Category Archives: Thực phẩm Organic

Củ Cải Trắng Chế Biến Tại Nhà Máy Hikari Đà Lạt

Công Ty Cổ Phần Hikari Đà Lạt tự hào giới thiệu đến quý khách hàng sản phẩm củ cải trắng chế biến cao cấp, được sản xuất theo công nghệ hiện đại Octofrost từ Thụy Điển. Đây là quy trình sản xuất tiên tiến và đảm bảo chất lượng cao nhất, giúp mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm sạch, an toàn và giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng tự nhiên của củ cải trắng.

Quy Trình Sản Xuất Tiên Tiến

Tại Hikari Đà Lạt, sản phẩm củ cải trắng được chế biến qua nhiều công đoạn kỹ lưỡng và kiểm soát chặt chẽ, bao gồm:

  1. Lựa Chọn Nguyên Liệu Chất Lượng Cao: Chúng tôi chỉ lựa chọn những củ cải trắng tươi ngon, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao từ vùng nguyên liệu sạch và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  2. Rửa Sạch Và Cắt Gọt: Sau khi được chọn lọc kỹ lưỡng, củ cải trắng sẽ được rửa sạch và cắt gọt thành các hình dạng đồng đều, tạo sự tiện lợi cho người tiêu dùng khi sử dụng.
  3. Rửa Tinh Bằng Nước Ozone: Để đảm bảo vệ sinh tuyệt đối, củ cải trắng sẽ được rửa tinh bằng công nghệ nước Ozone, loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn và tạp chất còn lại trên bề mặt nguyên liệu.
  4. Chần/Hấp: Sau khi rửa tinh, củ cải trắng được chần hoặc hấp nhanh chóng để giữ lại màu sắc tươi sáng và cấu trúc giòn ngon tự nhiên.
  5. Giải Nhiệt: Ngay sau quá trình chần/hấp, sản phẩm được giải nhiệt nhanh chóng để ngăn ngừa quá trình nấu chín tiếp tục và bảo quản tối ưu chất lượng sản phẩm.
  6. IQF (Đông Lạnh Nhanh Từng Phần): Công nghệ đông lạnh IQF đảm bảo từng phần của củ cải trắng được đông lạnh nhanh chóng, giữ nguyên hương vị, màu sắc và dinh dưỡng của sản phẩm.
  7. Đóng Gói Và Lưu Trữ: Sản phẩm được đóng gói kỹ lưỡng, đảm bảo an toàn thực phẩm trước khi được lưu trữ trong kho lạnh sâu ở nhiệt độ -18 độ C, đảm bảo độ tươi ngon suốt quá trình vận chuyển và bảo quản.

Lợi Ích Sản Phẩm

  • Giữ Nguyên Dinh Dưỡng: Quy trình chế biến hiện đại giúp củ cải trắng giữ nguyên giá trị dinh dưỡng tự nhiên.
  • An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm: Sử dụng công nghệ rửa tinh bằng nước Ozone và quy trình chế biến khép kín, sản phẩm hoàn toàn an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
  • Tiện Lợi: Sản phẩm đã được chế biến sẵn, dễ dàng sử dụng trong các món ăn hàng ngày mà không cần thêm bất kỳ công đoạn sơ chế nào khác.

Sự Cam Kết Từ Hikari Đà Lạt

Hikari Đà Lạt cam kết mang đến cho khách hàng sản phẩm củ cải trắng chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Công nghệ Octofrost tiên tiến cùng quy trình sản xuất được kiểm soát nghiêm ngặt là lời hứa của chúng tôi về chất lượng và sự hài lòng của khách hàng.

Hãy trải nghiệm sản phẩm củ cải trắng chế biến của Hikari Đà Lạt – một lựa chọn hoàn hảo cho những bữa ăn ngon, an toàn và bổ dưỡng.

Theo mastershop.vn 

Làm nông nghiệp hữu cơ nông dân được nhiều cái lợi

Hà Tĩnh xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trị để nhân ra diện rộng; hình thành hệ thống cung ứng vật tư đầu cho sản xuất.

 

Bí thư Huyện ủy Nghi Xuân, Hà Tĩnh Đặng Trần Phong giúp đỡ tôi lăn lộn với những chuyển dịch đang ầm thầm thay đổi trên cánh đồng. Nơi tôi đến đầu tiên là Hợp tác xã nông nghiệp (HTX) Thống Nhất, của xã Xuân Lam. Làm nông nghiệp hữu cơ (NNHC) nông dân được nhiều cái lợi, hạt gạo gia tăng giá trị, cánh đồng đã trở lại là nơi đa dạng sinh học.

“Cổ tích” đã trở lại

Chủ nhiệm HTX Thống Nhất Bùi Văn Chiến dẫn tôi ra cánh đồng. Nhiều nông dân đang bón phân cho lúa. HTX Thống Nhất này có 218 ha đất nông nghiệp. Toàn HTX có hơn 690 xã viên, đều là những nông dân giỏi giang, cần cù.

Hà Tĩnh nói chung, trong đó có Nghi Xuân từ nhiều năm trước đã vận động nông dân thực hiện cuộc dồn điền đổi thửa. Không dồn, không sử dụng được máy móc, ứng dụng khoa học kỹ thuật. Bây giờ đồng ruộng Nghi Xuân thẳng cánh cò bay.

– Anh thử tính, một công cấy bây giờ 400.000 đ, trong khi thuê máy cấy chỉ mất 120.000 đ/sào; trong khi 2 thợ cấy trong ngày mới xong 1 sào. Bùi Văn Chiến nói, người nông dân tính được ngay hơn, thiệt. Từ đó họ ủng hộ, không mất công vận động như trước.

Chủ nhiệm Hợp tác xã Thống Nhất, Bùi Văn Chiến (phải) giới thiệu về trồng lúa hữu cơ

Chủ nhiệm Hợp tác xã Thống Nhất, Bùi Văn Chiến (phải) giới thiệu về trồng lúa hữu cơ

Theo Bùi Văn Chiến, trong số 218 ha, Thống Nhất có 10 ha cấy lúa, nuôi rươi. Từ năm 2022, bà con nông dân bắt đầu cải tạo đất. Con rươi, không hề dễ tính.

Theo anh Chiến, để cải tạo được 10 ha đó, mỗi nhà nông phải đầu tư vốn từ 1 đến 1,5 tỷ đồng. Hói Ải của xóm Minh Tân là nơi dẫn nước từ sông Lam về làm mát ngọt cánh đồng, và tạo môi trường cho rươi sinh trưởng. Nghề nào cũng phải công phu, tảo tần. Ngoài kinh phí cải tạo đất là mương dẫn nước, lắp cửa cống, sử dụng mùn hữu cơ bón lót dưới ruộng…Và phải học, không thầy đố mày làm nên, như thành ngữ Việt và việc ứng dụng tri thức mới.

Sản xuất lúa kết hợp nuôi rươi theo hướng hữu cơ”, mô hình ngày càng lan tỏa, không riêng ở Nghi Xuân, mà nhiều nơi ở Hà Tĩnh. Năm 2022 nông dân Hà Tĩnh, trong đó có Nghi Xuân bắt đầu thực hiện chủ trương sản xuất lúa hàng hóa theo hướng hữu cơ. Sau đó tỉnh hoàn thiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2024 – 2030.  Đề án đặt mục tiêu đến năm 2030, diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt 2.500 ha.

Để thực hiện được mục tiêu này, Hà Tĩnh xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trị để nhân ra diện rộng; hình thành hệ thống cung ứng vật tư đầu vào và dịch vụ cho sản xuất; phát triển các hình thức tổ chức sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm; tăng cường quản lý nhà nước về nông nghiệp hữu cơ…

Anh Bùi Văn Chiến tâm đắc, không chỉ chủ trương mà kỹ thuật nằm lòng. Sau khi tiến hành sản xuất hoàn toàn theo hướng hữu cơ, ai dùng thuốc bảo vệ thực vật thì rươi xuất hiện và phát triển khá nhanh. Các loại sinh vật sống ở ruộng như: niềng niễng, cà cuống, cáy… được tái sinh; các loại ốc, cá, cua đồng cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Một thời bị hủy diệt, bây giờ “cổ tích” đã xuất hiện.

– Truyền thông kết hợp với hướng dẫn ngay đầu bờ, anh à, Bùi Văn Chiến khẳng định. Về phía huyện Nghi Xuân, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện rất chú trọng công tác đào tạo, tập huấn, xây dựng nguồn nhân lực để triển khai nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn.

Phác thảo một “không gian”

Nghi Xuân có gì? Nghi Xuân không chỉ có biển, đồng bằng mà có nhiều tiềm năng phi vật thể, tạo ra dư địa phát triển.

Nói về tự nhiên, địa hình, địa mạo, trên có núi Hồng, dưới có sông Lam, khi mở rộng phát triển sẽ tiếp cận với vùng ven biển tạo nên địa thế của đô thị “sơn, thủy hữu tình”. Khi đó Nghi Xuân sẽ là điểm nhấn, đối xứng với TP. Vinh, trung tâm văn hóa, chính trị và du lịch của tỉnh Nghệ An qua trục sông Lam.

 

Đây là vùng địa linh, nhân kiệt, quê hương của Đại thi hào Nguyễn Du, danh nhân văn hóa thế giới và nhà văn hóa, quân sự, chính trị Nguyễn Công Trứ, quê hương của ca trù Cổ Đạm. Nói không ngoa, đây là điểm kết nối lý tưởng với các địa danh du lịch, các địa danh lịch sử của cả tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Nông dân bón phân hữu cơ trên thuở ruộng lúa – rươi.

Nông dân bón phân hữu cơ trên thuở ruộng lúa – rươi.

GS.TS. Trần Đình Hòa, Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, tác giả của đề án “Sử dụng đa mục tiêu Tài nguyên nước gắn với du lịch sinh thái, cội nguồn văn hóa tỉnh Hà Tĩnh”, trong đó có phần nói về Nghi Xuân.

Theo đề án ông đề xuất, nên lựa chọn, bổ sung vùng đô thị Nghi Xuân thành một “Đô thị cội nguồn văn hóa” theo hướng lấy nguồn nước làm trung tâm, tái tạo lại các hoạt động lao động, sản xuất và văn hóa lịch sử truyền thống ngày xưa làm điểm đến cho hình thức du lịch văn hóa trải nghiệm.

Hiện nay Hà Tĩnh đã có chủ trương kêu gọi đầu tư xây dựng khu đô thị trên đảo Xuân Giang và vùng ven sông Lam tiếp giáp với đảo giữa dòng Lam.

“Phải lấy việc khôi phục và nâng cấp sông Đồng Kèn (còn gọi là Rào Mỹ Dương) làm trung tâm của đô thị mới”, GS Hòa nêu ý tưởng.

 Hiện tại, ngoài sông Lam “bổ đôi Nghệ Tĩnh”, (thơ Trần Mạnh Hảo), trên địa bàn Nghi Xuân có sông Đồng Kèn. Tiếc là, phần lớn đã bị bồi lấp, và thu hẹp, về mùa mưa sông không còn khả năng trữ nước phục vụ sản xuất và cắt lũ.

Đồng Kèn bắt nguồn từ núi Ông Bảng, dài khoảng 29km chảy vòng quanh chân núi Hồng Lĩnh đi qua địa phận các xã Xuân Viên, Xuân Mỹ, Cổ Đạm, Xuân Liên và Cương Gián thuộc huyện Nghi Xuân và đổ ra biển tại cửa Song Nam, có diện tích lưu vực khoảng 73km2. Trong đó đoạn thượng lưu đến hồ Mỹ Dương dài khoảng 17km và đoạn sông sau đập Mỹ Dương là 12km.

“Chúng tôi kiến nghị phục hồi và mở rộng sông theo phương án mở rộng đoạn Rào Mỹ Dương (thượng nguồn sông) theo hình thức vừa sông (để thoát nước) vừa là hồ để trữ nước. Với dung tích trữ nước vào khoảng 30 triệu m3. Toàn bộ đất lòng hồ được tôn tạo sang 2 bên bờ sông để hình thành các khu làng văn hóa, du lịch” vẫn theo GS Hòa. Ông nói, khi đó phía tả của sông Đồng Kèn chạy men theo chân núi Ông Bảng sẽ bố trí các khu nhà vườn mô phỏng đời sống của người dân vùng núi sinh sống bằng nghề đốn củi, săn bắn. Phía bờ hữu của sông Đồng Kèn bố trí các làng nghề truyền thống (trồng lúa, khoai, lạc,..); xen kẽ là các khu văn hóa truyền thống được tái tạo, phục dựng.

Nếu tổ chức được “không gian văn hóa” du khách sẽ được hiểu biết hơn về lịch sử, văn hóa đặc sắc của vùng đất “địa linh nhân kiệt” này; vừa có thể trải nghiệm, tham gia các công việc truyền thống nhà nông như trồng lúa, trồng khoai, lạc, bắt cá,..

Sông Đồng Kèn

Sông Đồng Kèn

Tôi đã có những trải nghiệm được thưởng thức các hình thức văn hóa dân gian Xứ Nghệ về hát ví giặm, hát phường vải,..; thưởng thức các món ăn quê dân dã từ đồng ruộng, sau khi được “tái sinh” đa dạng sinh học.

Rời Nghi Xuân, tôi nhớ mãi Chủ nhiệm HTX Thống Nhất Bùi Văn Chiến và nông dân Lê Văn Sơn trên cánh đồng Xuân Lam. Khi tôi đến, Lê Văn Sơn đang bón phân cho lúa, biết tôi là người mê mẩm với nông nghiệp sinh thái, “bợm” rươi, hai anh dặn tôi: “Hôm nào đến mùa bắt rươi, bọn em mời anh về”.

Trước mặt tôi là Lam Giang, sau lưng là Hồng Lĩnh hùng vĩ, xứ Nghệ gọi bằng phương ngữ là Rú Hồng. Rú Hồng ai đắp mà cao. Gió sông Lam hắt lên mát rượi.

 

Theo nongnghiepmoitruong.vn 

Nông nghiệp hữu cơ và lợi ích bảo vệ môi trường

Nông nghiệp hữu cơ và lợi ích bảo vệ môi trường

 

Nền nông nghiệp thế giới đã đạt được những thành tựu vượt bậc trong thế kỷ qua, đặc biệt là cuộc Cách mạng Xanh, giúp tăng năng suất cây trồng đáng kể và đảm bảo an ninh lương thực cho dân số toàn cầu ngày càng tăng.

Tuy nhiên, mô hình nông nghiệp thâm canh dựa nhiều vào hóa chất tổng hợp (phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật – BVTV) và cơ giới hóa nặng nề cũng đã bộc lộ những mặt trái nghiêm trọng. Nó gây ra tình trạng suy thoái đất đai, ô nhiễm nguồn nước, mất đa dạng sinh học, phát thải khí nhà kính và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người.

Trong bối cảnh đó, Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) nổi lên như một phương thức canh tác thay thế, một triết lý sản xuất hướng tới sự hài hòa với tự nhiên, bền vững và thân thiện với môi trường. NNHC không chỉ là việc “không sử dụng hóa chất” mà là một hệ thống quản lý sản xuất toàn diện, thúc đẩy và tăng cường sức khỏe của hệ sinh thái nông nghiệp (agro-ecosystem), bao gồm đa dạng sinh học, các chu trình sinh học và hoạt động sinh học trong đất.

Nó nhấn mạnh việc sử dụng các nguồn lực tại chỗ, các biện pháp canh tác tự nhiên và cấm hoàn toàn việc sử dụng các loại vật tư đầu vào tổng hợp như phân bón hóa học, thuốc BVTV hóa học, sinh vật biến đổi gen (GMO).

Bài viết này sẽ đi sâu tìm hiểu các nguyên tắc cốt lõi của NNHC và phân tích chi tiết những lợi ích đa dạng mà phương thức canh tác này mang lại cho việc bảo vệ môi trường, đồng thời xem xét bối cảnh phát triển của NNHC tại Việt Nam.

Nông nghiệp hữu cơ
Nông nghiệp hữu cơ

1. Nông Nghiệp Hữu Cơ Là Gì? Những Nguyên Tắc Cốt Lõi

NNHC hoạt động dựa trên một triết lý tôn trọng các quy luật tự nhiên và hướng tới sự cân bằng sinh thái, công bằng xã hội và hiệu quả kinh tế lâu dài. Các nguyên tắc và thực hành chính bao gồm:

  1. Xây dựng và Duy trì Sức khỏe Đất: Đất được coi là nền tảng sống còn của NNHC. Thay vì “nuôi cây” bằng phân hóa học, NNHC tập trung “nuôi đất” bằng cách:
    • Tăng cường chất hữu cơ: Sử dụng phân compost (phân ủ hoai mục), phân chuồng đã qua xử lý, phân xanh (cây phân xanh), trả lại tàn dư thực vật cho đất.
    • Kích thích hoạt động sinh vật đất: Tạo môi trường thuận lợi cho giun đất, vi sinh vật có ích phát triển.
    • Giảm thiểu cày xới: Áp dụng các biện pháp làm đất tối thiểu hoặc không cày xới để bảo vệ cấu trúc đất, hạn chế mất chất hữu cơ và xói mòn.
  2. Quản lý Dinh dưỡng Cây trồng: Dựa vào các chu trình dinh dưỡng tự nhiên trong hệ thống trang trại:
    • Luân canh cây trồng: Trồng các loại cây khác nhau theo trình tự thời gian trên cùng một mảnh đất để cải thiện độ phì, phá vỡ chu kỳ sâu bệnh.
    • Xen canh, đa canh: Trồng nhiều loại cây cùng lúc để tận dụng không gian, ánh sáng, dinh dưỡng và hỗ trợ lẫn nhau.
    • Trồng cây họ đậu: Các cây này có khả năng cố định đạm từ không khí, làm giàu dinh dưỡng cho đất.
    • Sử dụng phân hữu cơ: Phân compost, phân chuồng, phân xanh cung cấp dinh dưỡng một cách từ từ và cân đối.
  3. Quản lý Dịch hại và Cỏ dại: Ưu tiên các biện pháp phòng ngừa và tự nhiên thay vì dùng thuốc hóa học:
    • Chọn giống kháng bệnh, phù hợp với điều kiện địa phương.
    • Áp dụng luân canh, xen canh để kiểm soát sâu bệnh, cỏ dại.
    • Sử dụng các biện pháp sinh học: Nuôi thả thiên địch (côn trùng có ích), sử dụng chế phẩm sinh học (nấm, vi khuẩn đối kháng).
    • Biện pháp vật lý/cơ học: Làm cỏ bằng tay, phủ gốc, dùng bẫy Pheromone, lưới che…
    • Bảo vệ và tạo môi trường sống cho các loài thiên địch tự nhiên.
  4. Tăng cường Đa dạng Sinh học: Khuyến khích sự đa dạng trong và xung quanh trang trại:
    • Trồng nhiều giống, loài cây trồng, vật nuôi khác nhau.
    • Duy trì các hàng rào cây xanh, bờ bụi, ao hồ tự nhiên để tạo nơi cư trú và nguồn thức ăn cho các loài sinh vật có ích (chim, côn trùng thụ phấn, thiên địch).
  5. Bảo tồn Nguồn nước:
    • Sử dụng nước tưới hiệu quả, tiết kiệm (tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa khi cần thiết).
    • Bảo vệ các nguồn nước mặt và nước ngầm khỏi nguy cơ ô nhiễm từ các hoạt động canh tác.
  6. Phúc lợi Động vật (Trong chăn nuôi hữu cơ): Đảm bảo động vật được nuôi trong điều kiện gần với tự nhiên, được cung cấp thức ăn hữu cơ, không sử dụng kháng sinh, hormone tăng trưởng một cách thường quy, có không gian vận động và thể hiện các hành vi tự nhiên.
  7. Cấm Tuyệt đối Vật tư Tổng hợp: Không sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV hóa học (trừ sâu, trừ bệnh, trừ cỏ), thuốc kích thích sinh trưởng tổng hợp, sinh vật biến đổi gen (GMO) và bùn thải cống rãnh.

Để đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc này và tạo niềm tin cho người tiêu dùng, NNHC thường đi kèm với hệ thống chứng nhận hữu cơ bởi một tổ chức độc lập, uy tín.

2. Lợi Ích Vượt Trội Của Nông Nghiệp Hữu Cơ Đối Với Môi Trường

So với nông nghiệp thông thường, NNHC mang lại nhiều lợi ích quan trọng và bền vững cho môi trường:

  1. Cải thiện Sức khỏe và Độ phì nhiêu của Đất:
    • Cách thức: Việc liên tục bổ sung chất hữu cơ (compost, phân xanh…) và giảm cày xới giúp tăng hàm lượng mùn trong đất. Mùn cải thiện cấu trúc đất (tơi xốp, thoáng khí), tăng khả năng giữ nước và dinh dưỡng, đồng thời là nguồn thức ăn cho hệ sinh vật đất phong phú (vi khuẩn, nấm, giun đất…).
    • Lợi ích: Đất trở nên màu mỡ hơn một cách tự nhiên, giảm sự phụ thuộc vào phân bón hóa học. Tăng khả năng chống chịu của đất với xói mòn và khô hạn. Đất khỏe mạnh là nền tảng cho cây trồng khỏe mạnh và năng suất ổn định lâu dài. Đặc biệt, đất giàu hữu cơ có khả năng lưu trữ carbon hiệu quả, góp phần giảm thiểu BĐKH.
  2. Bảo vệ Chất lượng Nguồn nước:
    • Cách thức: Việc cấm sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV tổng hợp giúp ngăn chặn tình trạng các hóa chất này bị rửa trôi theo nước mưa hoặc ngấm xuống lòng đất, đi vào các sông hồ, ao suối và nguồn nước ngầm. Đất hữu cơ có cấu trúc tốt cũng hoạt động như một bộ lọc tự nhiên, giữ lại các chất ô nhiễm.
    • Lợi ích: Giảm thiểu đáng kể hiện tượng phú dưỡng hóa (tảo nở hoa do dư thừa nitơ và phốt pho), bảo vệ các hệ sinh thái thủy sinh. Giữ cho nguồn nước mặt và nước ngầm sạch hơn, an toàn hơn cho sinh hoạt và các mục đích sử dụng khác.
  3. Bảo tồn và Tăng cường Đa dạng Sinh học:
    • Cách thức: Việc không sử dụng thuốc BVTV hóa học độc hại giúp bảo vệ các loài sinh vật không phải mục tiêu, bao gồm côn trùng có ích (ong, bướm thụ phấn; bọ rùa, kiến ba khoang ăn thịt sâu hại…), chim, động vật lưỡng cư, bò sát và các vi sinh vật đất. Việc áp dụng đa canh, xen canh, duy trì các khu vực tự nhiên bán phần (bờ bụi, hàng rào cây xanh) tạo ra môi trường sống và nguồn thức ăn đa dạng cho nhiều loài.
    • Lợi ích: Các trang trại hữu cơ thường có mức độ ĐDSH cao hơn đáng kể so với trang trại thông thường. Điều này không chỉ có giá trị bảo tồn mà còn giúp tăng cường khả năng tự điều tiết dịch hại, thụ phấn tự nhiên và ổn định hệ sinh thái nông nghiệp.
  4. Giảm thiểu và Thích ứng với Biến đổi Khí hậu:
    • Giảm thiểu KNK:
      • Hấp thụ Carbon: Đất trong hệ thống NNHC có khả năng lưu trữ carbon cao hơn nhờ hàm lượng hữu cơ dồi dào.
      • Giảm phát thải N2O: Việc không sử dụng phân đạm hóa học giúp giảm đáng kể lượng phát thải N2O (một KNK rất mạnh).
      • Giảm phát thải CO2: NNHC thường sử dụng ít năng lượng hơn do không cần sản xuất phân bón/thuốc BVTV hóa học và có thể giảm mức độ cơ giới hóa.
      • Giảm phát thải CH4: Mặc dù việc quản lý phân chuồng và canh tác lúa nước hữu cơ cần các kỹ thuật đặc thù để kiểm soát CH4, nhưng tiềm năng giảm phát thải tổng thể từ hệ thống NNHC là rất lớn.
    • Thích ứng với BĐKH:
      • Chống chịu hạn hán: Đất hữu cơ giữ ẩm tốt hơn, giúp cây trồng chịu đựng tốt hơn trong điều kiện khô hạn.
      • Chống chịu sâu bệnh: Hệ thống canh tác đa dạng và cân bằng sinh thái thường ít bị bùng phát dịch hại trên diện rộng.
      • Giảm phụ thuộc đầu vào: Ít bị ảnh hưởng bởi biến động giá cả của phân bón, thuốc BVTV hóa học.
  5. Giảm Tiêu thụ Năng lượng:
    • Cách thức: Quá trình sản xuất phân đạm hóa học và thuốc BVTV tổng hợp tiêu tốn rất nhiều năng lượng, chủ yếu từ nhiên liệu hóa thạch. NNHC loại bỏ hoàn toàn nhu cầu này.
    • Lợi ích: Giảm dấu chân carbon liên quan đến năng lượng, góp phần tiết kiệm tài nguyên không tái tạo.
  6. Ngăn ngừa Xói mòn Đất:
    • Cách thức: Các thực hành như trồng cây che phủ, làm đất tối thiểu, canh tác theo đường đồng mức giúp bảo vệ bề mặt đất khỏi tác động của mưa và gió. Cấu trúc đất tốt cũng giúp đất chống chịu xói mòn tốt hơn.
    • Lợi ích: Bảo vệ lớp đất mặt màu mỡ – tài nguyên quý giá và khó tái tạo. Giảm thiểu bồi lắng lòng sông, hồ và ô nhiễm nguồn nước do đất bị rửa trôi.
  7. Tạo Môi trường An toàn hơn:
    • Cách thức: Việc không sử dụng thuốc BVTV hóa học độc hại giúp loại bỏ nguy cơ phơi nhiễm trực tiếp cho nông dân khi phun thuốc, cũng như nguy cơ tồn dư hóa chất trong nông sản, đất và nước.
    • Lợi ích: Bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất, gia đình họ và cộng đồng dân cư sống xung quanh khu vực canh tác.
Nông nghiệp hữu cơ
Nông nghiệp hữu cơ

3. Những Thách Thức và Cân nhắc

Mặc dù lợi ích môi trường là rõ ràng, NNHC cũng đối mặt với một số thách thức nhất định:

  • Năng suất: Trong giai đoạn chuyển đổi hoặc ở một số điều kiện nhất định, năng suất NNHC có thể thấp hơn so với nông nghiệp thâm canh hóa học. Tuy nhiên, về lâu dài, năng suất có thể ổn định và bền vững hơn.
  • Lao động: NNHC thường đòi hỏi nhiều công lao động hơn cho các công việc như làm cỏ, ủ phân, quản lý dịch hại thủ công.
  • Chi phí chứng nhận: Việc đạt được và duy trì chứng nhận hữu cơ có thể tốn kém, đặc biệt đối với các nông hộ nhỏ.
  • Kiến thức và kỹ thuật: Đòi hỏi nông dân phải có kiến thức sâu hơn về sinh thái nông nghiệp, quản lý dịch hại tổng hợp và các kỹ thuật canh tác hữu cơ.
  • Quản lý dịch hại: Kiểm soát sâu bệnh, cỏ dại hiệu quả mà không dùng hóa chất đôi khi là một thách thức lớn.
  • Tiếp cận thị trường: Cần có hệ thống phân phối và thị trường ổn định cho sản phẩm hữu cơ.

3.1 Nông Nghiệp Hữu Cơ tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, NNHC đang dần nhận được sự quan tâm nhiều hơn tại Việt Nam:

  • Xu hướng phát triển: Diện tích canh tác và số lượng doanh nghiệp, nông hộ tham gia NNHC đang có xu hướng tăng lên. Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm hữu cơ, đặc biệt tại các đô thị lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, cũng ngày càng cao do người dân quan tâm hơn đến sức khỏe và môi trường. Chính phủ cũng đã ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển NNHC.
  • Cơ hội: Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển NNHC nhờ điều kiện tự nhiên đa dạng, lực lượng lao động nông nghiệp dồi dào và nhiều kinh nghiệm canh tác truyền thống thân thiện môi trường. Sản phẩm hữu cơ có thể mang lại giá trị gia tăng cao hơn, phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu. NNHC cũng phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững và cam kết về môi trường của quốc gia.
  • Thách thức: Chi phí chứng nhận còn cao, quy trình phức tạp. Thiếu các quy chuẩn, tiêu chuẩn hữu cơ quốc gia hài hòa và được công nhận rộng rãi. Hệ thống hỗ trợ kỹ thuật, khuyến nông về NNHC còn hạn chế. Chuỗi cung ứng và thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ chưa thực sự phát triển mạnh và ổn định. Niềm tin của người tiêu dùng đôi khi bị ảnh hưởng bởi tình trạng “vàng thau lẫn lộn”, khó phân biệt sản phẩm hữu cơ thật. Việc quản lý dịch hại trong điều kiện khí hậu nhiệt đới là một thách thức lớn.

Kết luận

Nông nghiệp hữu cơ không chỉ là một phương thức canh tác mà còn là một triết lý tiếp cận bền vững, tôn trọng các quy luật tự nhiên và mang lại vô vàn lợi ích thiết thực cho môi trường. Từ việc cải thiện sức khỏe đất, bảo vệ nguồn nước, bảo tồn đa dạng sinh học đến việc góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu và tạo ra môi trường sống an toàn hơn, NNHC chứng tỏ là một con đường đầy hứa hẹn hướng tới một hệ thống lương thực thực phẩm bền vững và có khả năng chống chịu tốt hơn trong tương lai.

Mặc dù còn đối mặt với những thách thức về năng suất, chi phí, kỹ thuật và thị trường, nhưng những lợi ích môi trường và tiềm năng lâu dài của NNHC là không thể phủ nhận.

Để NNHC thực sự phát triển và lan tỏa tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, cần có sự chung tay mạnh mẽ hơn nữa từ các nhà hoạch định chính sách (xây dựng cơ chế hỗ trợ, hoàn thiện tiêu chuẩn), các nhà khoa học (nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật), doanh nghiệp (phát triển thị trường, chuỗi cung ứng) và đặc biệt là sự thay đổi nhận thức, lựa chọn của người tiêu dùng. Đầu tư vào NNHC chính là đầu tư vào một tương lai khỏe mạnh hơn cho cả con người và hành tinh.

Theo Greenstarvn.com

Công nghệ chiết xuất siêu tới hạn CO2 giúp chiết xuất các tinh dược có độ tinh chất cao nhất

Áp dụng công nghệ chiết xuất siêu tới hạn CO2, công ty cổ phần Hikari Đà Lạt đã chiết xuất thành công chất cordycept in trong đông trùng hạ thảo.

 
Công nghệ chiết xuất siêu tới hạn CO2 giúp chiết xuất các tinh dược có độ tinh chất cao nhất- Ảnh 1.

Thạc sĩ Võ Văn Thịnh, Phó giám đốc thường trực Công ty cổ phần Hikari Đà Lạt, trong nhà máy nghiên cứu.

Đông trùng hạ thảo được biết đến với các đặc tính dược lý cao và tác dụng tích cực đối với sức khỏe con người. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đông trùng hạ thảo có khả năng cải thiện hệ miễn dịch, hỗ trợ tim mạch, chống viêm, giảm cholesterol xấu trong máu và thậm chí có tiềm năng trong việc hỗ trợ điều trị ung thư.

Đông trùng hạ thảo có chứa đến 17 loại acid amin và hơn 50 hoạt chất sinh học, làm cho nó trở thành một nguồn nguyên liệu quan trọng trong việc phát triển các phương pháp điều trị bệnh tật.

Theo thạc sĩ Võ Văn Thịnh, Phó giám đốc Thường trực Công ty cổ phần Hikari Đà Lạt: “Trong quá khứ, việc chiết xuất đông trùng hạ thảo để sản xuất thuốc thường sử dụng các phương pháp truyền thống như: ngâm chiết, chưng cất thuỷ lực, và chiết xuất lỏng có áp suất. Mặc dù những phương pháp này có chi phí đầu tư thấp, nhưng gặp nhiều hạn chế như: Yêu cầu năng lượng vận hành cao; Sử dụng dung môi hữu cơ đắt tiền và tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường; Mất đi một số hoạt chất quý giá ở nhiệt độ cao; Thời gian chiết xuất kéo dài, làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch chiết do quá trình oxy hóa…”.

Công nghệ chiết xuất siêu tới hạn CO2 là một phương pháp sử dụng khí CO2 làm dung môi để chiết các hoạt chất từ dược liệu tại điểm siêu tới hạn. Dưới đây là một số thông tin về công nghệ này:

Điều kiện siêu tới hạn xảy ra ở nhiệt độ gần môi trường xung quanh (khoảng 31°C) và áp suất cao (từ 200 bar trở lên). CO2 ở điều kiện này có khả năng hòa tan các chất hữu cơ.

Hiện tại, thiết bị công nghệ chiết xuất siêu tới hạn của công ty Cổ Phần Hikari Đà lạt đã đạt áp suất trên 400 bar.

Quá trình chiết xuất không để lại dư lượng dung môi, giúp sản phẩm có chất lượng cao. CO2 không độc hại, không cháy, không mùi, không vị, trơ và rẻ tiền, an toàn và thân thiện với môi trường.

Thích hợp cho ngành thực phẩm, hương liệu, tinh dầu và dinh dưỡng, nguyên liệu đầu vào cho ngành dược.

Thạc sĩ Võ Văn Thịnh chia sẻ thêm: “Khí CO2 được nạp vào bình chứa sau đo hệ thống tự động mở dòng CO2 lỏng đi qua bộ phận làm lạnh rồi qua bơm nén với áp suất cao (200 bar – 400 bar) tuỳ vào sản phẩm và tuỳ vào hoạt chất cần chiết xuất sẽ có công thức riêng. Khi đạt nhiệt độ và áp suất, CO2 trở thành dòng siêu tới hạn và được đưa vào bình chiết”.

Công nghệ chiết xuất siêu tới hạn CO2 giúp chiết xuất các tinh dược có độ tinh chất cao nhất- Ảnh 3.

Riêng với đông trùng hạ thảo với áp suất cao (trên 400 bar) và nhiệt độ thấp (45 – 60oC) hoàn toàn hầu hết giữ được các hoạt chất. Ngoài ra, dung môi CO2 sử dụng cho việc chiết xuất luôn thân thiện với môi trường, hầu như tái chế, tận dụng tuần hoàn không cần phải xử lý chất thải.

Khả năng khuếch tán của dung môi CO2 vào nguyên liệu tốt nhất dẫn đến việc lấy ra nhiều hoạt chất hơn; độ nhớt thấp, dễ thu hồi; độ tinh dịch chiết cao đặt biệt thu được tinh dầu dễ bay hơi và các vi lượng trong nấm.

Công nghệ chiết xuất siêu tới hạn CO2 giúp chiết xuất các tinh dược có độ tinh chất cao nhất- Ảnh 4.
Công nghệ chiết xuất siêu tới hạn CO2 giúp chiết xuất các tinh dược có độ tinh chất cao nhất- Ảnh 5.

Các chuyên gia của Công ty Cổ Phần Hikari Đà lạt đang lấy dịch Cordycept in trong hệ thống chiết xuất siêu tới hạn CO2.

Qua kết quả phân tích bởi trung tâm Tentamus hiệu suất dịch cordycep in rất cao trong nấm đông trùng hạ thảo đã được chiết xuất một cách triệt để. Đây là một tín hiệu tốt cho nguyên liệu ngành dược liệu trong tương lai.

Từ sự chắt lọc, nghiên cứu, nhóm khoa học gồm các chuyên gia thuộc công ty cổ phần Hikari Đà Lạt đã áp dụng công nghệ chiết xuất siêu tới hạn CO2 là một lựa chọn cho ngành dươc phẩm như một phương pháp tối ưu nhất hiện nay giữ lại hương liệu và tinh chất của sản phẩm.

P.Nguyễn
 
Theo phunu.nld.com.vn 
 

Những tác động tích cực của nông nghiệp hữu cơ đối với môi trường và xã hội

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc canh tác nông nghiệp hữu cơ có tác động tích cực đến môi trường như độ phì nhiêu của đất, bảo vệ nguồn nước, đa dạng sinh học…
 

Tuy nông nghiệp hữu cơ thường được xem là hình thức bền vững và được khuyến khích phát triển, vẫn còn những ý kiến khác nhau về hiệu quả của nó trong chính sách và khoa học. Để có cái nhìn toàn diện và chính xác hơn, một nhóm nghiên cứu đã tổng hợp và phân tích các tài liệu khoa học hiện có.

Một tổng hợp từ hơn 500 nghiên cứu khoa học – gọi là phân tích tổng hợp – đã đánh giá tiềm năng của nông nghiệp hữu cơ. Kết quả cho thấy, ở nhiều khía cạnh, nông nghiệp hữu cơ tác động tích cực hơn đến môi trường so với các phương thức canh tác khác.

Nghiên cứu tập trung vào các lĩnh vực: bảo vệ nguồn nước, độ phì nhiêu của đất, đa dạng sinh học, thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu, hiệu quả sử dụng tài nguyên và phúc lợi động vật. Các tác giả đã đánh giá 528 nghiên cứu, so sánh 33 chỉ tiêu giữa trang trại hữu cơ và thông thường. Kết quả được đăng tải trên tạp chí quốc tế Organic Agriculture. Nhân dịp này, ông Jürn Sanders, tác giả chính và là Chủ tịch Hội đồng quản trị FiBL, cũng chia sẻ thêm qua podcast mới của FiBL (tiếng Đức).

Nhiều giun đất và đa dạng sinh học hơn – nhưng chưa rõ về hàm lượng phốt pho

Nghiên cứu cho thấy nông nghiệp hữu cơ có tiềm năng lớn trong việc bảo vệ nguồn nước ngầm và mặt nước. Do không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học tổng hợp, ô nhiễm nước được giảm đáng kể. Lượng khí thải nitơ cũng giảm trung bình 28%.

Về đất, nông nghiệp hữu cơ giúp cải thiện độ phì nhiêu. Lượng giun đất tăng trung bình 78%, khối lượng giun tăng 94%. Trong 62% trường hợp, đất canh tác hữu cơ có mức axit hóa thấp hơn. Tuy nhiên, không có xu hướng rõ ràng về hàm lượng phốt pho sẵn có cho cây trồng.

Nông nghiệp hữu cơ còn giúp tăng đa dạng sinh học: số lượng loài thực vật tăng 95%, chim đồng ruộng tăng 35%, côn trùng thụ phấn tăng 23%.

Tác động đến khí hậu còn chưa rõ, nhưng tiết kiệm tài nguyên hơn

Nông nghiệp hữu cơ giúp giảm phát thải khí nhà kính – trung bình giảm 1.082 kg CO₂ tương đương mỗi hecta mỗi năm – nhờ lưu giữ carbon trong đất tốt hơn và giảm phát thải khí nitơ oxit. Tuy nhiên, do năng suất thấp hơn, hiệu quả bảo vệ khí hậu tính trên sản lượng không vượt trội so với nông nghiệp thông thường.

Nghiên cứu cũng cho thấy canh tác hữu cơ giúp chống xói mòn và giảm nguy cơ ngập úng: Hàm lượng mùn tăng 26%, độ ổn định của cấu trúc đất tăng 15%, và khả năng thấm nước cao hơn tới 137%.

Về sử dụng tài nguyên, nông nghiệp hữu cơ hiệu quả hơn: Hiệu quả sử dụng đạm tăng 12% và hiệu quả năng lượng tăng 19% so với nông nghiệp thông thường.

Phúc lợi động vật phụ thuộc vào cách quản lý hơn là phương thức canh tác

Về phúc lợi động vật, chưa có kết luận rõ ràng. Trong 46% trường hợp so sánh, không có sự khác biệt giữa nuôi hữu cơ và thông thường. 35% nghiên cứu cho thấy hữu cơ tốt hơn, trong khi 19% cho thấy thông thường có ưu thế. Sức khỏe vật nuôi không có sự khác biệt lớn, yếu tố quản lý có vẻ quan trọng hơn phương thức canh tác.

Đơn vị thực hiện

Ngoài FiBL, nghiên cứu còn có sự tham gia của nhiều viện nghiên cứu uy tín tại Đức như: Viện Thünen, Đại học Kassel, Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp bang Bavaria, Đại học Justus Liebig Giessen, Trung tâm nghiên cứu cảnh quan nông nghiệp Leibniz, Đại học Kỹ thuật Munich và Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Dresden. Dự án do Bộ Nông nghiệp và Lương thực Liên bang Đức (BMEL) tài trợ.

Tham khảo thêm:

Bài công bố: Benefits of organic agriculture for environment and animal welfare in temperate climates, tạp chí Organic Agriculture (2025) – tiếng Anh: https://rdcu.be/ec0mu

Podcast (tiếng Đức): “What are the benefits of organic food?”:https://www.fibl.org/de/infothek/meldung/podcast-was-bringt-bio-blick-in-ueber-500-studien

Theo nongnghiephuuco.vn

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao, Thái Nguyên đặt mục tiêu tăng trưởng 3,5% cho ngành nông nghiệp

Thái Nguyên đặt mục tiêu tăng trưởng 3,5% giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trong năm 2025. Đây là một nhiệm vụ không hề dễ dàng khi tỉnh đang phải đối mặt với nhiều khó khăn từ kinh tế toàn cầu đến những thách thức nội tại của ngành. Tuy nhiên, với quyết tâm “tăng tốc, bứt phá” và kỳ vọng vào sự tham gia mạnh mẽ của nông nghiệp công nghệ cao, Thái Nguyên đang nỗ lực hiện thực hóa mục tiêu này…
Người nông dân Thái Nguyên thu hoạch trà tại Đồi chè Tân Cương
Người nông dân Thái Nguyên thu hoạch trà tại Đồi chè Tân Cương

Bức tranh kinh tế đầu năm 2025 của Thái Nguyên cho thấy nhiều gam màu xám đối với ngành nông nghiệp tại địa phương này. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị quý 1/2025 của tỉnh ghi nhận sự tăng trưởng chung của các lĩnh vực kinh tế – xã hội, nhưng riêng ngành nông nghiệp lại có mức tăng trưởng thấp hơn bình quân và đáng lo ngại hơn là thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2024.

KHÓ KHĂN “BỦA VÂY” VÀ KỲ VỌNG NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

Những khó khăn này không chỉ đến từ yếu tố nội tại mà còn chịu tác động mạnh mẽ từ tình hình kinh tế thế giới và trong nước. Sự phục hồi chậm của kinh tế toàn cầu, tình trạng lạm phát, giá cả nguyên vật liệu đầu vào ở mức cao đang gây áp lực lên chi phí sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế sâu rộng và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường tiêu thụ nông sản, đặc biệt là với các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng từ các nước nhập khẩu, đang đặt ra những rào cản không nhỏ cho hoạt động xuất khẩu, nhất là mặt hàng chè vốn là thế mạnh của Thái Nguyên.

Trong nước, nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm như cúm gia cầm, dịch tả lợn châu Phi vẫn luôn tiềm ẩn. Mặt khác, kinh tế hộ gia đình vẫn chiếm tỷ trọng lớn tại Thái Nguyên, việc ứng dụng sản xuất an toàn nhờ công nghệ cao còn hạn chế, cùng với đó là sự chậm phát triển của công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp phụ trợ.

Mặc dù đối diện với không ít thách thức, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên vẫn thể hiện quyết tâm cao độ trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội năm 2025. Tại Kỳ họp thứ XXIII, Hội đồng nhân dân tỉnh mới đây, Bí thư Tỉnh uỷ Trịnh Việt Hùng nhấn mạnh năm 2025 là năm “tăng tốc, bứt phá” để tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Mục tiêu tăng 3,5% giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản được đánh giá là khả thi, dù những tháng đầu năm có những khó khăn nhất định.

Theo đó, để đạt được mục tiêu này, Thái Nguyên xác định cơ cấu lại ngành nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, an toàn và hữu cơ là giải pháp then chốt. Tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, trước hết là sự quan tâm đầu tư của chính quyền địa phương. Chiến lược phát triển nông nghiệp công nghệ cao của Thái Nguyên tập trung vào việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của nông sản, đặc biệt là phát triển và nâng cao giá trị cây chè Thái Nguyên.

Nông dân Thái Nguyên đã và đang ứng dụng các công nghệ tiên tiến như nhà màng, nhà lưới để kiểm soát môi trường sản xuất, hệ thống tưới phun, tưới nhỏ giọt tự động, canh tác trên giá thể và sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và hướng hữu cơ.
Nông dân Thái Nguyên đã và đang ứng dụng các công nghệ tiên tiến như nhà màng, nhà lưới để kiểm soát môi trường sản xuất, hệ thống tưới phun, tưới nhỏ giọt tự động, canh tác trên giá thể và sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và hướng hữu cơ.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng khẳng định việc ứng dụng khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo là lựa chọn duy nhất và tất yếu để các hợp tác xã nông nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh và vươn lên trong kỷ nguyên mới.

ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Thái Nguyên đang tích cực thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất an toàn, hữu cơ, phù hợp với nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao thành công đã được triển khai, đặc biệt trong lĩnh vực trồng chè, rau, hoa và cây ăn quả.

Việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất chè, từ khâu trồng trọt theo hướng hữu cơ đến bảo quản, chế biến và quảng bá sản phẩm, đang được đẩy mạnh. Tỉnh cũng tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực và sản phẩm OCOP gắn với ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, đồng thời tăng cường liên kết giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị nông sản trong chuỗi giá trị.

Tỉnh khuyến khích kinh tế hộ, kinh tế hợp tác xã, thu hút doanh nghiệp đầu tư, cải tiến quản lý nhà nước để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đồng thời tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.

Với Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Thái Nguyên sẽ có thêm động lực để phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong năm 2025 và tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong những năm tiếp theo.

Tú Anh

Theo vneconomy.vn

Xanh mướt trang trại nông nghiệp thuận tự nhiên ở Hà Nội

Đất tơi xốp, cây xanh rì, rau quả tươi ngon đều xuất hiện tại trang trại nông nghiệp hữu cơ thuận tự nhiên ở Sóc Sơn (Hà Nội) hướng đến an toàn và bền vững.

Trong bối cảnh an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng đang trở thành mối quan tâm hàng đầu, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ không chỉ là xu hướng phát triển bền vững mà còn là lời giải cho bài toán nâng cao chất lượng sống. Không sử dụng hóa chất độc hại, chú trọng cân bằng hệ sinh thái tự nhiên, mô hình nông nghiệp sạch đang ngày càng chứng minh giá trị cả về kinh tế lẫn môi trường.

Hà Nội là một trong những nơi tiên phong trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ. Từ các vùng ngoại thành đến ven đô, nhiều hợp tác xã, trang trại, cá nhân tiêu biểu đã góp phần lan tỏa mô hình sản xuất xanh, sạch và giàu tính nhân văn này.

Nằm ở phía Bắc Thủ đô, Sóc Sơn – vùng đất có rừng, núi và đồng bằng trù phú – đang từng bước chuyển mình theo dòng chảy của nông nghiệp hữu cơ. Với điều kiện thổ nhưỡng tốt, khí hậu trong lành, nơi đây vốn là vùng canh tác nông nghiệp truyền thống từ bao đời.

Về Sóc Sơn ngày hôm nay, những luống rau hữu cơ, vườn trái cây không hóa chất, những đàn gia cầm nuôi theo chuẩn tự nhiên… đang dần thay thế cách làm nông nghiệp cũ. Tư duy sản xuất xanh không chỉ được ươm mầm mà còn lan tỏa, bén rễ trong cộng đồng.

Vốn là một kỹ sư xây dựng, được tiếp xúc với nông nghiệp sạch trong quá trình du học nước ngoài, anh Hoàng Hải Minh (phải) đã quyết định trở về quê hương để theo đuổi khát vọng sản xuất nông nghiệp thuận tự nhiên. Và từ đó, trang trại nông nghiệp hữu cơ Dako Farm tại Sóc Sơn đã ra đời.

Xác định sản phẩm sạch là mấu chốt của phát triển bền vững, anh Minh đã chủ động tìm kiếm nguồn nước sạch, phân bón an toàn và thuốc bảo vệ thực vật từ tự nhiên. Những luống hành tây xanh mướt, khu nhà màng trồng ớt chuông, măng tây và nho mẫu đơn đều được tưới mát bởi dòng nước suối tự nhiên, mát lành. Phân bón là loại phân chuồng ủ hoai, thuốc bảo vệ thực vật là những chế phẩm sinh học từ gừng, tỏi, ớt… Bên cạnh đó, hệ thống tưới tiêu cũng được đầu tư với công nghệ hiện đại, vừa tiết kiệm nước vừa đảm bảo cung cấp đúng và đủ lượng cho cây trồng.

Sau 3 năm đi vào hoạt động, mảnh đất nơi trang trại đặt chân ngày càng trù phú. Đất tơi xốp, cây xanh rì, rau quả tươi ngon và thơm đượm vị thiên nhiên. Đi qua nhiều vùng sản xuất, thử nghiệm nhiều mô hình, anh Hoàng Hải Minh đúc kết rằng, nông nghiệp thuận tự nhiên vẫn là an toàn và bền vững nhất. Dù phải chấp nhận nhiều rủi ro nhưng anh vẫn kiên định lựa chọn, cần mẫn chăm chút cho trang trại mỗi ngày để giờ đây đã dần mang về những trái ngọt.

Với 4 loại cây trồng thế mạnh măng tây, nho mẫu đơn, ớt chuông và hành tây, những sản phẩm nông nghiệp của trang trại đang từng bước khẳng định thương hiệu. Nhiều sản phẩm đã có mặt tại các siêu thị lớn ở Hà Nội và được các doanh nghiệp tin tưởng để liên kết xuất khẩu, trong đó chủ yếu là thị trường Hàn Quốc.

Điều quan trọng nông nghiệp hữu cơ mang lại chính là sức khỏe cho người tiêu dùng và cả người sản xuất. Trong những ngày này, đến với trang trại không chỉ cảm nhận được không khí trong lành, mùi hương của rau quả tươi, mà còn nghe thấy tiếng nói cười rộn ràng của người dân nơi thôn quê thanh bình. Không còn lo lắng vì hóa chất độc hại hay công việc nặng nhọc, họ gọi đó là niềm hạnh phúc của người nông dân.

Với cách làm tử tế, kiên trì và giàu tâm huyết, trang trại đang là một điểm sáng cho phát triển nông nghiệp sạch giữa vùng ven đô Hà Nội. Từ một ước mơ nhỏ, giờ đây mô hình ấy đang gieo niềm tin, gặt trái ngọt và lan tỏa cảm hứng về một nền nông nghiệp thân thiện, bền vững.

Giữa một thế giới đang ngày càng chịu nhiều tác động từ biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, nông nghiệp sạch không chỉ là lựa chọn, mà là con đường tất yếu để bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường và giữ gìn sự sống bền vững.

Theo nongnghiep.vn

HIKARI: Thương hiệu sản xuất nông sản an toàn, chất lượng Nhật Bản

(TVPLO) – “Kiến tạo và thực hành nông nghiệp công nghệ cao, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, giúp nông dân thoát nghèo, giúp trẻ em có cơ hội tới trường và cùng chung tay bảo vệ Mẹ thiên nhiên…” là thông điệp mà Công ty cổ phần Hikari Đà Lạt (Hikari Dalat JSC) gây dựng những năm qua, sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP). 

Ông Nguyễn Công Điểm – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hikari Đà Lạt thuyết minh về quy trình sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch…

Tại Hội chợ Hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2025 khai mạc vào ngày 27/3/2025, Hikari Dalat JSC, đại diện tiêu biểu của ngành nông sản, thực phẩm chất lượng cao của Việt Nam, mang đến hội chợ những sản phẩm đặc sản được chế biến từ nông sản, thực phẩm, tinh dầu, đồ uống, mỹ phẩm chất lượng cao, góp phần quảng bá thương hiệu nông sản Việt Nam ra bạn bè thế giới.

Xác định từ lúc xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt. Hikari Dalat JSC sản xuất theo hướng VietGAP giúp bảo vệ môi trường, góp phần tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng, có truy xuất nguồn gốc, tăng sức cạnh tranh phục vụ tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu và nâng cao thu nhập cho nông dân.

Tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng.

Nhằm thực hiện đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Hikari Dalat JSC ngày càng chú trọng đến các tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất an toàn, có truy xuất nguồn gốc. Năm ngành hàng chủ lực của tỉnh hiện nay như: Nông sản – Thực phẩm – Tinh dầu – Đồ uống – Mỹ phẩm, nông dân đều thực hiện nhiều biện pháp sản xuất mới, nhất là theo quy trình VietGAP, trong đó chú trọng đến vùng trồng và cách canh tác, chế biến theo tiêu chuẩn chất lượng Nhật Bản.

Hikari Dalat JSC đang sở hữu nhà máy hàng đầu trong lỉnh vực chế biến nông sản tại Việt Nam và xuất khẩu Châu Âu. Nhà máy với những công nghệ máy móc hiện đại bậc nhất, được đầu tư theo chủ trương của lãnh đạo đến từ Nhật Bản. Nhà máy chế biến các sản phẩm từ rau, củ, quả: tinh dầu, nước ép, rau củ quả tươi cấp đông…Đặc biệt, là hệ thống chiết suất đạt ngưỡng tới hạn mà trên thế giới hiện nay chỉ có 07-09 nước trang bị được hệ thống này, để làm ra các sản phẩm như tinh dầu tiêu, tinh dầu gừng, tinh dầu trầm…Hứa hẹn sẽ tạo ra một số sản phẩm chức năng có thể chữa hiệu quả một số bệnh về dạ dạy, tiêu hoá…mà hiện tại ở Việt Nam chưa có.

TS. Hồ Minh Sơn dẫn đầu đoàn công tác của Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam; Hiệp hội Làng nghề Việt Nam; Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế; Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập; Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam tham quan gian hàng Hikari Dalat JSC tham gia triển lãm Expo HCM City Export năm 2025

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc sản xuất nông nghiệp an toàn là hướng đi tất yếu để tạo nguồn thực phẩm sạch, bảo đảm an toàn thực phẩm cung cấp cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp các địa phương mở rộng vùng sản xuất nông nghiệp được chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm; phối hợp các bộ, ngành xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn…

Tuy nhiên, qua nhận định của các cơ quan chuyên môn, hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP ở nước ta vẫn gặp những hạn chế nhất định do một số nơi sản xuất còn manh mún. Trong khi đó, nhiều giống cây không đạt chất lượng, vấn đề lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật vẫn diễn ra, công nghệ sau thu hoạch yếu kém, đầu ra còn bỏ ngỏ là thách thức lớn đối với việc thực hiện cũng như mở rộng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Do đó, việc chú trọng vào hướng dẫn và thực hành sản xuất nông sản theo hướng chất lượng cao đòi hỏi cần có định hướng, xây dựng lâu dài và ổn định. Việc Hikari Dalat JSC quyết tâm xây dựng và vận hành hệ thống nhà máy chất lượng cao cho ngành nông sản là một bước đi đột phá. những sản phẩm nông sản thương hiệu của Hikari như: Rau củ quả tươi, rau củ quả đông lạnh…các loại thực phẩm, đồ uống sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng cao Nhật Bản như: Thạch trái cây, thạch collagen, nước trái cây…được thị trường trong nước và quốc tế đón nhận với những dòng sản phẩm sạch được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại giữ nguyên dưỡng chất của sản phẩm mà không cần chất bảo quản.

Song song đó, các nhà vườn trồng nông sản được công ty bao tiêu sản phẩm, nông dân cần duy trì sản xuất xoài bảo đảm chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu; thực hiện mối liên kết bền vững với doanh nghiệp xuất khẩu. Mở rộng các hộ trồng cây ăn trái tham gia tổ hợp tác áp dụng tiêu chuẩn GAP, gắn với kiểm tra cấp mã vùng trồng, hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm rõ ràng.

TS. Hồ Minh Sơn và ông Nguyễn Công Điểm chụp ảnh lưu niệm

Hikari Dalat JSC xây dựng phương thức canh tác hiện đại, sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn chất lượng cao đã nâng cao giá trị nông sản tiến tới ổn định về chất lượng và an toàn cho sức khỏe, đáp ứng yêu cầu thị trường đưa nông sản sạch, chất lượng cao thương hiệu Việt Nam vươn tầm cao mới.

Phú Quốc

Theo https://thamvanphapluat.vn 

Bình dân hóa loại nấm quý để chữa bệnh cho nhiều người

 

Đông trùng hạ thảo được cho là có tác dụng nhất định với bệnh nhân tiểu đường, mắc bệnh tim mạch hay ung thư, nhưng hiện giá thành sản xuất còn tương đối cao.

Hội đồng khoa học phản biện về đề tài nghiên cứu sản xuất đông trùng hạ thảo. Ảnh: Bảo Thắng.

Hội đồng khoa học phản biện về đề tài nghiên cứu sản xuất đông trùng hạ thảo. Ảnh: Bảo Thắng.

Từ lâu, đông trùng hạ thảo đã được biết đến là một dược liệu quý, có tác dụng bồi bổ cơ thể, tráng dương, tăng cường miễn dịch và một số công dụng khác. 

Một trong những đặc tác dụng đáng chú ý nhất của loại nấm này là hoạt tính kháng ung thư, được ghi nhận trên nhiều dòng tế bào ung thư phổi, vú, gan, da… và trên chuột. Các thành phần hoạt tính sinh học có tác động chống ung thư chủ yếu từ polysaccharide, sterol, adenosine và đặc biệt cordycepin.

TS Xuanwei Zhou, Trung tâm nghiên cứu công nghệ sinh học thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học, Đại học Giao thông Thượng Hải chỉ ra 6 cơ chế kháng ung thư của đông trùng hạ thảo.

Đó là: (i) tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch và miễn dịch tự nhiên; (ii) ức chế có chọn lọc tổng hợp RNA, từ đó ảnh hưởng tới tổng hợp protein; (iii) hoạt động chống oxy hóa và chống các gốc tự do; (iv) chống đột biến; (v) làm nhiễu quá trình sao chép của virus cảm ứng khối u; (vi) cảm ứng methyl hóa nucleic acid.

Tuy nhiên, đông trùng hạ thảo chưa được công nhận là thuốc do mắc phải những rào cản tương tự nhiều polysaccharide khác như, cấu trúc phức tạp dẫn đến hoạt tính và chuyển hóa phức tạp, không ổn định; cơ chế kháng ung thư chưa rõ ràng. Polysaccharide cũng tương đối khó tan, khiến cho cấu trúc của chất này trở nên phức tạp hơn.

Tại Việt Nam, người dân tiếp xúc với đông trùng hạ thảo còn hạn chế, một phần nguyên nhân nằm ở giá bán. Một sản phẩm hoàn chỉnh có thể lên tới vài, thậm chí chục triệu đồng. Ngược lại, một số mặt hàng khác có giá rẻ hơn, khiến người tiêu dùng băn khoăn khi chọn lựa.

Ông Phạm Đình Nam, Viện trưởng Vitad-Agri, nêu quan điểm ủng hộ dự án. Ảnh: Bảo Thắng.

Ông Phạm Đình Nam, Viện trưởng Vitad-Agri, nêu quan điểm ủng hộ dự án. Ảnh: Bảo Thắng.

Làm thế nào để ngày càng nhiều người Việt Nam được sử dụng đông trùng hạ thảo là mục tiêu được Hội đồng khoa học do PGS.TS Trần Mạnh Trí, Chủ tịch hội đồng, Trưởng bộ môn Hóa học hữu cơ, Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đặt ra.

Theo ông Trí, thế giới hiện có 2 chủng đông trùng hạ thảo chính, đó là Cordyceps militaris – sử dụng tương tự 1 loại nấm dược liệu, và thường được sản xuất, chế biến; Cordyceps sinensis – có giá thành cao, phân bố rất hạn chế trong tự nhiên (chủ yếu ở khu vực Tây Tạng) và hiện chưa được nuôi thành công trong môi trường nhân tạo.

Những sản phẩm được bán ngoài thị trường hiện nay đa số là Cordyceps militaris.

Về bản chất, đông trùng hạ thảo là một loại nấm sống ký sinh, phát triển trên ấu trùng của sâu bướm. Mùa đông, khi các ấu trùng sâu bướm vùi mình vào lớp đất để ngủ đông (đông trùng) tạo cơ hội cho loài nấm Cordyceps sinensis xâm nhập và ký sinh.

Đến mùa hè, loài nấm này sẽ phát triển mạnh mẽ, hút hết các chất dinh dưỡng bên trong ấu trùng và vươn dài cơ thể giống với hình dáng các loài thực vật (hạ thảo).

Là đơn vị thường tổ chức tour du lịch sang Trung Quốc, Công ty CP Tập đoàn Lữ hành Bắc Trung Nam cho biết, nhu cầu về đông trùng hạ thảo rất lớn. Hầu hết, người Việt Nam khi tham quan các điểm du lịch đều hỏi, hoặc sẵn sàng mua sản phẩm này nếu được đảm bảo về dinh dưỡng, nguồn gốc xuất xứ.

Đơn vị mong muốn hợp tác với các nhà khoa học, chuyên gia nông nghiệp để hoàn thiện quy trình sản xuất các sản phẩm từ đông trùng hạ thảo, đồng thời tạo ra chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất đến chế biến, quản lý chất lượng và thương mại hóa các sản phẩm từ nấm đông trùng hạ thảo thông qua các hoạt động quảng bá, giới thiệu, tiếp cận người dùng từ dịch vụ lữ hành.

Đông trùng hạ thảo là vị thuốc đông y quý, có nhiều tác dụng. Ảnh: Bảo Thắng.

Đông trùng hạ thảo là vị thuốc đông y quý, có nhiều tác dụng. Ảnh: Bảo Thắng.

Ủng hộ quan điểm “bình dân hóa” đông trùng hạ thảo cho nhiều người có thể sử dụng, ông Phạm Đình Nam, Viện trưởng Viện Ứng dụng công nghệ và Phát triển nông nghiệp Việt Nam (Vitad-Agri), nhận xét, đây là hướng đi tiềm năng. Ông lưu ý thêm, rằng nếu sản xuất thương mại cần chú trọng việc đăng ký bản quyền tác giả, đăng ký thương hiệu, sau đó bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghệ.

Hiện một số người dân chưa biết, rằng phần ngọn đông trùng hạ thảo có hình thái đẹp, nhưng chất dinh dưỡng chủ yếu lại nằm ở phần đế. Các tác dụng chữa bệnh tiểu đường, tim mạch hay thậm chí là ung thư xuất phát từ đây.

Nhiều nghiên cứu chuyên sâu trên thế giới cũng chỉ rõ, chiết xuất từ đông trùng hạ thảo có tác dụng giảm đường huyết bằng cách thúc đẩy sự chuyển hóa glucose, giảm nồng độ cholesterol toàn phần và chất béo trung tính trong huyết thanh nhờ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch…

Trên cơ sở đó, lãnh đạo Vitad-Agri đề nghị đối tác có thể hợp tác với người dân, liên kết chặt chẽ và đảm bảo chất lượng từ ngay vùng nguyên liệu. Cùng với đó, nghiên cứu thêm khả năng phát triển sản phẩm hữu cơ. 

“Sản xuất đông trùng hạ thảo bằng phương pháp hữu cơ có nhiều lợi ích với sức khỏe, nhưng hiện còn ít sản phẩm có thể đảm bảo việc này”, ông Nam chia sẻ, và nhấn mạnh rằng, Chính phủ và các bộ, ngành rất quan tâm, thúc đẩy sản xuất sản phẩm hữu cơ, nhất là với những sản phẩm tốt cho sức khỏe như đông trùng hạ thảo.

PGS.TS Trần Mạnh Trí, Chủ tịch hội đồng ủng hộ ý tưởng về việc sản xuất sản phẩm tốt cho sức khỏe, đồng thời cam kết đồng hành với đơn vị thực hiện trong khâu tư vấn chứng chỉ chất lượng, công nghệ chế tạo và xây dựng thương hiệu.

Theo nongnghiep.vn

Đông trùng hạ thảo, món quà quý của người lữ hành

Dân gian có câu: “quý như đông trùng hạ thảo, hiếm như nhân sâm Cao Ly”, ý nói đây là hai loại dược liệu quý hiếm và đắt đỏ hàng đầu. Tuy thế Công ty CP Tập đoàn Lữ hành Bắc Trung Nam muốn biến điều “xa tận chân trời” thành “gần ngay trước mắt” với dự án “Nghiên cứu, ứng dụng và hoàn thiện quy trình sản xuất các sản phẩm đông trùng hạ thảo”.

Hội đồng khoa học tư vấn đánh giá dự án “Nghiên cứu, ứng dụng và hoàn thiện quy trình sản xuất các sản phẩm đông trùng hạ thảo”

     Dự án này được Hội đồng khoa học thẩm định, đánh giá, tư vấn và đề ra phương hướng thực hiện trong thời gian tới cho Công ty CP Tập đoàn Lữ hành Bắc Trung Nam, đầu năm 2025 tại Phòng họp 102, số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hội đồng gồm các chuyên gia khoa học công nghệ: PGS.TS Trần Mạnh Trí – Chủ tịch Hội đồng, TS Hồ Trường Giang – Phó chủ tịch Hội đồng, TS Phạm Đình Nam, TS Nguyễn Đức Thọ; các chuyên gia nông nghiệp: TS Vũ Văn Sang, TS Nguyễn Hồng Hạnh, TS Nguyễn Ngọc Dinh đều là các nhà khoa học hàng đầu Việt Nam hiện nay trên lĩnh vực khoa học công nghệ và nông nghiệp.

     Tại đây, Công ty Cổ phần Tập đoàn Lữ hành Bắc Trung Nam đã nêu mục đích và ý nghĩa của Dự án. Theo đó giới thiệu Tập đoàn là tổ chức lữ hành và chăm sóc sức khỏe hàng đầu Việt Nam, kinh doanh du lịch và ứng dụng công nghệ trong sản xuất, nuôi trồng, thương mại hóa, tìm kiếm hợp tác sản xuất nấm Đông trùng hạ thảo, phát triển sản phẩm thông qua dịch vụ du lịch lữ hành (bán hoặc khuyến mãi tặng kèm cho khách du lịch của tập đoàn). Việc phát triển các sản phẩm Đông trùng hạ thảo giúp xây dựng hệ sinh thái dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường và giữ gìn di sản văn hóa đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cho Tập đoàn, tạo ra chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất (nuôi trồng) đến chế biến, quản lý chất lượng và thương mại hóa các sản phẩm từ nấm Đông trùng Hạ thảo thông qua các hoạt động quảng bá, giới thiệu, tiếp cận người dùng từ dịch vụ lữ hành.

     Phần trình bày của Tập đoàn cũng giới thiệu hiện có 2 chủng đông trùng hạ thảo chính. Một là Cordyceps sinensis – có giá thành rất cao, phân bố rất hạn chế trong tự nhiên (chủ yếu ở khu vực Tây Tạng) và hiện chưa được nuôi thành công trong môi trường nhân tạo. Đây chính là loại Đông trùng hạ thảo được đề cập trong các thành ngữ, tục ngữ trong dân gian. Và hai là Cordyceps militaris – tương tự một loại nấm dược liệu có thể nuôi trồng nhân tạo và chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau. Đa số các sản phẩm được bán ngoài thị trường hiện nay chính là Cordyceps militaris – loại Đông trùng hạ thảo có thể nuôi trồng nhân tạo, có cả 65 hoạt chất với tỷ lệ tương tự như Cordyceps sinensis tự nhiên, bao gồm các hoạt chất hỗ trợ điều trị ung thư như polysaccharide, sterol, adenosine và đặc biệt cordycepin.

     Ngoài ra, Đông trùng hạ thảo còn có tác dụng bồi bổ cơ thể, tráng dương, tăng cường miễn dịch… hữu ích cho điều trị mỡ máu, tiểu đường, suy nhược, suy dinh dưỡng và còn có thể dùng làm nước giải khát chất lượng cao.

     Như vậy chúng ta hoàn toàn có thể nuôi trồng Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris thay thế Cordyceps sinensis tự nhiên với chất lượng tương đương mà giá thành thấp hơn rất nhiều và có thể đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu sử dụng.

     Tại Việt Nam, hiểu biết về đông trùng hạ thảo còn hạn chế. Theo TS Vũ Văn Sang, chuyên gia nông nghiệp của Viện ứng dụng công nghệ và phát triển nông nghiệp Việt Nam (VITAD-AGRI), ủy viên Hội đồng khoa học, phần ngọn Đông trùng hạ thảo đẹp mắt như san hô dưới đáy biển lại không có nhiều chất dinh dưỡng như phần đế, nơi chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chữa bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư… nên người mua thường lựa chọn những cụm Đông trùng hạ thảo đẹp mắt thay vì chọn những khóm có phần đế chất lượng hơn. Ngoài ra hiện nay giá thành các sản phẩm Đông trùng hạ thảo tại Việt Nam cũng có hiện tượng loạn giá, độ chênh giữa hàng hóa các công ty khá lớn khiến khách hàng lưỡng lự, dè dặt khi quyết định chọn mua hay không.

Chất lượng của Đông trùng hạ thảo được quyết định bởi phần đế

     Phát biểu tại cuộc họp, TS Phạm Đình Nam, Viện trưởng VITAD-AGRI đề nghị Công ty Cổ phần Tập đoàn Lữ hành Bắc Trung Nam làm rõ nét quy trình công nghệ, xác định đăng ký sản phẩm ở mức độ nào: dùng cho người, làm dược liệu, thực phẩm chức năng hay là thuốc. Phải kiểm soát được chất lượng sản phẩm. Xây dựng logo, nhãn hàng phụ. Đăng ký bản quyền logo; tiến tới đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; kiểu dáng công nghệ, chứng chỉ Oganic, Cácbon… Lưu ý chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hữu cơ, được ghi tại điều 17, nghị định 109/2018.

TS Phạm Đình Nam, Viện trưởng VITAD-AGRI (giữa) phát biểu tại cuộc họp

     Các chuyên gia nông nghiệp TS Nguyễn Hồng Hạnh, TS Nguyễn Ngọc Dinh đề nghị Công ty Cổ phần Tập đoàn Lữ hành Bắc Trung Nam sớm nghiên cứu, công bố tiêu chuẩn cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn Nhà nước về sản phẩm an toàn cho người như Nghị định 15/2018, 19/2019…

     Các chuyên gia khoa học công nghệ TS Hồ Trường Giang, TS Nguyễn Đức Thọ cũng tư vấn Công ty Cổ phần Tập đoàn Lữ hành Bắc Trung Nam xây dựng chi tiết quy trình thực hiện dự án: thời gian, địa điểm, sớm xây dựng thương hiệu, đối tác sản xuất, công nghệ áp dụng và công tác marketing cho sản phẩm.

     TS Vũ Văn Sang, Chuyên gia Nông nghiệp đánh giá, tư vấn dự án cần làm đề cương chi tiết về 4 điểm chính: kế hoạch sản xuất, hợp tác (theo tiêu chuẩn nào), bổ sung chi tiết công nghệ sản xuất, quy trình chế biến, xây dựng Tiêu chuẩn cơ sở phải đề cập rõ Công ty tự xây dựng hay đề nghị đối tác xây dựng. Lưu ý cần dựa vào các tiêu chuẩn, nghị định, thông tư của Nhà nước như NĐ 15/2018 hay QĐ 885/TTg năm 2020.

TS Vũ Văn Sang, Chuyên gia Nông nghiệp đánh giá, tư vấn dự án

     PGS.TS Trần Mạnh Trí, Chủ tịch hội đồng đã tổng hợp ý kiến của các chuyên gia và đề nghị Công ty Cổ phần Tập đoàn Lữ hành Bắc Trung Nam hoàn thiện bổ sung hồ sơ dự án; xây dựng Tiêu chuẩn cơ sở rõ ràng, thông số cụ thể; làm rõ hơn điểm mới và ưu việt của sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại hiện có trên thị trường. Bổ sung quy trình công nghệ nuôi trồng, chế xuất sản phẩm. Xây dựng thương hiệu, kế hoạch thương mại hóa và phát triển sản phẩm. Ông ủng hộ ý tưởng sản xuất sản phẩm tốt cho sức khỏe và cam kết đồng hành cùng Công ty trong quá trình thực hiện dự án. Theo ông, dự án này hoàn toàn khả thi và trong tương lai gần, Đông trùng hạ thảo sẽ là món quà quý giá và quen thuộc của người lữ hành, dễ mang theo sử dụng khi du lịch cũng như làm quà cho gia đình, người thân.

PGS.TS Trần Mạnh Trí, Chủ tịch hội đồng (thứ 2 từ phải sang) tổng hợp ý kiến của các chuyên gia

     Hội đồng khoa học cam kết đồng hành cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn Lữ hành Bắc Trung Nam trong quá trình thực hiện dự án. Ngoài ra, Viện ứng dụng công nghệ và phát triển Nông nghiệp Việt Nam VITAD-AGRI cũng đề ra chiến lược hợp tác lâu dài với Công ty Cổ phần Tập đoàn Lữ hành Bắc Trung Nam trong các lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp như các khóa đào tạo ứng dụng nông nghiệp hữu cơ Organic, đưa người ra nước ngoài học tập kỹ thuật nông nghiệp…

Hội đồng khoa học cam kết đồng hành cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn Lữ hành Bắc Trung Nam thực hiện dự án

Nội dung: Thành Vinh 

Hình ảnh: Bích Hồng    

Copyrights © 2019 VITAD-AGRI All Rights Reserved.

X