễn biến phức tạp, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị các địa phương cần bám sát lịch thời vụ, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch vụ Đông Xuân, đặc biệt ở các vùng ven biển có nguy cơ ảnh hưởng mặn cao. Bộ sẽ phối hợp các ngành liên quan theo dõi chặt chẽ biến động thị trường gạo thế giới, kịp thời thông tin cho doanh nghiệp và nông dân để điều chỉnh sản xuất và tiêu thụ phù hợp.
Về lâu dài, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển bền vững một triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh ở Đồng bằng sông Cửu Long…
Dự báo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2025 sẽ gặp khó khăn, có thể chỉ đạt 7,5 triệu tấn, giảm so với mức kỷ lục hơn 9 triệu tấn năm 2024.
Nông sản xuất khẩu: Nâng cao năng suất, chất lượng nhờ khoa học – công nghệ
Nông sản là một trong những ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Để nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm nông sản, thời gian qua các ngành, địa phương đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN).
Là lĩnh vực chiếm tỷ lệ nghiên cứu, ứng dụng lớn nhất của hầu hết địa phương, kết quả của ngành nông nghiệp đều có sự đóng góp của KH&CN thông qua việc khuyến khích phát triển sản xuất quy mô lớn, hợp tác liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ vào sản xuất; năng lực nghiên cứu, dự báo và thông tin thị trường được nâng cao để kịp thời định hướng tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản.
Nhờ đó, KH&CN đang cho thấy vai trò ngày càng quan trọng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản Việt Nam và là đòn bẩy để mặt hàng này vươn xa đến nhiều thị trường quốc tế. Đặc biệt, trong năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất, kinh doanh nhưng xuất khẩu nông sản của Việt Nam vẫn đạt 48,6 tỷ USD. Điển hình, năm 2021, sản lượng vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang tiêu thụ và xuất khẩu sang thị trường “khó tính” như Nhật Bản, Pháp, CH. Czech, Australia, Mỹ, Đức… với sản lượng cao nhất từ trước đến nay.
Hay tại Sơn La, thị trường xuất khẩu nông sản của tỉnh này cũng ngày càng được mở rộng như Trung Quốc, Campuchia, Anh, Mỹ, Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản… Từ chỗ là tỉnh miền núi có diện tích đất nương đồi trồng ngô lớn nhất nước, Sơn La đã nhanh chóng chuyển đổi sang trồng cây ăn quả trên đất dốc, trở thành vựa cây ăn quả lớn thứ hai của cả nước, với tổng diện tích trên 70.000 ha. Thu nhập bình quân trên 1 ha đạt từ 150 – 500 triệu đồng/ha, góp phần nâng cao mức sống của người dân và mở rộng phát triển sản xuất.
Cũng nhờ đẩy mạnh chuyển giao khoa học, kỹ thuật, sản xuất na Chi Lăng, Hữu Lũng tại Lạng Sơn đã đạt diện tích trên 3.500 ha, trong đó hơn 400 ha Na được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; tổng giá trị sản xuất ước đạt khoảng 1.200 tỷ đồng, bình quân thu nhập trên 1ha canh tác na đạt 275 triệu đồng/ha.
“Nhờ ứng dụng KH&CN, năng suất một số vật nuôi, cây trồng của Việt Nam đạt cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Cụ thể, năng suất lúa cao nhất trong các nước ASEAN (trong đó cao hơn gấp rưỡi Thái Lan), cà phê có năng suất đứng thứ 2 trên thế giới (chỉ sau Brazil), năng suất hồ tiêu đứng đầu thế giới, cao su đứng thứ 2 thế giới (chỉ sau Ấn Độ), cá tra với năng suất 500 tấn/ha cũng cao nhất thế giới” – đại diện Bộ KH&CN cho biết.
Nhiều chuyên gia cho rằng, để tiến vào thị trường các nước, tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA), các sản phẩm nông sản của Việt Nam phải đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế về chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, mẫu mã đa dạng, giá thành hợp lý, đồng thời cũng phải đảm bảo khâu cung ứng kịp thời cho nhà nhập khẩu…
Ông Nguyễn Đình Phong – Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Sơn La – cho biết, để các sản phẩm nông sản có thể mở rộng thị trường, tận dụng được các cơ hội từ các Hiệp định FTA, thì trước tiên các yếu tố đầu vào như vật tư, giống cây trồng cho đến quản lý, chăm sóc, bao gói, truy xuất nguồn gốc sản phẩm… đều phải đáp ứng tiêu chuẩn, sau đó mới đưa đi giới thiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, tiếp cận thị trường.
Pellentesque habitant morbi tristique senectus et netus et malesuada fames ac turpis egestas. Vestibulum tortor quam, feugiat vitae, ultricies eget, tempor sit amet, ante. Donec eu libero sit amet quam egestas semper. Aenean ultricies mi…