Tập huấn “Thực hành sản xuất sản phẩm nông nghiệp theo phương pháp hữu cơ”
Ngày 3 tháng 4 năm 2021, Viện Ứng dụng công nghệ và phát triển nông nghiệp Việt Nam (Vitad Agri) hợp tác cùng Công ty cổ phần Giang Sơn tổ chức Buổi tập huấn “Thực hành sản xuất sản phẩm nông nghiệp theo phương pháp hữu cơ” tại Yên Thế, Bắc Giang.
Hội nghị tổng kết chương trình OCOP toàn quốc
Sáng ngày 23/3/2021 tại Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình OCOP do Phó thủ tướng chủ trì.
Tại Hội nghị có các doanh nghiệp từ Đắk Lắk là đối tác của Viện Ứng dụng công nghệ và phát triển nông nghiệp Việt Nam (Vitad-Agri) tham dự trưng bày sản phẩm.
HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC GIỮA VIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (VITAD AGRI) VÀ HỘI NÔNG DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Ngày 18/03/2021, Viện Ứng dụng công nghệ và phát triển nông nghiệp Việt Nam và Hội nông dân tỉnh Hòa Bình đã ký kết Biên bản hợp tác chiến lược.
Hình ảnh: Lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Viện Ứng dụng công nghệ và phát triển nông nghiệp Việt Nam (Vitad Agri) và Hội nông dân tỉnh Hòa Bình.
Hình ảnh: Thành viên Viện và Hội nông dân tỉnh Hòa Bình đi thăm vườn cam canh tác hữu cơ tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.
Hình ảnh: Cam tại vườn cam V2 chín muộn theo phương pháp canh tác hữu cơ tại Cao Phong – Hòa Bình
Phê duyệt Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 – 2025 định hướng đến năm 2030
Ngày 09/02/2021, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 194/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030. Với mục tiêu chung là hình thành và phát triển đa dạng các phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản theo chuỗi bền vững có ứng dụng thương mại điện tử và truy xuất nguồn gốc, phù hợp với điều kiện tự nhiên, trình độ, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và yêu cầu của thị trường (trong nước và quốc tế).
Theo đó, trên quan điểm là đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản phải gắn với quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chương trình xây dựng nông thôn mới và ứng dụng khoa học công nghệ. Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản phải phù hợp với đặc điểm, quy mô, cấp độ của lực lượng sản xuất, gắn với khả năng đáp ứng của mỗi loại nông sản; Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia kênh tiêu thụ nông sản nhằm tạo lập và duy trì các liên kết bền vững; Kế thừa những điểm mạnh của các phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản hiện có, giảm lượng nông sản tiêu thụ thông qua kênh tiêu thụ nông sản truyền thống (không liên kết) và tăng lượng nông sản tiêu thụ qua kênh liên kết và kênh hợp nhất gắn với việc ứng dụng thương mại điện tử, truy xuất nguồn gốc nông sản; Gắn liền với việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp đủ lực dẫn dắt, định hướng sản xuất và tiêu thụ nông sản theo tín hiệu thị trường (trong và ngoài nước) tại các vùng, địa phương sản xuất nông sản; Gắn với dự báo, định hướng thị trường, có đầy đủ thông tin liên quan đến nhu cầu của thị trường nhập khẩu.
Mục tiêu cụ thể của Đề án:
– Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn, đúng quy hoạch và yêu cầu của thị trường, trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, truy xuất nguồn gốc nông sản; gắn với đó là tổ chức thương mại trong nước, ngoài nước theo hướng hiện đại.
– Củng cố và phát triển mô hình hợp tác xã thương mại và dịch vụ như là một trung gian cần thiết giữa người nuôi, trồng với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, phân phối và ngân hàng, để tổ chức cung ứng đầu vào và tiêu thụ đầu ra cho nông dân.
– Xây dựng cơ chế ràng buộc, gắn kết giữa các chủ thể chính trong kênh tiêu thụ nông sản; thiết kế các chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích các chủ thể liên kết hữu cơ với nhau từ khâu cung ứng vật tư, sản xuất, đến tiêu thụ sản phẩm nông sản.
Theo đó, giải pháp để hoàn thành các mục tiêu của Đề án là rà soát, hoàn thiện chính sách về phát triển liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản; Tiếp tục thực hiện và hoàn thiện chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại.
Trong đó, trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
– Phối hợp Bộ Công Thương chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện Đề án này.
– Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hướng dẫn cụ thể việc triển khai thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/07/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp để hỗ trợ và tạo nguồn lực cho các chủ thể tham gia kênh tiêu thụ nông sản thời gian tới.
– Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng quy hoạch vùng sản xuất các mặt hàng nông sản chủ lực, có ưu thế của địa phương; quy hoạch các nhà máy chế biến nông sản phù hợp với quy hoạch sản xuất nhằm tạo điều kiện cho việc hình thành các vùng sản xuất nông sản tập trung gắn với truy xuất nguồn gốc, tạo nguồn cung hàng nông sản ổn định đảm bảo an toàn thực phẩm cho các doanh nghiệp kinh doanh nông sản.
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Doanh nghiệp Vương Thành Công – ĐắkLắk
Công ty TNHH SX & TM Vương Thành Công – ĐắkLắk – Đơn vị tiên phong trong việc chuyển đổi cây cà phê sang phương thức canh tác hữu cơ.
Viện VITAD-AGRI THUYẾT MINH ĐỀ ÁN: PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
Thuyết minh Đề án: Phát triển NNHC trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 do Viện Ứng dụng và Phát triển Nông nghiệp Việt Nam (VITAD-AGRI) thực hiện.
Logo Chứng nhận sản phẩm Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam
Hội thảo chuyên đề về Sáng kiến Chợ Thương mại Điện tử cho Nông sản: Chương trình Chợ Nhà Mình
Ngày 4/12 vừa qua, các chuyên gia của Viện Vitad-Agri đã cùng tham gia buổi Hội thảo chuyên đề về Sáng kiến Chợ Thương mại Điện tử cho Nông sản: Chương trình Chợ Nhà mình diễn ra tại Trung tâm Phụ nữ và Phát triển Số 20, Thụy Khê, Ba Đình, Hà Nội.
Về Dự án Chợ Nhà Mình
Chợ Thương mại điện tử: Chợ nhà mình www.chonhaminh.gov.vn (tiếng Việt) và www.myhomemarket.gov.vn (tiếng Anh) là dự án do Trung tâm Phân tích và Chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp triển khai thực hiện theo chỉ thị của UBND thành phố Hà Nội.
Chợ Nhà Mình được sử dụng để giới thiệu phương thức tiêu thụ thương mại online, kết nối người sản xuất nông nghiệp và người tiêu dùng, bảo đảm người tiêu dùng thực hiện giao dịch mua sản phẩm nông nghiệp trên sản điện tử được tiếp cận với các loại thương mại bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, có kiểm soát, có truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Hàng hóa thương mại được phép kinh doanh trên chợ là từ các chuỗi liên kết sản xuất an toàn, từ các mô hình sản xuất đã được chứng nhận (VietGAP, HACCP…), đã được thẩm định đủ các điều kiện để tham gia chợ…
Buổi hội thảo quy tụ nhiều đại diện từ nhiều tổ chức khác nhau như đơn vị sản xuất (Hợp tác xã Hoàng Long,..); đơn vị thương mại (Chuỗi cửa hàng thực phẩm Bác Tôm,…); các Viện nghiên cứu (Viện Rau Củ Việt Nam, Viện Vitad-Agri, Trường ĐH Nông nghiệp,..); cơ quan quản lí (Trung tâm Phân tích và Chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp,..)
Tại hội thảo có 2 vấn đề chính được đưa ra thảo luận và xin ý kiến. Một là, thiết lập nền tảng công khai cho thị trường giao dịch của Chợ nhà mình, trong đó tập trung đi sâu vào làm thế nào để thiết lập nền tảng giao dịch trực tuyến trực tiếp giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng, đồng thời đảm bảo sự quản trị công khai của nền tảng. Hai là, cách thức vận hành của Chợ mình, trong đó đề xuất ra các giải pháp nhằm thu hút khách hàng mới (bao gồm nhà cung cấp và người tiêu dùng) cũng như đảm bảo việc nhà cung cấp địa phương tuân thủ đầy đủ những tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
Theo GS.TS Ngô Thị Thuận – Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Vitad-Agri nhận định, một trang thương mại điện tử thành công cần hội tụ đủ 5 yếu tố: Phần cứng, phần mềm, thủ tục, con người và dữ liệu. Trong đó, vấn đề cập nhật dữ liệu thường xuyên nên được chú trọng hàng đầu để giúp khách hàng có trải nghiệm tốt nhất.
Bên cạnh đó, vấn đề về truyền thông và thương hiệu cũng được nhiều đại biểu quan tâm. Hiện nay, Chợ nhà mình vẫn chưa được truyền thông đến đại chúng một cách bài bản, chưa tiếp cận được đối tượng khách hàng trẻ và trung tuổi.
Qua những ý kiến đóng góp tại buổi Hội thảo, hi vọng Chợ nhà mình sẽ có thêm nhiều thay đổi tích cực và phát triển hơn nữa, tiến tới trở thành Chợ nông sản trực tuyến số 1 Việt Nam.
Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp “Phát triển sản xuất chè an toàn theo hướng hữu cơ”
Ngày 29-30/10/2020, tại Thành phố Thái Nguyên, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Thái Nguyên tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Sản xuất chè an toàn theo hướng hữu cơ”.
Tham dự diễn đàn hơn 200 đại biểu đại diện Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chè, Trường Đại học Thái Nguyên, Hiệp hội chè Việt Nam; đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Khuyến nông, các hộ nông dân sản xuất chè tiêu biểu các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Thái Nguyên cùng một số hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, tính đến hết năm 2019, diện tích chè cả nước đạt khoảng 123 nghìn héc-ta. Mặc dù diện tích trồng có xu hướng giảm nhưng diện tích chè kinh doanh luôn ổn định với 115 nghìn héc-ta và năng suất tăng mạnh. Năng suất chè năm 2019 đạt 94,8 tạ/ha, cao nhất từ trước đến nay. Sản lượng chè giai đoạn 2011 – 2019 tăng từ 878 nghìn lên hơn 1,02 triệu tấn. Một số tỉnh có tốc độ tăng năng suất và sản lượng nhanh như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Nghệ An, Hà Tĩnh và Phú Thọ. Ðạt được điều đó là nhờ các địa phương mở rộng diện tích sản xuất theo hướng an toàn và liên kết, bảo đảm đầu ra, giúp tăng thu nhập nên người trồng yên tâm sản xuất. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã hình thành được trên 186 chuỗi liên kết sản xuất chè đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, với diện tích chè đã thực hiện liên kết theo chuỗi trên 10% diện tích chè kinh doanh. Tại tỉnh Tuyên Quang, diện tích chè đã thực hiện liên kết theo chuỗi là trên 1.500 ha, đạt trên 18% diện tích chè toàn tỉnh. Tại các tỉnh Phú Thọ, Sơn La, Nghệ An cũng đã hình thành nhiều mối liên kết giữa doanh nghiệp với người trồng chè thông qua các chuỗi cung ứng sản phẩm, ký kết hợp đồng liên kết thu mua chè búp tươi.
Đứng trước thực tế hiện nay, người tiêu dùng ngày càng khắt khe trong lựa chọn sản phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng với quy trình sản xuất thân thiện với môi trường thì việc chuyển hướng sang nền nông nghiệp hữu cơ, không hóa chất là hướng đi tất yếu. Và ngành sản xuất chè cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó.
Ông Phạm Văn Sỹ – Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết: Tại Thái Nguyên, hầu hết diện tích chè được sản xuất theo hướng áp dụng quy trình sản xuất chè an toàn. Nhiều hợp tác xã đã dần chuyển hướng sản xuất sản phẩm chè hữu cơ. Đến nay diện tích chè áp dụng sản xuất hữu cơ đạt khoảng 110ha trên tổng số gần 22.400ha chè toàn tỉnh.
Phát biểu tại diễn đàn, ông Lê Quốc Thanh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, cho biết: Để đẩy nhanh tuyên truyền, phổ biến ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất chè nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn an toàn; xây dựng các mô hình tổ chức liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần ổn định đầu ra cho sản phẩm, tạo ra vùng sản xuất chè hàng hóa tập trung đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất chè, từ năm 2017, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã triển khai nhiều dự án khuyến nông trung ương về sản xuất chè an toàn, liên kết chuỗi giá trị. Các mô hình này đang thể hiện rất hiệu quả ở hầu hết các địa phương.
Điển hình như Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất chè an toàn nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2017-2019” do Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên triển khai thực hiện tại 06 tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang và Hà Tĩnh đã xây dựng 06 mô hình tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh với 21 tổ nhóm liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm với sự tham gia của 06 doanh nghiệp. Dự án đã góp phần tăng năng suất, chất lượng chè búp, ổn định đầu ra cho sản phẩm, tăng thu nhập cho người sản xuất từ 26 – 80 triệu đồng/ha (tùy từng địa phương) so với sản xuất ngoài mô hình.
Dự án “Phát triển mô hình trồng chè giống mới, mô hình thâm canh chè an toàn và liên kết chuỗi chế biến, tiêu thụ nguyên liệu giai đoạn 2018-2020” do Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc triển khai thực hiện tại 6 tỉnh: Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu và Nghệ An. Dự án đã xây dựng 06 mô hình thâm canh chè an toàn, tổng quy mô diện tích 110 ha/năm, năng suất chè bình quân đạt từ 12,36-18,5 tấn/ha, tăng 27% so với sản xuất ngoài mô hình, sản phẩm chè búp đạt tiêu chuẩn chất lượng chè an toàn.
Tại diễn đàn, một số hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất, chế biến chè tiêu biểu cũng trao đổi một số khó khăn trong sản xuất, chế biến chè an toàn, chè hữu cơ hiện nay. Các đại biểu kiến nghị các cơ quan chức năng tạo điều kiện cho các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất chè an toàn tham gia các chương trình xúc tiến thương mại kết nối cung cầu xây dựng mô hình chuỗi, hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, quy hoạch vùng sản xuất chè hữu cơ làm cơ sở mở rộng diện tích chè thâm canh hữu cơ; đồng thời được hỗ trợ vốn, tiếp cận tín dụng với lãi suất ưu đãi để các doanh nghiệp, hợp tác xã mở rộng diện tích sản xuất chè an toàn theo hướng hữu cơ.
Trong chương trình của diễn đàn, buổi chiều ngày 29/10/2020 các đại biểu đã đi thăm mô hình sản xuất chè an toàn theo hướng hữu cơ và cơ sở chế biến chè tại HTX chè Hảo Đạt, xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Nguồn: Bộ NN&PTNT
Lễ Công bố thành lập Trung tâm Sản xuất Phân bón Hữu cơ, Cung cấp Vật tư Dịch vụ Nông nghiệp Vitad-Agri Phú Thọ
Ngày 25/10 vừa qua, tại Phú Thọ đã diễn ra Lễ Công bố thành lập Trung tâm Sản xuất Phân bón Hữu cơ, Cung cấp Vật tư Dịch vụ Nông nghiệp Vitad-Agri Phú Thọ.
Sự ra đời của Trung tâm Vitad-Agri Phú Thọ đánh dấu bước chuyển mình mới cho sự phát triển, lan tỏa giá trị của ngành Nông nghiệp hữu cơ của địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
Buổi lễ có sự góp mặt đông đủ của chính quyền địa phương và lãnh đạo Viện Vitad-Agri cũng như toàn bộ Cán bộ Trung tâm Vitad-Agri Phú Thọ. Hãy cùng điểm qua một số hình ảnh tại Lễ công bố nhé!