Quản lý vi sinh vật hiệu quả có thể là chìa khóa cho canh tác hiệu quả
Nghiên cứu mới cho thấy rằng nếu ngành nuôi trồng thủy sản có thể tận dụng các động lực của vi sinh vật trong các trang trại nuôi cá, các nhà sản xuất có thể thấy những cải thiện lớn về hiệu quả nuôi trồng.
Việc phát triển các chiến lược quản lý vi sinh vật hiệu quả để giảm sự bùng phát dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản thường bị cản trở bởi kiến thức hạn chế về vi sinh vật trong các trang trại nuôi tôm và cá. Nghiên cứu mới được công bố bởi Trung tâm Sinh thái vi sinh vật và Công nghệ (CMET, Đại học Ghent) phối hợp với INVE Aquaculture, Benchmark (BAN) cho thấy cơ hội để đạt được hiệu quả chăn nuôi thông qua một sự hiểu biết toàn diện về hệ vi sinh vật (microbiome).
Ông Peter De Schryver, Trưởng nhóm về Sức khỏe và Môi trường tại INVE (BAN) và đồng tác giả của nghiên cưu biết: “Trong nuôi trồng thủy sản, sự hiện diện của vi khuẩn trong nước nuôi ảnh hưởng đến chu trình dinh dưỡng, sự phân hủy chất thải chuyển hóa, tiêu hóa và sức khỏe của động vật. Vì vậy việc quản lý những vi khuẩn này là một công cụ quan trọng trong việc định hướng sức khỏe tổng thể của hệ thống”.
Một cộng đồng vi sinh vật hoạt động tốt trong nước là rất quan trọng, cũng như cần phải tránh để hệ vi sinh vật bị gián đoạn đột ngột (một quá trình được gọi là “rối loạn sinh học”). Bằng cách đánh giá chính xác vi khuẩn, nó cho phép các công ty bắt đầu theo dõi những thay đổi và liên kết điều này với tình trạng sức khỏe của vật nuôi. Trong tương lai, điều này cũng có thể cho phép các nhà sản xuất dự đoán khi nào sức khỏe vật nuôi của họ có thể bị tổn hại.
Công nghệ đầu tiên về loại hình này
Các nhà nghiên cứu tập trung vào nước nuôi tôm thẻ chân trắng (L. vannamei). Họ đánh giá thành phần và động lực của hệ vi sinh vật bằng cách sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích tế bào dòng chảy mới và phân tử đã được thiết lập, cho phép đo lường và định lượng tất cả vi khuẩn, nhưng cả tảo và đôi khi thậm chí cả vi rút, tạo sự khác biệt này so với chẩn đoán thông thường tập trung vào một sinh vật đơn lẻ ở một khoảnh khắc duy nhất.
Tác giả chính Jasmine Heyse của Đại học Ghent nhận xét, “chúng tôi đã theo dõi sự đóng góp của vi sinh vật từ các nguồn bên ngoài, bao gồm các sản phẩm thức ăn tươi sống hoặc khô, vào nước nuôi. Đây là lần đầu tiên những đóng góp này được định lượng ”.
Nâng cao hiệu quả và hiệu lực của sản phẩm
Ruben Props, cũng thuộc Đại học Ghent nhận xét: “Việc áp dụng phương pháp đo tế bào dòng chảy mới này có nghĩa là chúng tôi có thể đánh giá chính xác những thay đổi trong vi sinh vật có liên quan đến việc sử dụng các sản phẩm. Tôi tin rằng điều này mở ra cơ hội mới cho các nhà cung cấp sản phẩm như INVE (Benchmark Advanced Nutrition) cũng như các nhà sản xuất tôm cá biết rằng sản phẩm họ đang sử dụng đang mang lại hiệu quả mong muốn”.
“Thông qua nghiên cứu học thuật của CMET cũng như công ty phụ trợ UGent sắp tới của chúng tôi là KYTOS, chúng tôi đang tiếp tục tạo ra các bộ dữ liệu lớn hơn cho phép chúng tôi xác định chính xác các dấu hiệu vi sinh xác định sự sống còn và sức khỏe của động vật. Đây sẽ là một bước thay đổi trong quản lý trang trại”, Ruben cho biết thêm.
Peter kết luận, sự hợp tác tuyệt vời giữa ngành nuôi trồng thủy sản và giới học thuật và cho thấy với những công cụ và kiến thức chính xác, chúng tôi có thể tạo ra những bước tiến dài trong việc cải thiện sức khỏe và hiệu quả của hệ thống nuôi trồng thủy sản.
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
iệt Nam và Niu Di-lân sẽ thúc đẩy hợp tác về nông nghiệp sâu rộng hơn nữa trong năm 2021
Sáng ngày 24/2, Việt Nam và Niu Di-Lân đã tổ chức họp trực tuyến Đối thoại Cấp cao về nông nghiệp lần thứ I và ký Thỏa thuận Hợp tác về nông nghiệp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NN&PTNT) và Bộ Các ngành cơ bản Niu Di-lân. Thứ trưởng Lê Quốc Doanh và ông Ray Smith, Giám đốc điều hành Bộ Các ngành cơ bản Niu Di-lân đồng chủ trì, cùng với sự tham gia của lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT.
Tại cuộc đối thoại, hai bên cùng cam kết thúc đẩy quan hệ hợp tác trong nông nghiệp và thương mại nông sản hai chiều ngày càng đi vào chiều sâu. Vn và Niu Di-lân khẳng định rằng mối quan hệ đối tác chiến lược được Thủ tướng Chính phủ hai nước công bố vào tháng 7/2020 đã tạo nền tảng vững chắc cho việc tăng cường kết nối và hợp tác nông nghiệp giữa hai nước.
Phát biểu tại cuộc đối thoại, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đánh giá cao các dự án hỗ trợ ODA của Niu-di-lân đã giành cho Việt Nam trong các lĩnh vực: kiểm dịch (SPS), phát triển rau an toàn, phát triển giống cây ăn trái chất lượng cao, an toàn đập và hồ chứa,… Thứ trưởng khẳng định rằng nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của hai nước. Cả hai quốc gia đều là những nhà sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp mạnh. Việc thiết lập Đối thoại nông nghiệp Việt Nam – Niu Di-lân và ký kết Thỏa thuận Hợp tác nông nghiệp sẽ thúc đẩy kết nối, hợp tác và thương mại hai chiều của hai nước, trên tinh thần Thủ tướng Chính phủ hai nước đã nhấn mạnh trong cuộc đối thoại Đối tác chiến lược.
Trong thời gian qua, hợp tác song phương trong lĩnh vực nông nghiệp đạt nhiều thành tựu to lớn góp phần thúc đẩy nâng cấp lên Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Niu Di-lân. Các hoạt động trao đổi đoàn cấp cao diễn ra thường xuyên. Đặc biệt, Niu Di-lân đã hỗ trợ Việt Nam nhiều dự án lớn có ý nghĩa trong việc phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp, điển hình là Dự án Phát triển giống cây ăn trái mới chất lượng cao giữa Việt Nam và Niu Di-lân trị giá 8,1 triệu đô la NZ giúp hỗ trợ Việt Nam chọn tạo giống mới cho quả thanh long ruột vàng, kỹ thuật canh tác mới nâng cao năng suất, chất lượng, phát triển chuỗi giá trị thanh long theo mô hình Công ty ZESPRI đang áp dụng đối với quả kiwi của Niu Di-lân.
Hiện tại, Bộ Các ngành cơ bản của Niu Di-lân đang tiếp tục triển khai các hoạt động hợp tác với Bộ NN&PTNT trong các lĩnh vực chọn tạo, phát triển giống cây trồng chất lượng cao, kiểm dịch động thực vật, dich tễ học và thú y, thử nghiệm thông quan các sản phẩm nông sản bằng giấy chứng nhận điện tử (SPS-Ecert), an toàn đập và vận hành hồ chứa… thông qua các dự án hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ do Chính phủ Niu Di-lân tài trợ.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh khẳng định Bộ NN&PTNT sẵn sàng là đầu mối khu vực ASEAN của Liên minh Nghiên cứu Toàn cầu về giảm thải khí nhà kính nông nghiệp (GRA) do Niu Di-lân tài trợ, tập trung vào các lĩnh vực như kiểm kê khí nhà kính, nghiên cứu giảm thiểu tác động của biến đối khí hậu và phát triển nông nghiệp thông minh.
Việt Nam hoan nghênh các sản phẩm của Niu-di-lân, đặc biệt nguyên liệu gỗ nhập khẩu về chế biến do gỗ Niu Di-lân thuộc vùng địa lý tích cực. Đồng thời, Việt Nam cũng đánh giá cao việc Niu-di-lân đã mở cửa cho một số loại trái cây của Việt Nam như xoài, thanh long và chôm chôm. Trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT mong muốn Niu Di-lân sẽ tiếp tục mở cửa đón nhận thêm các loại trái cây khác. Đồng thời, đề nghị Niu Di-lân hỗ trợ các dự án nghiên cứu, phối hợp cùng với phía Việt Nam tiếp tục nghiên cứu sâu về tác động của đại dịch COVID-19 đến sản xuất nông nghiệp và chuỗi cung ứng nông sản để có kết quả cụ thể, làm cơ sở xây dựng kế hoạch, chiến lược đối phó và khắc phục tác động lâu dài của đại dịch COVID-19.
Ông Ray Smith, Giám đốc điều hành của Bộ Các ngành cơ bản của Niu Di-lân cho biết, Niu Di-lân đã phát triển một trong những ngành nông nghiệp hiệu quả nhất trên thế giới, nổi tiếng về nghiên cứu và công nghệ tiên tiến, thực hành nông nghiệp tốt và an toàn, chất lượng sản phẩm cao. Ông bày tỏ hy vọng rằng Thỏa thuận hợp tác mới được ký kết sẽ giúp xây dựng giá trị và mở rộng cơ hội đầu tư giữa hai nước./.
“Chúng tôi nhận ra rằng thương mại gia tăng không chỉ là xuất khẩu nhiều sản phẩm hơn, mà là trao đổi kiến thức, chuyên môn, công nghệ, dịch vụ, và đầu tư. Sự trao đổi hai chiều này có lợi cho cả hai nước chúng ta”, ông Ray Smith nhấn mạnh.
Cuối cùng, hai bên khẳng định cam kết hoàn thiện việc ưu tiên mở cửa tiếp cận thị trường của nhau cho trái cây mới trong năm nay để người tiêu dùng có thể thưởng thức dâu tây và bí Niu Di-lân ở Việt Nam cũng như chanh tươi và bưởi của Việt Nam ở Niu Di-lân.
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Hòa Bình: Mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, liên kết tiêu thụ sản phẩm
Theo Trung tâm Khuyến nông Hòa Bình, trong những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã có nhiều mô hình điển hình, đi đầu trong công tác sản xuất hàng nông nghiệp an toàn, liên kết tiêu thụ gắn với truy xuất nguồn gốc góp phần tạo công ăn việc làm ôn định, nâng cao thu nhập cho người dân tham gia và sản xuất theo hướng bền vững.
Hợp tác xã Hà Phong tại Xóm Môn, xã Bắc Phong, huyện Cao Phong có diện tích trên 300 ha cây ăn quả có múi các loại, tập trung sản xuất, kinh doanh nông sản có múi như Cam lòng vàng, cam canh đường, bưởi, quýt, cam V2, chanh đào, chanh trắng… và một số sản phẩm sản xuất từ cam như tinh dầu cam, mứt vỏ cam, mứt ruột cam, rượu cam, xà phòng cam, si rô cam… Hợp tác xã sản xuất theo VietGAP và đã có chứng nhận. Đặc biệt hai sản phẩm là nước Cam tươi lên men và Cam quả của Hợp tác xã xếp hạng 4 sao thuộc chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Hòa Bình năm 2019. Sản phẩm của Hợp tác xã được giới thiệu và tiêu thụ ở trong và nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Mô hình chăn nuôi Gà của Hợp tác xã Gà Lạc Thủy tại xã An Bình, huyện Lạc Thủy với sản lượng 40 tấn/năm. Chăn nuôi của Hợp tác xã đạt tiêu chuẩn VietGAP và có tem truy xuất nguồn gốc với sản phẩm là gà tươi nguyên con, hiện nay sản phẩm gà tươi nguyên con được ký hợp đồng và cung cấp cho hệ thống siêu thị BiC, Lotte, các nhà hàng, cửa hàng nông sản tại Hà Nội. Năm 2019, sản phẩm gà tươi nguyên con của Hợp tác xã xếp hạng 4 sao thuộc chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Hòa Bình. Mô hình chăn nuôi gà của hợp tác xã là một điểm sáng trong chăn nuôi theo hướng nông nghiệp sạch, an toàn và liên kết tiêu thụ sản phẩm của tỉnh Hòa Bình nói chung và huyện Lạc Thủy nói riêng.
Mô hình chăn nuôi cá lòng hồ của Công ty TNHH Xây dựng và Dịch vụ Cường Thịnh tại xóm Vôi, xã Hòa Bình, TP. Hòa Bình. Quy mô chăn nuôi của công ty 400 lồng 825 tấn/năm (200 lồng của công ty, 200 lồng liên kết sản xuất). Công ty chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP với các loại cá như cá Lăng, cá Diêu hồng, cá trắm, Chép. Điểm nổi bật về sản phẩm của Công ty là cá Lăng đen sông Đà phi lê và cá rô phi sông Đà phi lê. Năm 2019, khi tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Hòa Bình, hai sản phẩm này được xếp hạng 4 sao, được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh rất ưa chuộng. Ngoài mô hình chăn nuôi cá lòng hồ theo hướng an toàn và liên kết tiêu thụ gắn với truy xuất nguồn gốc của công ty Công ty TNHH Xây dựng và Dịch vụ Cường Thịnh còn có Công ty TNHH Thủy hải sản Hải Đăng Hòa Bình, quy mô 300 lồng, 780 tấn/năm (162 lồng của công ty, 140 lồng liên kết sản xuất). Sản phẩm của công ty là cá lòng hồ sông Đà các loại được tiêu thụ tại Hà Nội.
Mô hình chăn nuôi và liên kết tiêu thụ sản phẩm của Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Thuận Phát tại xóm Đồng Sương, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn với sản phẩm là thịt gà tươi nguyên con đóng túi hút chân không, chăn nuôi gà đạt tiêu chuẩn VietGAP có đăng ký nhãn mác và tem truy xuất nguồn gốc, sản lượng 40 tấn gà/năm, với thị trường liên kết tại các nhà hàng trong và ngoài tỉnh, Hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch tại Hà Nội. Năm 2019, sản phẩm thịt gà của hợp tác xã khi tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Hòa Bình đã được xếp hạng 3 sao./
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Kon Tum: Thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững
Chuyển đổi nông nghiệp bền vững hay còn gọi là Dự án VnSAT được triển khai trên địa bàn tỉnh ta từ năm 2016 với mục tiêu định hướng và hỗ trợ người dân thực hiện sản xuất cà phê bền vững. Qua 5 năm thực hiện, Dự án đã góp phần làm thay đổi nhận thức và thúc đẩy sản xuất của người trồng cà phê theo hướng canh tác bền vững, giảm sự tác động lên môi trường.
Ông Trần Văn Chương- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum cho biết: Việc triển khai chương trình chuyển đổi nông nghiệp bền vững nhằm mang lại sự chuyển biến tích cực trong tư duy và phương thức sản xuất của người nông dân. Tại tỉnh ta, Dự án được triển khai từ năm 2016 trên địa bàn 17 xã của 3 huyện là Đăk Hà, Đăk Glei và Kon Plông với nhiều nội dung như: Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật canh tác cà phê bền vững; hỗ trợ chi phí lắp đặt công nghệ tưới nước tiết kiệm; hỗ trợ cơ sở hạ tầng (đường giao thông, sân phơi, nhà kho, máy móc, thiết bị) cho các hợp tác xã, tổ hợp tác. 5 năm qua, Dự án đã và đang phát huy hiệu quả tích cực, góp phần tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp, nhất là tăng khả năng cạnh tranh của mặt hàng cà phê và thu nhập của nông dân.
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 năm qua, Dự án VnSAT đã hỗ trợ đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ thuật sản xuất cà phê bền vững cho hơn 4.500 hộ dân với tổng diện tích cà phê trồng mới và tái canh trên 4.126ha; hỗ trợ lắp đặt công nghệ tưới nước tiết kiệm cho 40 hộ dân của Tổ hợp tác sản xuất cà phê bền vững Bình Minh (xã Hà Mòn) và Tổ hợp tác Liên kết Đăk Long (xã Đăk Long) của huyện Đăk Hà. Dự án cũng hỗ trợ cho một số hợp tác xã nâng cấp đường nội đồng, xây dựng sân phơi, nhà kho và thiết bị, máy móc cần thiết để hiện đại hóa sản xuất và có điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, từ năm 2019 đến nay, Dự án hỗ trợ xây dựng 3 vườn ươm giống cà phê đạt tiêu chuẩn để phục vụ nhu cầu tái canh và trồng mới của người dân trong và ngoài vùng dự án.
Được sự tiếp sức của Dự án VnSAT, những năm qua, Hợp tác xã Nông nghiệp Sản xuất và Thương mại Sáu Nhung (huyện Đăk Hà) đã mạnh dạn góp vốn đối ứng triển khai lắp đặt công nghệ tưới nước tiết kiệm. Nhờ đó, Hợp tác xã đã giảm được đáng kể chi phí sản xuất, tăng năng suất cà phê, mang lại thu nhập cao hơn cho các thành viên.
Ông Nguyễn Tri Sáu – Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Hợp tác xã tính toán: Việc áp dụng công nghệ tưới tiên tiến giúp giảm được lượng nước tưới khoảng 30% so với phương pháp tưới truyền thống. Đây một trong những giải pháp quan trọng ứng phó với tình trạng thiếu nước tưới, đồng thời, tưới tiết kiệm cũng giúp giảm được lượng phân bón, giảm công làm cũng như về tiền điện, dầu bơm tưới.
Ông Đoàn Văn Chương – Tổ trưởng Tổ hợp tác Bình Minh (xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà) chia sẻ: Trước đây, người dân thường canh tác cà phê dựa vào kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau nên có khi tưới quá nhiều nước, bón nhiều phân vô cơ dẫn đến chi phí đầu tư lớn mà năng suất vườn cây không được nâng lên. Từ khi tham gia dự án, các thành viên của Tổ hợp tác đã hiểu và áp dụng đúng quy trình sản xuất bền vững, tưới nước đúng thời điểm, đủ lượng cần thiết, cân bằng giữa lượng phân vô cơ và hữu cơ, phun thuốc trừ sâu sinh học, thu hái cà phê đạt tỷ lệ quả chín cao… So sánh qua các vụ sản xuất, chúng tôi nhận thấy, từ khi áp dụng phương pháp sản xuất mới, lợi nhuận tăng hơn 15 – 20% so với trước đây.
Không chỉ trang bị kiến thức trong sản xuất, chế biến cà phê; 5 năm qua, Dự án VnSAT còn triển khai nhiều hoạt động đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực quản lý, hoạt động cho các hợp tác xã, tổ hợp tác và khuyến khích, hỗ trợ nông dân tăng cường liên kết với doanh nghiệp, hợp tác xã để phát triển chuỗi giá trị cà phê một cách bền vững.
Theo ông Trần Văn Chương, với những kết quả tích cực mà chương trình chuyển đổi nông nghiệp bền vững mang lại trong thời gian qua, Chính phủ đã quyết định kéo dài thời gian thực hiện Dự án tới hết tháng 6/2022. “Trong thời gian tới, cùng với việc tiếp tục tập huấn trang bị kiến thức cần thiết về sản xuất cà phê bền vững cho người trồng, chúng tôi sẽ tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, bảo quản cà phê. Đặc biệt, chúng tôi sẽ tập trung sâu vào việc hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng chuỗi giá trị liên kết, xúc tiến thương mại để đưa sản phẩm hàng hóa ra thị trường. Kinh phí thực hiện ước tính khoảng 100 tỷ đồng”- ông Trần Văn Chương cho biết.
Có thể thấy, việc triển khai Dự án VnSAT trên địa bàn tỉnh đã góp phần định hướng, nâng cao năng lực sản xuất cho người dân; thúc đẩy việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến cà phê. Qua đó, vừa giúp giảm bớt chi phí sản xuất, tăng thêm lợi ích cho nông dân vừa góp phần bảo vệ môi trường; góp phần thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững.
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Hội nghị Phát triển bền vững cây ăn quả có múi tại các tỉnh phía bắc
Ngày 10/11, tại Hòa Bình, Bộ NN&PTNT phối hợp UBND tỉnh tổ chức hội nghị thúc đẩy phát triển bền vững cây ăn quả có múi (CAQCM) tại các tỉnh phía Bắc. Dự và chủ trì hội nghị có Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ. Ngoài ra còn có lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh và đại diện Sở NN&PTNT 22 tỉnh.
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), đến nay tại nhiều địa phương đã hình thành các vùng sản xuất cây có múi hàng hóa tập trung như cam Hà Giang, Hòa Bình, Bắc Giang, bưởi Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Tuyên Quang, quýt Bắc Kạn và Lạng Sơn.
Tổng diện tích cây có múi của các tỉnh miền núi phía Bắc khoảng 121.000 ha (chiếm 47,5% diện tích của cả nước).
Đáng chú ý, điện tích cây có múi liên tục tăng trong những năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng cao. Thống kê trong 10 năm từ 2009 – 2019, tốc độ tăng trưởng cây có múi bình quân 10%/năm về diện tích (tương đương 7,3 nghìn ha/năm), trên 12% về sản lượng (69,4 nghìn tấn).
Cùng với sự tăng trưởng diện tích, sản lượng, sản xuất cây có múi ở các tỉnh miền núi phía Bắc còn nhiều hạn chế và gặp nhiều khó khăn về khâu tiêu thụ sản phẩm, dịch bệnh. Ngoài ra, tình trạng lạm dụng phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật hóa học, nguy cơ làm ô nhiễm môi trường đất, nước, bùng phát dịch hại và ảnh hưởng đến chất lượng.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã đóng góp nhiều tham luận về tình hình sản xuất, tình hình dịch hại cây có múi, định hướng công tác bảo vệ thực vật và mở cửa thị trường, công nghiệp chế biến, xúc tiến các loại quả có múi; tổng hợp kết quả nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống, canh tác, sau thu hoạch trong những năm gần đây và định hướng trong thời gian tới…
Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh nhấn mạnh: Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của tỉnh hình thành nhóm sản phẩm chủ lực, tạo được uy tín tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu. Tỉnh hoàn thành bản đồ phân hạng thích nghi đất cho sản xuất trồng trọt với diện tích phân hạng 116 nghìn ha. Đặc biệt, CAQCM là cây trồng chủ lực trong tiến trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Đến năm 2020, toàn tỉnh có khoảng 11.500 ha. Trong đó, diện tích kinh doanh khoảng 7.400 ha; 2.119 ha cây có múi được chứng nhận đủ điều kiện ATTP, VietGAP, hữu cơ. Dự kiến năm 2020, giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác đạt trên 350 triệu đồng/ha. Bên cạnh những kết quả đạt được, sản xuất CAQCM tại tỉnh còn một số hạn chế, tồn tại như: Tình trạng kinh doanh, buôn bán giống không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng vẫn diễn ra; kỹ thuật áp dụng chưa đồng bộ; nhiều loại sâu bệnh mới phát sinh; hoạt động bảo quản, sơ chế, chế biến chưa phát triển; vấn đề bảo vệ thương hiệu và quyền sở hữu trí tuệ chưa được quan tâm.
Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh đề nghị Bộ NN&PTNT cùng các ngành liên quan hỗ trợ tỉnh tổ chức rà soát cây có múi; cấp mã vùng; tăng cường xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường xuất khẩu; chuyển giao công nghệ bảo quản, chế biến sản phẩm CAQCM. Đồng thời, hỗ trợ tỉnh thực hiện đề án tái canh vùng cam Cao Phong.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng NN và PTNT Lê Quốc Doanh ghi nhận nỗ lực và những kết quả đạt được trong phát triển CAQCM của các tỉnh phía Bắc. Thứ trưởng khẳng định: Sản xuất cây có múi có vị trí, vai trò quan trọng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trước những khó khăn, bất cập còn tồn tại, đề nghị các cục, vụ, bộ, ban ngành T.Ư cần phối hợp chặt chẽ với các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển cây có múi bền vững, thực hiện tốt quy hoạch vùng trồng.
Thứ trưởng đề nghị Cục Trồng trọt chủ trì hướng dẫn các địa phương rà soát, điều chỉnh diện tích cây có múi theo quy hoạch. Đối với Cục Bảo vệ thực vật tập trung chỉ đạo phòng, chống các loại bệnh gây hại; ban hành quy trình phòng trừ bệnh Greening và bệnh vàng lá, thối rễ. Trung tâm Khuyến nông quốc gia ưu tiên phát triển mô hình vườn mẫu. Các Viện triển khai tốt chương trình giống cây trồng của Bộ NN&PTNT…
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Phương pháp xác minh sản phẩm hữu cơ
Một dự án của Châu Âu đang dẫn đầu trong việc củng cố lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm hữu cơ, với việc tạo ra một hệ thống trực quan giúp minh bạch tốt hơn trong chuỗi cung ứng hữu cơ.
Ngoài ra, đại dịch COVID-19 dường như đã có tác động lớn đến việc người dân muốn lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe hơn. Nhu cầu đối với sản phẩm hữu cơ rõ ràng đang tăng lên, đây là một tin tuyệt vời cho nông dân sản xuất hữu cơ, nhưng điều gì sẽ xảy ra khi cầu vượt quá cung? Thông thường, kết quả là thiếu hụt và / hoặc tăng giá mạnh. Nó cũng tạo cơ hội cho những ai muốn gian lận và bán các sản phẩm thông thường dưới dạng hữu cơ.
Với các chuỗi cung ứng hiện đại, phức tạp, thường rất khó để biết sản phẩm chính xác đến từ đâu – và thật không may, một số người thiếu hiểu biết có thể khai thác điều này. Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm để phân biệt hữu cơ với thông thường cũng là một nhiệm vụ rất khó khăn. Ngoài việc lập hồ sơ cho thuốc trừ sâu hoặc phân bón, “kiểm tra hữu cơ” trong phòng thí nghiệm gần như không thể.
Làm thế nào để xác minh sản phẩm hữu cơ?
Một sự đổi mới dự kiến được tài trợ bởi Viện Đổi mới và Công nghệ-Thực phẩm Châu Âu (EIT-food) có thể đã phát triển một câu trả lời cho những thách thức về xác minh hữu cơ.
Là một phần của quá trình này, một nhóm quốc tế, do Viện An ninh lương thực toàn cầu tại Đại học Queen Belfast dẫn đầu, đã lập bản đồ và số hóa hai chuỗi cung ứng hữu cơ – một cho thịt đỏ và một cho sản phẩm tươi sống. Các chuyên gia từ Đại học Cambridge, Siemens, ABP và Colruyt đã làm việc chặt chẽ cùng nhau để đạt được công trình đột phá này. Bằng cách tạo ra một bộ đôi kỹ thuật số của các yếu tố quan trọng trong chuỗi, họ có thể có được cái nhìn tổng quan hơn về chuỗi cung ứng – một công cụ hữu ích cho các nhà bán lẻ. Cách tiếp cận này cũng trao quyền cho người tiêu dùng, giúp họ có cái nhìn sâu sắc về nguồn gốc thực phẩm của họ.
Về mặt khoa học đo lường, các nhà nghiên cứu của Viện An ninh lương thực toàn cầu đã hợp tác với các chuyên gia từ Viện Fraunhofer để xem xét các cách sáng tạo để xác định xem thịt và sản phẩm tươi sống từ các hệ thống hữu cơ và thông thường có thể được phân biệt bằng cách sử dụng “công nghệ lấy dấu vân tay thực phẩm” hay không. Kết quả thật ấn tượng; sử dụng các dạng khối phổ rất nhanh đã cho thấy nhiều hứa hẹn, với tỷ lệ phân tách thành công từ 90% đến 100%. Nhóm nghiên cứu cũng đang nỗ lực sử dụng một thiết bị cầm tay để thực hiện phương pháp tương tự; kết quả từ việc này sẽ sẵn sàng vào cuối năm nay.
Một phần quan trọng khác của dự án là sự tham gia với các bên liên quan chính và người tiêu dùng trong lĩnh vực hữu cơ. Một loạt các cuộc họp và hội thảo đã được tổ chức để thu hút và thảo luận về những phát hiện của nghiên cứu này. Kết quả ban đầu từ một cuộc khảo sát quy mô lớn trên toàn châu Âu đã chỉ ra rằng bằng cách đưa công nghệ truy xuất nguồn gốc vào chuỗi thực phẩm hữu cơ, niềm tin của người tiêu dùng tăng lên. Họ không chỉ coi đó là an toàn hơn và ít chủ quan hơn đối với gian lận mà còn sẵn sàng trả một khoản phí bảo hiểm cho những đảm bảo này. Công việc của người tiêu dùng và các bên liên quan đã được phát triển bởi một nhóm chuyên gia đa ngành từ khắp các trường đại học châu Âu, bao gồm Đại học Hohenheim, Đại học Turin và Đại học Queen’s Belfast.
Kết quả của dự án này sẽ mang lại sự thay đổi mô hình, cho thấy rằng các chuỗi cung ứng hữu cơ có thể trở nên minh bạch hơn thông qua việc sử dụng các kỹ thuật số đổi mới và khoa học tiên tiến.
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Khảo sát cho thấy sự gia tăng tiêu thụ rau trong thời kỳ đại dịch
Nghiên cứu này được cho là nghiên cứu đa châu lục đầu tiên được thực hiện về tác động của COVID-19 đối với thói quen ăn uống.
Những thay đổi tích cực như gia tăng nấu ăn tại nhà và nấu ăn từ đầu với nguyên liệu tươi đã được ghi nhận. Tuy nhiên, cũng có những xu hướng tiêu cực, chẳng hạn như sự gia tăng lượng chất béo bão hòa được báo cáo.
Việc mua số lượng lớn tăng đột biến – gây áp lực lên các hệ thống thực phẩm vốn đã căng thẳng và có thể dẫn đến tình trạng thiếu hàng, gây ra tình trạng mua hàng hoảng loạn hơn nữa – cũng được quan sát thấy trong quá trình nghiên cứu.
Cuộc khảo sát được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2020, khi nhiều quốc gia đang bị cấm vận và sử dụng mẫu 2.360 người trưởng thành ở bốn khu vực – đảo Ireland, Anh, Mỹ và Niu Di-lân .
Nhìn chung, cuộc khảo sát cho thấy có ít thay đổi hơn trong hành vi thực phẩm ở Mỹ so với ba khu vực còn lại và sự khác biệt rõ rệt nhất giữa các khu vực xảy ra giữa Mỹ và các nơi khác. Ví dụ, sự gia tăng lượng rau đã được chứng minh ở tất cả các vùng ngoại trừ Hoa Kỳ. Cũng có một sự gia tăng trong tần suất nấu ăn tại nhà và làm bánh tại nhà ở tất cả các vùng ngoại trừ Hoa Kỳ.
Việc cha mẹ nấu ăn (và làm bánh) cùng con cái cũng được nhận thấy tăng ở tất cả các mẫu ngoại trừ Hoa Kỳ (điều thú vị là nghiên cứu cho thấy rằng những bậc cha mẹ đưa con cái họ vào việc chuẩn bị bữa ăn gia đình thường xuyên hơn có chất lượng chế độ ăn uống cao hơn).
Ngược lại, sự gia tăng lượng chất béo bão hòa đã được chứng kiến ở khắp mọi nơi ngoại trừ Hoa Kỳ.
Nhìn chung, đã có sự sụt giảm trong việc tiêu thụ thực phẩm mang đi và sự gia tăng trong “thực hành tổ chức thực phẩm” (lập kế hoạch trước, mua sắm với danh sách tạp hóa, v.v.). Khi nói đến “thực hành quản lý thực phẩm” (chuẩn bị trước, nấu theo mẻ, v.v.), không có thay đổi nào rõ ràng đối với Ai-len hoặc Niu Di-lân. Điều này có thể liên quan đến thực tế là các hạn chế của Ai-len và Niu Di-lân nghiêm ngặt hơn các khu vực khác, vì vậy có thể ít cần chuẩn bị trước thực phẩm hơn.
“Những phát hiện này không chỉ cung cấp dữ liệu quan trọng về cách các hành vi và hệ thống thực phẩm của chúng ta đã thích ứng với đại dịch, mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng khi chúng ta tiếp tục cố gắng quản lý COVID-19 bằng các biện pháp ngăn chặn và hạn chế liên tục”, trưởng nhóm nghiên cứu – Tiến sĩ Fiona Lavelle từ IGFS cho biết về dự án,.
“Chúng tôi muốn tìm hiểu tác động của đại dịch và sự cố đóng cửa đối với sức khỏe của mọi người nhưng chúng tôi cũng muốn cố gắng tìm ra cách đo lường tác động lên hệ thống lương thực toàn cầu.
“Rất may, có một số tin tốt trong phát hiện của chúng tôi và nhiều người đã nhận được lợi ích từ việc nấu ăn ở nhà nhiều hơn và ăn nhiều loại thực phẩm tươi ngon hơn. Nhưng cũng có một số dấu hiệu đỏ trong đó, chẳng hạn như sự gia tăng tiêu thụ chất béo bão hòa, có thể giảm xuống mức ‘ăn thoải mái’ trong thời gian phong tỏa. Điều rất quan trọng – đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch, vì những lý do rõ ràng – để duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, bổ dưỡng.
“Một trong những kết quả khảo sát mà tôi quan tâm nhất là việc nấu ăn với trẻ em đã tăng lên, điều này tốt cho trẻ em – nhưng nghiên cứu của chúng tôi nêu bật những lợi ích tích cực tiềm năng đối với chất lượng chế độ ăn uống của cha mẹ khi trẻ em tham gia”.
“Với việc phong tỏa tiếp tục và có lẽ sẽ có nhiều người làm việc tại nhà hơn trong tương lai, tôi tin rằng việc đưa trẻ em vào các hoạt động nấu ăn sẽ là một thông điệp chính về sức khỏe cộng đồng trong tương lai.”
Nghiên cứu do Viện An ninh Lương thực Toàn cầu (IGFS) tại Queen’s hợp tác với Trường Cao đẳng St Angela, Sligo (một phần của Đại học Quốc gia Ai-len, Galway) dẫn đầu. Các phát hiện chính đã được công bố trên tạp chí Nutrients và nhóm nghiên cứu tin rằng đây là nghiên cứu đầu tiên được công bố trên nhiều châu lục về việc thay đổi thực hành thực phẩm do COVID-19.
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phê duyệt đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021 – 2025
Ngày 03/02/2021, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 167/QĐ-TTg phê duyệt Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021 – 2025.
Mục tiêu chung của Đề án là cung cấp cơ sở thực tiễn về hợp tác xã kiểu mới hoạt động hiệu quả góp phần thực hiện thành công đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Xây dựng các mô hình hợp tác xã trở thành kiểu mẫu nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức và tạo sức hút để người dân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia, liên kết với hợp tác xã; Làm cơ sở để nhân rộng các mô hình hợp tác xã kiểu mới hoạt động hiệu quả trong nhiều lĩnh vực, thúc đẩy khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển trên phạm vi cả nước. Theo đó:
Quan điểm của Đề án:
– Xây dựng, tổ chức thực hiện đề án “Lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021 – 2025” phù hợp với đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã cam kết.
– Huy động đồng bộ các chính sách hỗ trợ, nguồn lực hiện có của Nhà nước và xã hội để thực hiện Đề án, tạo sự đột phá cho các hợp tác xã về tổ chức và hiệu quả hoạt động.
– Tôn trọng các nguyên tắc tổ chức hoạt động cơ bản về tính tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phát huy nội lực của hợp tác xã. Nhà nước không can thiệp, áp đặt mệnh lệnh hành chính vào công tác tổ chức, điều hành và hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã.
Mục tiêu cụ thể (đến năm 2025):
– Lựa chọn được tối thiểu 300 hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã tham gia, hoạt động theo 12 mô hình của Đề án;
– 100% hợp tác xã thí điểm hoạt động hiệu quả cao, được đánh giá xếp loại Tốt, đạt từ 80 điểm trở lên theo Thông tư số 01/2020/TT-BKHĐT ngày 19/02/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã (sau đây gọi tắt là Thông tư số 01/2020/TT-BKHĐT);
– Xây dựng Phương án nhân rộng các mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả trên phạm vi cả nước trong 05 năm tiếp theo (giai đoạn 2026 – 2030).
Đối tượng thực hiện là các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đang hoạt động hiệu quả trên phạm vi cả nước, có nhu cầu tham gia Đề án, được các địa phương, lựa chọn, đáp ứng các điều kiện tham gia. Số lượng tham gia khoảng 300 hợp tác xã trên cả nước, trong đó mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lựa chọn tối đa 05 hợp tác xã tham gia Đề án. Thời gian thực hiện Đề án: gồm 03 giai đoạn: Giai đoạn 1: Lựa chọn mô hình hợp tác xã thí điểm (trong năm 2021); Giai đoạn 2: Hoàn thiện mô hình thí điểm, nhân rộng một số mô hình hợp tác xã kiểu mới đã hoàn thiện (đến ngày 30/06/2025); Giai đoạn 3: Tổng kết, đề xuất phương án nhân rộng các mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả (6 tháng cuối năm 2025).
Các mô hình hợp tác xã lựa chọn hoàn thiện
– Đối với lĩnh vực nông nghiệp, mô hình hợp tác xã vừa sản xuất, vừa tham gia thị trường (sàn giao dịch nông sản); Mô hình hợp tác xã tích tụ, tập trung ruộng đất có quy mô lớn và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; Mô hình hợp tác xã nông nghiệp đảm nhiệm các dịch vụ đầu vào, sơ chế/chế biến và đầu ra trong chuỗi giá trị nông sản; Mô hình hợp tác xã ứng phó biến đổi khí hậu; Mô hình hợp tác xã phát triển nông lâm thủy sản bền vững; Mô hình hợp tác xã sản xuất sản phẩm OCOP, gắn với du lịch nông thôn, miền núi; Mô hình doanh nghiệp tham gia là thành viên hợp tác xã sản xuất chế biến nông lâm thủy sản; Mô hình hợp tác xã đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản và bảo vệ nguồn lợi cộng đồng.
– Đối với lĩnh vực phi nông nghiệp, mô hình hợp tác xã hoạt động xây dựng; Mô hình hợp tác xã giao thông vận tải; Mô hình hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp gắn với phục hồi và phát triển làng nghề truyền thống; Mô hình hợp tác xã dịch vụ vì cộng đồng (hoạt động lĩnh vực môi trường, y tế, giáo dục, quản lý chợ…).
Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và PTNT:
– Đầu mối hướng dẫn việc phối hợp và lồng ghép thực hiện Đề án vào các chương trình, đề án phát triển nông nghiệp khác theo đúng quy hoạch sản xuất và kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp;
– Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ các địa phương xây dựng kế hoạch, phương án hỗ trợ mô hình hợp tác xã nông nghiệp, kiểm tra tình hình thực hiện; tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án, đề xuất phương án nhân rộng mô hình hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả trong giai đoạn tiếp theo./
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Thúc đẩy xuất khẩu trái cây sang thị trường Nhật Bản
Ngày 12/1, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Lê Quốc Doanh đã có buổi làm việc với Ông Vũ Hồng Nam, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết: Thời gian qua, các dự án của Nhật Bản đã hỗ trợ đắc lực cho nông nghiệp Việt Nam phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp, nâng cấp hạ tầng, thúc đẩy đầu tư tư nhân, tăng cường nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh: Vấn đề mở cửa thị trường cho các sản phẩm nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường Nhật Bản rất quan trọng. Sản phẩm quả vải của Việt nam hiện đang được thị trường Nhật Bản đánh giá cao. Khối lượng quả vải Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản tuy chưa được nhiều nhưng đã tạo hiệu ứng tốt.
Về kế hoạch mở cửa thị trường cho quả nhãn của Việt Nam, hiện phía Nhật Bản đang tiến hành phân tích nguy cơ dịch hại. Hai bên đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ trao đổi kỹ thuật để Việt Nam sớm xuất khẩu nhãn tươi sang Nhật Bản.
Về tiềm năng xuất khẩu quả bưởi sang Nhật Bản, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết: Tỉnh Phú Thọ có giống bưởi đặc sản Đoan Hùng với diện tích 1.500 ha, năng suất 124 tạ/ha, sản lượng 15.004 tấn/năm. Bưởi Đoan Hùng đã được Cục Sở hữu Trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý năm 2006; năm 2015, sản phẩm bưởi Đoan Hùng là 1 trong số 59 thương hiệu sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt được vinh danh “Thương hiệu vàng nông nghiệp năm 2014”. Cục Bảo vệ Thực vật hiện đang đàm phán để xuất khẩu bưởi Đoan Hùng sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ.
Đại sứ Vũ Hồng Nam cho biết: Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản hiện đang phát triển rất tốt, điều này tạo nền tảng thuận lợi cho việc xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Việc tăng cường xuất khẩu nông sản sẽ giúp người nông dân trong nước thay đổi cung cách sản xuất theo hướng nâng cao hơn nữa chất lượng và giá trị gia tăng, để sản phẩm nông sản Việt Nam thâm nhập được vào các thị trường khó tính.
Theo Đại sứ, quả bưởi Việt Nam có triển vọng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản do nguy cơ dịch hại của quả bưởi ở mức thấp. Bên cạnh đó, Nhật Bản lại không có loại quả này. Đại sứ cho biết: Một số loại quả của Việt Nam không nằm trong danh sách kiểm dịch của Nhật Bản, cần công bố danh sách này để các doanh nghiệp nắm được, từ đó tăng cường xuất khẩu trái cây sang thị trường Nhật Bản.
Đại sứ cho biết, hiện khâu bảo quản nông sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa được tốt nên một số sản phẩm nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản mẫu mã vẫn chưa đẹp. Đại sứ đề nghị Bộ NN&PTNT cần đưa ra phương án tổng thể, loại quả nào có triển vọng vào thị trường Nhật Bản thì xúc tiến các bước đi cần thiết để xuất khẩu loại quả đó.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh mong muốn Đại sứ Vũ Hồng Nam đóng vai trò làm cầu nối, tăng cường hợp tác giữa các cơ quan quản lý nhà nước của hai Bộ NN&PTNT hai nước, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực tại Trung tâm tại Đại học Cần Thơ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Nguồn: Bộ NN&PTNT