Việt Nam – Vương quốc Anh đẩy mạnh hợp tác trên lĩnh vực nông nghiệp
Chiều 9/4, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tiếp và làm việc với Trưởng Cơ quan Thú y Anh, bàn giải pháp hợp tác nông nghiệp, thương mại và phát triển chuỗi giá trị nông sản.
Một triệu hecta lúa chất lượng cao: Đi sớm, đón đầu xu thế tiêu dùng xanh
Vương quốc Anh chi 3,5 triệu bảng phát triển thủy sản bền vững tại Việt Nam
Đề nghị các địa phương chủ động ứng phó gió mạnh, sóng lớn trên biển
Bộ Nông nghiệp và Môi trường tặng Kỷ niệm chương cho Giám đốc GIC Việt Nam

Thứ trưởng Bộ NN-MT Phùng Đức Tiến đã có buổi tiếp và làm việc với bà Christine Middlemiss, Trưởng Cơ quan Thú y (CVO), Bộ Môi trường, Thực phẩm và Các vấn đề nông thôn Vương quốc Anh và Bắc Ireland. Ảnh: Phương Linh.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến ghi nhận sự phối hợp của Trưởng Cơ quan Thú y Christine Middlemiss và các cán bộ Đại sứ quán Anh tại Việt Nam trong suốt thời gian qua nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác song phương trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường.
Thứ trưởng cho biết, năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt mức kỷ lục 62,5 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm 2023. Việt Nam hiện đứng thứ 15 thế giới về xuất khẩu nông sản, với 10 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó 7 mặt hàng vượt mốc 3 tỷ USD, bao gồm: gạo, rau quả, thủy sản, hạt điều, cà phê, gỗ và sản phẩm từ gỗ. Anh hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam tại châu Âu và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 9 của Việt Nam trên toàn cầu.
Thời gian tới, Thứ trưởng đề nghị cơ quan hai nước tăng cường trao đổi thông tin, đặc biệt là lĩnh vực thú y về phòng, chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm và các phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm và xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.
“Chúng tôi mong muốn tổ chức những cuộc trao đổi luân phiên, các doanh nghiệp của Việt Nam và Anh cùng chia sẻ để hiểu biết nhau hơn, từ đó giúp nông sản Việt Nam hội nhập sâu hơn vào thị trường Anh”, Thứ trưởng nói.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá cao chương trình chia sẻ vaccine giữa hai bên, đặc biệt là các sáng kiến liên quan đến thủy sản và chăn nuôi. Ảnh: Phương Linh.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam đề nghị Vương quốc Anh ưu tiên triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ đào tạo cán bộ chuyên môn của Việt Nam trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y; hỗ trợ tăng cường năng lực phòng thí nghiệm và hợp tác trong nghiên cứu, sản xuất vaccin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản.
Bên cạnh đó, đề xuất phía Anh đưa các chuyên gia sang hỗ trợ trong khuôn khổ các chương trình nâng cao tiêu chuẩn quốc tế cho doanh nghiệp Việt Nam; đồng thời phối hợp định kỳ tổ chức các tọa đàm kết nối doanh nghiệp nông nghiệp giữa hai nước, nhằm quảng bá và thúc đẩy thương mại các sản phẩm nông lâm thủy sản Việt Nam tại thị trường nội địa và Vương quốc Anh.
“Việc tổ chức tọa đàm thường niên sẽ góp phần cụ thể hóa các cam kết trong Bản ghi nhớ đã được ký giữa hai Bộ từ tháng 11/2022, đồng thời mở rộng kết nối giữa các doanh nghiệp trong cả thương mại lẫn đầu tư”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Về tiềm năng hợp tác, Việt Nam luôn nhất quán trong quan điểm điều phối lợi ích một cách hài hòa và sẵn sàng cùng chia sẻ rủi ro trong quá trình hợp tác. “Vương quốc Anh là một nền kinh tế lớn, phía Việt Nam sẵn sàng ủng hộ để ngày càng có nhiều mặt hàng của Anh được nhập khẩu và tiêu thụ tại Việt Nam”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Thứ trưởng cũng bày tỏ sự đồng tình trong việc thúc đẩy nhập khẩu thịt bò từ Vương quốc Anh vào Việt Nam với quy mô lớn hơn trong thời gian tới.

Bà Christine Middlemiss, Trưởng Cơ quan Thú y (CVO), Bộ Môi trường, Thực phẩm và Các vấn đề nông thôn Vương quốc Anh và Bắc Ireland. Ảnh: Phương Linh.
Về phần mình, bà Christine Middlemiss bày tỏ sự ấn tượng với những thành tựu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển bền vững của Việt Nam và đánh giá cao tiềm năng hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực thú y, an toàn dịch bệnh, và nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp.
Bà Christine Middlemiss chia sẻ thêm, Anh sẽ tiếp tục triển khai các dự án hỗ trợ nông nghiệp và môi trường Việt Nam. Đồng thời, phối hợp cùng Việt Nam để đẩy mạnh nghiên cứu về kháng kháng sinh trên gia cầm.
“Chính phủ Anh đã phân bổ 12 triệu bảng Anh cho Trường Đại học Stirling (Scotland) để triển khai hỗ trợ Trường Đại học Mê Kông trong nghiên cứu và phát triển vaccin cho cá basa – một dự án có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nông sản cho cả hai quốc gia”, bà chia sẻ.
“Phía Vương quốc Anh mong muốn được tiếp tục trao đổi sâu hơn về mặt kỹ thuật, hướng tới xây dựng một model phát triển cho ngành gà. Chúng tôi hy vọng sẽ có cơ hội gặp gỡ và trao đổi kỹ hơn với phía Việt Nam tại Hội nghị của Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH) tổ chức tại Pháp vào tháng 5 tới đây”, bà Christine Middlemiss nói.
Trưởng Cơ quan Thú y Vương quốc Anh cũng đề nghị thúc đẩy nhập khẩu thịt bò vào Việt Nam với quy mô lớn hơn trong thời gian tới.
Phương Linh – Hồng Ngọc
Theo nongnghiep.vn
HIKARI: Thương hiệu sản xuất nông sản an toàn, chất lượng Nhật Bản
(TVPLO) – “Kiến tạo và thực hành nông nghiệp công nghệ cao, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, giúp nông dân thoát nghèo, giúp trẻ em có cơ hội tới trường và cùng chung tay bảo vệ Mẹ thiên nhiên…” là thông điệp mà Công ty cổ phần Hikari Đà Lạt (Hikari Dalat JSC) gây dựng những năm qua, sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP).
Ông Nguyễn Công Điểm – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hikari Đà Lạt thuyết minh về quy trình sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch…
Tại Hội chợ Hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2025 khai mạc vào ngày 27/3/2025, Hikari Dalat JSC, đại diện tiêu biểu của ngành nông sản, thực phẩm chất lượng cao của Việt Nam, mang đến hội chợ những sản phẩm đặc sản được chế biến từ nông sản, thực phẩm, tinh dầu, đồ uống, mỹ phẩm chất lượng cao, góp phần quảng bá thương hiệu nông sản Việt Nam ra bạn bè thế giới.
Xác định từ lúc xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt. Hikari Dalat JSC sản xuất theo hướng VietGAP giúp bảo vệ môi trường, góp phần tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng, có truy xuất nguồn gốc, tăng sức cạnh tranh phục vụ tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu và nâng cao thu nhập cho nông dân.
Tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng.
Nhằm thực hiện đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Hikari Dalat JSC ngày càng chú trọng đến các tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất an toàn, có truy xuất nguồn gốc. Năm ngành hàng chủ lực của tỉnh hiện nay như: Nông sản – Thực phẩm – Tinh dầu – Đồ uống – Mỹ phẩm, nông dân đều thực hiện nhiều biện pháp sản xuất mới, nhất là theo quy trình VietGAP, trong đó chú trọng đến vùng trồng và cách canh tác, chế biến theo tiêu chuẩn chất lượng Nhật Bản.
Hikari Dalat JSC đang sở hữu nhà máy hàng đầu trong lỉnh vực chế biến nông sản tại Việt Nam và xuất khẩu Châu Âu. Nhà máy với những công nghệ máy móc hiện đại bậc nhất, được đầu tư theo chủ trương của lãnh đạo đến từ Nhật Bản. Nhà máy chế biến các sản phẩm từ rau, củ, quả: tinh dầu, nước ép, rau củ quả tươi cấp đông…Đặc biệt, là hệ thống chiết suất đạt ngưỡng tới hạn mà trên thế giới hiện nay chỉ có 07-09 nước trang bị được hệ thống này, để làm ra các sản phẩm như tinh dầu tiêu, tinh dầu gừng, tinh dầu trầm…Hứa hẹn sẽ tạo ra một số sản phẩm chức năng có thể chữa hiệu quả một số bệnh về dạ dạy, tiêu hoá…mà hiện tại ở Việt Nam chưa có.
TS. Hồ Minh Sơn dẫn đầu đoàn công tác của Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam; Hiệp hội Làng nghề Việt Nam; Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế; Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập; Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam tham quan gian hàng Hikari Dalat JSC tham gia triển lãm Expo HCM City Export năm 2025
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc sản xuất nông nghiệp an toàn là hướng đi tất yếu để tạo nguồn thực phẩm sạch, bảo đảm an toàn thực phẩm cung cấp cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp các địa phương mở rộng vùng sản xuất nông nghiệp được chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm; phối hợp các bộ, ngành xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn…
Tuy nhiên, qua nhận định của các cơ quan chuyên môn, hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP ở nước ta vẫn gặp những hạn chế nhất định do một số nơi sản xuất còn manh mún. Trong khi đó, nhiều giống cây không đạt chất lượng, vấn đề lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật vẫn diễn ra, công nghệ sau thu hoạch yếu kém, đầu ra còn bỏ ngỏ là thách thức lớn đối với việc thực hiện cũng như mở rộng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
Do đó, việc chú trọng vào hướng dẫn và thực hành sản xuất nông sản theo hướng chất lượng cao đòi hỏi cần có định hướng, xây dựng lâu dài và ổn định. Việc Hikari Dalat JSC quyết tâm xây dựng và vận hành hệ thống nhà máy chất lượng cao cho ngành nông sản là một bước đi đột phá. những sản phẩm nông sản thương hiệu của Hikari như: Rau củ quả tươi, rau củ quả đông lạnh…các loại thực phẩm, đồ uống sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng cao Nhật Bản như: Thạch trái cây, thạch collagen, nước trái cây…được thị trường trong nước và quốc tế đón nhận với những dòng sản phẩm sạch được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại giữ nguyên dưỡng chất của sản phẩm mà không cần chất bảo quản.
Song song đó, các nhà vườn trồng nông sản được công ty bao tiêu sản phẩm, nông dân cần duy trì sản xuất xoài bảo đảm chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu; thực hiện mối liên kết bền vững với doanh nghiệp xuất khẩu. Mở rộng các hộ trồng cây ăn trái tham gia tổ hợp tác áp dụng tiêu chuẩn GAP, gắn với kiểm tra cấp mã vùng trồng, hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm rõ ràng.
TS. Hồ Minh Sơn và ông Nguyễn Công Điểm chụp ảnh lưu niệm
Hikari Dalat JSC xây dựng phương thức canh tác hiện đại, sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn chất lượng cao đã nâng cao giá trị nông sản tiến tới ổn định về chất lượng và an toàn cho sức khỏe, đáp ứng yêu cầu thị trường đưa nông sản sạch, chất lượng cao thương hiệu Việt Nam vươn tầm cao mới.
Phú Quốc
Theo https://thamvanphapluat.vn
Bình dân hóa loại nấm quý để chữa bệnh cho nhiều người
Đông trùng hạ thảo được cho là có tác dụng nhất định với bệnh nhân tiểu đường, mắc bệnh tim mạch hay ung thư, nhưng hiện giá thành sản xuất còn tương đối cao.
Nuôi trồng nấm nhộng trùng thảo không sử dụng nhộng tằm
Đầu tư nuôi đông trùng hạ thảo bởi một ‘chữ duyên’
Liên kết sản xuất đông trùng hạ thảo nhộng tằm hữu cơ

Hội đồng khoa học phản biện về đề tài nghiên cứu sản xuất đông trùng hạ thảo. Ảnh: Bảo Thắng.
Từ lâu, đông trùng hạ thảo đã được biết đến là một dược liệu quý, có tác dụng bồi bổ cơ thể, tráng dương, tăng cường miễn dịch và một số công dụng khác.
Một trong những đặc tác dụng đáng chú ý nhất của loại nấm này là hoạt tính kháng ung thư, được ghi nhận trên nhiều dòng tế bào ung thư phổi, vú, gan, da… và trên chuột. Các thành phần hoạt tính sinh học có tác động chống ung thư chủ yếu từ polysaccharide, sterol, adenosine và đặc biệt cordycepin.
TS Xuanwei Zhou, Trung tâm nghiên cứu công nghệ sinh học thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học, Đại học Giao thông Thượng Hải chỉ ra 6 cơ chế kháng ung thư của đông trùng hạ thảo.
Đó là: (i) tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch và miễn dịch tự nhiên; (ii) ức chế có chọn lọc tổng hợp RNA, từ đó ảnh hưởng tới tổng hợp protein; (iii) hoạt động chống oxy hóa và chống các gốc tự do; (iv) chống đột biến; (v) làm nhiễu quá trình sao chép của virus cảm ứng khối u; (vi) cảm ứng methyl hóa nucleic acid.
Tuy nhiên, đông trùng hạ thảo chưa được công nhận là thuốc do mắc phải những rào cản tương tự nhiều polysaccharide khác như, cấu trúc phức tạp dẫn đến hoạt tính và chuyển hóa phức tạp, không ổn định; cơ chế kháng ung thư chưa rõ ràng. Polysaccharide cũng tương đối khó tan, khiến cho cấu trúc của chất này trở nên phức tạp hơn.
Tại Việt Nam, người dân tiếp xúc với đông trùng hạ thảo còn hạn chế, một phần nguyên nhân nằm ở giá bán. Một sản phẩm hoàn chỉnh có thể lên tới vài, thậm chí chục triệu đồng. Ngược lại, một số mặt hàng khác có giá rẻ hơn, khiến người tiêu dùng băn khoăn khi chọn lựa.

Ông Phạm Đình Nam, Viện trưởng Vitad-Agri, nêu quan điểm ủng hộ dự án. Ảnh: Bảo Thắng.
Làm thế nào để ngày càng nhiều người Việt Nam được sử dụng đông trùng hạ thảo là mục tiêu được Hội đồng khoa học do PGS.TS Trần Mạnh Trí, Chủ tịch hội đồng, Trưởng bộ môn Hóa học hữu cơ, Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đặt ra.
Theo ông Trí, thế giới hiện có 2 chủng đông trùng hạ thảo chính, đó là Cordyceps militaris – sử dụng tương tự 1 loại nấm dược liệu, và thường được sản xuất, chế biến; Cordyceps sinensis – có giá thành cao, phân bố rất hạn chế trong tự nhiên (chủ yếu ở khu vực Tây Tạng) và hiện chưa được nuôi thành công trong môi trường nhân tạo.
Những sản phẩm được bán ngoài thị trường hiện nay đa số là Cordyceps militaris.
Về bản chất, đông trùng hạ thảo là một loại nấm sống ký sinh, phát triển trên ấu trùng của sâu bướm. Mùa đông, khi các ấu trùng sâu bướm vùi mình vào lớp đất để ngủ đông (đông trùng) tạo cơ hội cho loài nấm Cordyceps sinensis xâm nhập và ký sinh.
Đến mùa hè, loài nấm này sẽ phát triển mạnh mẽ, hút hết các chất dinh dưỡng bên trong ấu trùng và vươn dài cơ thể giống với hình dáng các loài thực vật (hạ thảo).
Là đơn vị thường tổ chức tour du lịch sang Trung Quốc, Công ty CP Tập đoàn Lữ hành Bắc Trung Nam cho biết, nhu cầu về đông trùng hạ thảo rất lớn. Hầu hết, người Việt Nam khi tham quan các điểm du lịch đều hỏi, hoặc sẵn sàng mua sản phẩm này nếu được đảm bảo về dinh dưỡng, nguồn gốc xuất xứ.
Đơn vị mong muốn hợp tác với các nhà khoa học, chuyên gia nông nghiệp để hoàn thiện quy trình sản xuất các sản phẩm từ đông trùng hạ thảo, đồng thời tạo ra chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất đến chế biến, quản lý chất lượng và thương mại hóa các sản phẩm từ nấm đông trùng hạ thảo thông qua các hoạt động quảng bá, giới thiệu, tiếp cận người dùng từ dịch vụ lữ hành.

Đông trùng hạ thảo là vị thuốc đông y quý, có nhiều tác dụng. Ảnh: Bảo Thắng.
Ủng hộ quan điểm “bình dân hóa” đông trùng hạ thảo cho nhiều người có thể sử dụng, ông Phạm Đình Nam, Viện trưởng Viện Ứng dụng công nghệ và Phát triển nông nghiệp Việt Nam (Vitad-Agri), nhận xét, đây là hướng đi tiềm năng. Ông lưu ý thêm, rằng nếu sản xuất thương mại cần chú trọng việc đăng ký bản quyền tác giả, đăng ký thương hiệu, sau đó bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghệ.
Hiện một số người dân chưa biết, rằng phần ngọn đông trùng hạ thảo có hình thái đẹp, nhưng chất dinh dưỡng chủ yếu lại nằm ở phần đế. Các tác dụng chữa bệnh tiểu đường, tim mạch hay thậm chí là ung thư xuất phát từ đây.
Nhiều nghiên cứu chuyên sâu trên thế giới cũng chỉ rõ, chiết xuất từ đông trùng hạ thảo có tác dụng giảm đường huyết bằng cách thúc đẩy sự chuyển hóa glucose, giảm nồng độ cholesterol toàn phần và chất béo trung tính trong huyết thanh nhờ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch…
Trên cơ sở đó, lãnh đạo Vitad-Agri đề nghị đối tác có thể hợp tác với người dân, liên kết chặt chẽ và đảm bảo chất lượng từ ngay vùng nguyên liệu. Cùng với đó, nghiên cứu thêm khả năng phát triển sản phẩm hữu cơ.
“Sản xuất đông trùng hạ thảo bằng phương pháp hữu cơ có nhiều lợi ích với sức khỏe, nhưng hiện còn ít sản phẩm có thể đảm bảo việc này”, ông Nam chia sẻ, và nhấn mạnh rằng, Chính phủ và các bộ, ngành rất quan tâm, thúc đẩy sản xuất sản phẩm hữu cơ, nhất là với những sản phẩm tốt cho sức khỏe như đông trùng hạ thảo.
PGS.TS Trần Mạnh Trí, Chủ tịch hội đồng ủng hộ ý tưởng về việc sản xuất sản phẩm tốt cho sức khỏe, đồng thời cam kết đồng hành với đơn vị thực hiện trong khâu tư vấn chứng chỉ chất lượng, công nghệ chế tạo và xây dựng thương hiệu.
Bạn đang đọc bài viết Bình dân hóa loại nấm quý để chữa bệnh cho nhiều người tại chuyên mục Sức khỏe – Gia đình của Báo Nông Nghiệp Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ với Báo Nông nghiệp Việt Nam xin vui lòng gửi về hòm thư baonongnghiepdientu@gmail.com hoặc số điện thoại, zalo: 0369024447.
Bảo Thắng.
Theo nongnghiep.vn
Đông trùng hạ thảo, món quà quý của người lữ hành
Dân gian có câu: “quý như đông trùng hạ thảo, hiếm như nhân sâm Cao Ly”, ý nói đây là hai loại dược liệu quý hiếm và đắt đỏ hàng đầu. Tuy thế Công ty CP Tập đoàn Lữ hành Bắc Trung Nam muốn biến điều “xa tận chân trời” thành “gần ngay trước mắt” với dự án “Nghiên cứu, ứng dụng và hoàn thiện quy trình sản xuất các sản phẩm đông trùng hạ thảo”.
Hội đồng khoa học tư vấn đánh giá dự án “Nghiên cứu, ứng dụng và hoàn thiện quy trình sản xuất các sản phẩm đông trùng hạ thảo”
Dự án này được Hội đồng khoa học thẩm định, đánh giá, tư vấn và đề ra phương hướng thực hiện trong thời gian tới cho Công ty CP Tập đoàn Lữ hành Bắc Trung Nam, đầu năm 2025 tại Phòng họp 102, số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hội đồng gồm các chuyên gia khoa học công nghệ: PGS.TS Trần Mạnh Trí – Chủ tịch Hội đồng, TS Hồ Trường Giang – Phó chủ tịch Hội đồng, TS Phạm Đình Nam, TS Nguyễn Đức Thọ; các chuyên gia nông nghiệp: TS Vũ Văn Sang, TS Nguyễn Hồng Hạnh, TS Nguyễn Ngọc Dinh đều là các nhà khoa học hàng đầu Việt Nam hiện nay trên lĩnh vực khoa học công nghệ và nông nghiệp.
Tại đây, Công ty Cổ phần Tập đoàn Lữ hành Bắc Trung Nam đã nêu mục đích và ý nghĩa của Dự án. Theo đó giới thiệu Tập đoàn là tổ chức lữ hành và chăm sóc sức khỏe hàng đầu Việt Nam, kinh doanh du lịch và ứng dụng công nghệ trong sản xuất, nuôi trồng, thương mại hóa, tìm kiếm hợp tác sản xuất nấm Đông trùng hạ thảo, phát triển sản phẩm thông qua dịch vụ du lịch lữ hành (bán hoặc khuyến mãi tặng kèm cho khách du lịch của tập đoàn). Việc phát triển các sản phẩm Đông trùng hạ thảo giúp xây dựng hệ sinh thái dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường và giữ gìn di sản văn hóa đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cho Tập đoàn, tạo ra chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất (nuôi trồng) đến chế biến, quản lý chất lượng và thương mại hóa các sản phẩm từ nấm Đông trùng Hạ thảo thông qua các hoạt động quảng bá, giới thiệu, tiếp cận người dùng từ dịch vụ lữ hành.
Phần trình bày của Tập đoàn cũng giới thiệu hiện có 2 chủng đông trùng hạ thảo chính. Một là Cordyceps sinensis – có giá thành rất cao, phân bố rất hạn chế trong tự nhiên (chủ yếu ở khu vực Tây Tạng) và hiện chưa được nuôi thành công trong môi trường nhân tạo. Đây chính là loại Đông trùng hạ thảo được đề cập trong các thành ngữ, tục ngữ trong dân gian. Và hai là Cordyceps militaris – tương tự một loại nấm dược liệu có thể nuôi trồng nhân tạo và chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau. Đa số các sản phẩm được bán ngoài thị trường hiện nay chính là Cordyceps militaris – loại Đông trùng hạ thảo có thể nuôi trồng nhân tạo, có cả 65 hoạt chất với tỷ lệ tương tự như Cordyceps sinensis tự nhiên, bao gồm các hoạt chất hỗ trợ điều trị ung thư như polysaccharide, sterol, adenosine và đặc biệt cordycepin.
Ngoài ra, Đông trùng hạ thảo còn có tác dụng bồi bổ cơ thể, tráng dương, tăng cường miễn dịch… hữu ích cho điều trị mỡ máu, tiểu đường, suy nhược, suy dinh dưỡng và còn có thể dùng làm nước giải khát chất lượng cao.
Như vậy chúng ta hoàn toàn có thể nuôi trồng Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris thay thế Cordyceps sinensis tự nhiên với chất lượng tương đương mà giá thành thấp hơn rất nhiều và có thể đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu sử dụng.
Tại Việt Nam, hiểu biết về đông trùng hạ thảo còn hạn chế. Theo TS Vũ Văn Sang, chuyên gia nông nghiệp của Viện ứng dụng công nghệ và phát triển nông nghiệp Việt Nam (VITAD-AGRI), ủy viên Hội đồng khoa học, phần ngọn Đông trùng hạ thảo đẹp mắt như san hô dưới đáy biển lại không có nhiều chất dinh dưỡng như phần đế, nơi chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chữa bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư… nên người mua thường lựa chọn những cụm Đông trùng hạ thảo đẹp mắt thay vì chọn những khóm có phần đế chất lượng hơn. Ngoài ra hiện nay giá thành các sản phẩm Đông trùng hạ thảo tại Việt Nam cũng có hiện tượng loạn giá, độ chênh giữa hàng hóa các công ty khá lớn khiến khách hàng lưỡng lự, dè dặt khi quyết định chọn mua hay không.
Chất lượng của Đông trùng hạ thảo được quyết định bởi phần đế
Phát biểu tại cuộc họp, TS Phạm Đình Nam, Viện trưởng VITAD-AGRI đề nghị Công ty Cổ phần Tập đoàn Lữ hành Bắc Trung Nam làm rõ nét quy trình công nghệ, xác định đăng ký sản phẩm ở mức độ nào: dùng cho người, làm dược liệu, thực phẩm chức năng hay là thuốc. Phải kiểm soát được chất lượng sản phẩm. Xây dựng logo, nhãn hàng phụ. Đăng ký bản quyền logo; tiến tới đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; kiểu dáng công nghệ, chứng chỉ Oganic, Cácbon… Lưu ý chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hữu cơ, được ghi tại điều 17, nghị định 109/2018.
TS Phạm Đình Nam, Viện trưởng VITAD-AGRI (giữa) phát biểu tại cuộc họp
Các chuyên gia nông nghiệp TS Nguyễn Hồng Hạnh, TS Nguyễn Ngọc Dinh đề nghị Công ty Cổ phần Tập đoàn Lữ hành Bắc Trung Nam sớm nghiên cứu, công bố tiêu chuẩn cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn Nhà nước về sản phẩm an toàn cho người như Nghị định 15/2018, 19/2019…
Các chuyên gia khoa học công nghệ TS Hồ Trường Giang, TS Nguyễn Đức Thọ cũng tư vấn Công ty Cổ phần Tập đoàn Lữ hành Bắc Trung Nam xây dựng chi tiết quy trình thực hiện dự án: thời gian, địa điểm, sớm xây dựng thương hiệu, đối tác sản xuất, công nghệ áp dụng và công tác marketing cho sản phẩm.
TS Vũ Văn Sang, Chuyên gia Nông nghiệp đánh giá, tư vấn dự án cần làm đề cương chi tiết về 4 điểm chính: kế hoạch sản xuất, hợp tác (theo tiêu chuẩn nào), bổ sung chi tiết công nghệ sản xuất, quy trình chế biến, xây dựng Tiêu chuẩn cơ sở phải đề cập rõ Công ty tự xây dựng hay đề nghị đối tác xây dựng. Lưu ý cần dựa vào các tiêu chuẩn, nghị định, thông tư của Nhà nước như NĐ 15/2018 hay QĐ 885/TTg năm 2020.
TS Vũ Văn Sang, Chuyên gia Nông nghiệp đánh giá, tư vấn dự án
PGS.TS Trần Mạnh Trí, Chủ tịch hội đồng đã tổng hợp ý kiến của các chuyên gia và đề nghị Công ty Cổ phần Tập đoàn Lữ hành Bắc Trung Nam hoàn thiện bổ sung hồ sơ dự án; xây dựng Tiêu chuẩn cơ sở rõ ràng, thông số cụ thể; làm rõ hơn điểm mới và ưu việt của sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại hiện có trên thị trường. Bổ sung quy trình công nghệ nuôi trồng, chế xuất sản phẩm. Xây dựng thương hiệu, kế hoạch thương mại hóa và phát triển sản phẩm. Ông ủng hộ ý tưởng sản xuất sản phẩm tốt cho sức khỏe và cam kết đồng hành cùng Công ty trong quá trình thực hiện dự án. Theo ông, dự án này hoàn toàn khả thi và trong tương lai gần, Đông trùng hạ thảo sẽ là món quà quý giá và quen thuộc của người lữ hành, dễ mang theo sử dụng khi du lịch cũng như làm quà cho gia đình, người thân.
PGS.TS Trần Mạnh Trí, Chủ tịch hội đồng (thứ 2 từ phải sang) tổng hợp ý kiến của các chuyên gia
Hội đồng khoa học cam kết đồng hành cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn Lữ hành Bắc Trung Nam trong quá trình thực hiện dự án. Ngoài ra, Viện ứng dụng công nghệ và phát triển Nông nghiệp Việt Nam VITAD-AGRI cũng đề ra chiến lược hợp tác lâu dài với Công ty Cổ phần Tập đoàn Lữ hành Bắc Trung Nam trong các lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp như các khóa đào tạo ứng dụng nông nghiệp hữu cơ Organic, đưa người ra nước ngoài học tập kỹ thuật nông nghiệp…
Hội đồng khoa học cam kết đồng hành cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn Lữ hành Bắc Trung Nam thực hiện dự án
Nội dung: Thành Vinh
Hình ảnh: Bích Hồng
Hoa tươi thời Công nghệ
Hiện tại, vẫn chưa có chứng cứ khoa học nào khẳng định sử dụng thực phẩm biến đổi gen có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong khi thực phẩm biến đổi gen vẫn là một vấn đề gây tranh cãi thì công nghệ gen đã mang lại những kết quả mỹ mãn trong nhiều lĩnh vực khác, trong đó hoa tươi là một ví dụ điển hình.
Từ xưa, hoa Ly (Lily) hay còn gọi là Bách Hợp, Huệ Tây, hoa có tên tiếng Anh là Lily, thuộc họ Liliaceae (Loa Kèn) đã có mặt rất nhiều nơi trên toàn thế giới, gồm các nước châu Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc, Việt Nam, và phần lớn các nước châu Âu. Ngày nay, hoa Lily là một trong những loài hoa phổ biến nhất ở châu Âu, rất nhiều gia đình dùng loài hoa này để trang trí nhà cửa hoặc trồng trong vườn. Đây cũng là loài hoa được yêu thích bậc nhất thế giới, trong đó có Việt Nam. Ngày nay, cùng với công nghệ gen, hoa Ly đã có những chuyển biến mới đặc sắc về chủng loại, trong đó phải kể đến việc thay đổi kích thước của đóa hoa. Chúng ta có thể bắt gặp những bông Lily có sải cánh lên tới 30cm mọi nơi trên đất Việt Nam này bởi Lily dễ trồng ở khắp mọi miền nước ta.
Hoa Ly đại đóa với sải cánh lên tới 30cm
Gần đây, công nghệ gen đã giúp cho Lily được “khoác một chiếc áo mới” gọi là “Ly kép” với hai hoặc ba lớp cánh hoa. “Ly kép” tuy không rực rỡ như Lily truyền thống, cũng không to như “Ly đại đóa” kể trên, nhưng chiều sâu nội tâm của loài hoa đứng trong top đầu được yêu thích này mang đến những trải nghiệm độc đáo. Tất nhiên, cùng với thời gian, các Nhà khoa học sẽ khám phá các công nghệ gen mới, lai tạo nên những bông Lily gợi hứng hơn nữa.
Lily kép với nhiều lớp cánh hoa
Với hoa Hồng – Nữ hoàng các loài hoa, công nghệ gen cũng mang lại những làn gió mới. Nếu trước đây, Bông Hồng Đen chỉ có trong phim hoặc hoa giả, thì ngày nay người ta có thể dễ dàng ươm trồng chúng. Nếu bạn tới vườn hoa Đà Lạt, bạn có thể ngắm những bông hồng đen đúng nghĩa, và là… hoa thật.
Hoa hồng đen Đà Lạt
Hoa hồng xanh cũng là một nét thú vị của loài hoa được yêu thích số một thế giới bên cạnh những bông hồng đa sắc màu khác cùng những bông hồng được pha màu như trắng hồng, hồng kem, hồng phớt, vàng cam…
Hoa hồng xanh/tím pha
Công nghệ gen cũng làm cho ngàn hoa trở nên xinh tươi rực rỡ trỗi vượt, thậm chí nhiều người còn phải sờ thử coi có phải là… hoa thật hay không. Chúng ta sẽ thường xuyên gặp đâu đó trên đường những bông hoa lạ, hay cũng là những loài hoa bình thường trong “chiếc áo mới” đầy sắc hương được các Nhà khoa học dệt nên, đó là những thứ không một loại hoa giả nào có thể thay thế được.
Thực hiện: Thành Vinh
Nông nghiệp hữu cơ: Xu hướng mới gia tăng giá trị nông sản
Việc nhân rộng các mô hình sử dụng phân bón hữu cơ không những nâng cao sản lượng, giúp nông dân tiết kiệm chi phí mà còn giúp cải tạo đất, bảo vệ môi trường.
Nâng cao năng suất và thu nhập, tiết kiệm chi phí đồng thời giúp cải tạo đất, bảo vệ môi trường là hiệu quả mang lại từ những mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ và hữu cơ đã và đang được tỉnh Vĩnh Phúc quan tâm đầu tư trong giai đoạn 2021-2025.
Những ngày này, cánh đồng su su ngay dưới chân núi Tam Đảo ở xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc luôn tấp nập người dân thu hái, vận chuyển su su. Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, giá su su luôn ở mức cao nên bà con nông dân nơi đây rất phấn khởi.
Bà Lê Thị Chín, thôn Làng Hạ, xã Hồ Sơn chia sẻ, với 2 sào su su sau hơn 1 năm tham gia mô hình theo hướng hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm với tiêu chuẩn “5 không”: Không thuốc diệt cỏ, không thuốc trừ sâu, không chất bảo quản, không chất kích thích sinh trưởng, không dư lượng hóa chất độc hại. Khi vào vụ, bình quân 2 ngày/lần gia đình sẽ thu hoạch ngọn su su.
Mô hình trồng su su hữu cơ ở Vĩnh Phúc.
Nếu những ruộng su su canh tác theo phương pháp thông thường chỉ thu được 35 – 40kg/sào/lần hái thì ruộng nhà bà Chín cho sản lượng từ 45 – 50kg. Với giá bán bình quân 14.000 đồng/kg, mỗi tháng bà Chín có thể thu cả chục triệu đồng, trong khi mỗi vụ su su có thể thu hoạch kéo dài từ 7 – 8 tháng.
“Trước đây bón phân vô cơ và những loại phân thông thường chi phí từ 2 – 3 triệu/sào, còn bón phân bón hữu cơ chỉ hơn 1 triệu/sào nhưng giá su su bán ra lúc nào cũng cao hơn. Su su bán chợ có nhiều giá từ 10.000 – 15.000 đồng/kg nhưng su su trồng theo hướng hữu cơ lúc nào giá cũng cao nhất. Về chăm bón, phân hữu cơ không gây hại như bón phân vô cơ mà cây lại sinh trưởng tốt, chất lượng rau ngon”, bà Chín cho biết.
Trước nhu cầu sử dụng sản phẩm hữu cơ của người dân trên địa bàn ngày càng tăng, những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều chính sách hỗ trợ người dân sản xuất an toàn. Chỉ tính riêng trong năm 2021, Vĩnh Phúc đã cấp kinh phí 45 tỷ đồng hỗ trợ nông dân xây dựng các mô hình trồng trọt an toàn, theo hướng hữu cơ, xử lý rơm rạ, môi trường.
Mặc dù vậy, theo ông Lê Văn Dũng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc, để sản phẩm nông nghiệp theo hướng hữu cơ ngày càng phát triển, có chỗ đứng trên thị trường, Bộ NN&PTNT cần ủy quyền cho Sở NN&PTNT các địa phương đứng ra cấp mã số vùng trồng cho các vùng sản xuất trên cơ sở thống nhất theo chỉ đạo của Bộ.
“Ngay cả sản phẩm tiêu thụ tại thị trường nội địa cũng cần có mã số vùng trồng, do vậy, nếu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ủy quyền cho các Sở thực hiện thì tiến độ sẽ nhanh hơn rất nhiều lần”, ông Dũng đề xuất.
Từ cách làm của doanh nghiệp trong gần 20 năm qua, ông Khắc Ngọc Bá, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Quế Lâm cho rằng, phát triển canh tác theo hướng hữu cơ là đòi hỏi tất yếu để cung cấp những sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng, vì mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng; định hướng sản xuất hữu cơ tạo ra giá trị nhân văn, là xu thế của tương lai cũng là mục tiêu hướng đến của doanh nghiệp.
“Doanh nghiệp đang phối hợp với nhiều địa phương chuyển giao công nghệ cho bà con nông dân sử dụng chế phẩm sinh học, từ đó có thể sản xuất phân hữu cơ từ chính những phụ phẩm nông nghiệp xung quanh vốn đang bị vứt bỏ một cách lãng phí. Nếu địa phương nào có lãnh đạo và ngành chuyên môn quan tâm, các mô hình sản xuất hữu cơ sẽ phát triển nhanh và có sự lan tỏa mạnh mẽ”, ông Bá cho biết.
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh giá phân bón tăng tới 200% thì giá phân bón hữu cơ chỉ tăng 20% – 30%, bởi vậy việc nhân rộng các mô hình sử dụng phân bón hữu cơ không những giúp nông dân tiết kiệm chi phí mà còn giúp cải tạo đất, bảo vệ môi trường.
Giám sát sinh trưởng su su theo hướng hữu cơ ở Tam Đảo.
Bà Phạm Thị Vượng, nguyên Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật cho biết, thực tế sản xuất những mô hình sử dụng phân bón hữu cơ ở nhiều địa phương đã giúp tăng đáng kể hiệu quả sử dụng đất, mật độ số giun trong đất tăng cao, các chủng vi sinh vật có ích cũng tăng, hàm lượng kim loại nặng giảm, sản phẩm không còn dư lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
“Từ thực tế hiệu quả mô hình trồng su su theo hướng hữu cơ ở Hồ Sơn, ban đầu chỉ có 1 hộ tham gia nhưng chỉ sau 1 năm diện tích đã tăng lên 20 ha. Canh tác theo hướng hữu cơ bà con nông dân sẽ được 1 chữ “L” là lãi, và 2 chữ “H” đó là hạnh phúc và hồi sinh vì không lạm dụng phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu, người tiêu dùng được ăn sản phẩm sạch, an toàn”, bà Vượng chia sẻ.
Trong Chỉ thị về sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối và hiệu quả, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở NN&PTNT tập huấn, truyền thông, hướng dẫn người dân sử dụng phân bón cân đối và hiệu quả, tăng cường sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ, thay thế phân bón vô cơ bằng phân bón hữu cơ theo tỷ lệ phù hợp.
Đối với các doanh nghiệp thực hiện cam kết về sản xuất, sử dụng phân bón cân đối, tiết kiệm, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp; chủ động tham gia liên kết sản xuất để hỗ trợ, khuyến khích nông dân tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ./.